Bàn tay cầu nguyện

village 3Vào thế kỷ thứ 15, có một gia đình với 18 đứa con sống trong một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg . Mười tám! Chỉ lo đủ thức ăn cho đám trẻ này, ông bố – chủ gia đình, một thợ kim hoàn chuyên nghiệp, phải làm việc gần 18 giờ mỗi ngày ở cửa hàng và làm thêm bất cứ việc vặt nào ông kiếm được trong làng. Mặc dù điều kiện sống của họ có vẻ khó khăn, hai cậu con lớn nhà Albrecht Durer lại có một ước mơ. Cả hai muốn theo đuổi tài năng nghệ thuật, nhưng chúng hiểu rất rõ rằng cha chúng sẽ không bao giờ có khả năng tài chính gửi chúng đến học tại học viện Nuremberg.

Sau rất nhiều cuộc trao đổi dài trong đêm trên chiếc giường chật cứng, cuối cùng cả hai cậu vạch ra một thoả thuận. Chúng sẽ tung đồng xu. Người thua sẽ đi làm gần khu hầm mỏ, và với số tiền kiếm được, sẽ giúp đỡ người kia đi học tại học viện. Rồi sau đó, khi người thắng cuộc đã hoàn tất chương trình học 4 năm của mình, sẽ giúp đỡ người còn lại vào học ở học viện, bằng cách bán các tác phẩm nghệ thuật hoặc nếu cần thiết, cũng có thể làm việc tại khu mỏ. Họ tung đồng xu sau buổi lễ sáng chủ nhật. Albrecht Durer thắng và đi Nuremberg.

Albert làm việc trong một khu hầm mỏ nguy hiểm và, trong bốn năm tiếp theo, đã giúp đỡ tiền bạc cho cậu em trai, người có những tác phẩm gần như thành công nhanh chóng. Những bản chạm khắc kim loại, tranh khắc gỗ, và tranh sơn dầu của anh vượt xa những tác phẩm của hầu hết các giáo sư. Và vào lúc tốt nghiệp, anh bắt đầu kiếm được khá nhiều tiền nhờ các tác phẩm của mình.

Durer_self_portarit_28Khi chàng nghệ sĩ trẻ trở về làng, gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc tối trên bãi cỏ để mừng Albrecht vinh quy. Sau bữa ăn dài và đáng nhớ, đầy tiếng cười vui và âm nhạc, Albrecht đứng lên từ chỗ ngồi danh dự ở đầu bàn, nâng cốc rượu chúc mừng người anh trai đã hi sinh ngần ấy năm để Albrecht hoàn thành tâm nguyện. Anh kết thúc bằng lời hứa: “Và giờ đây, Alberd, người anh trai thánh thiện, giờ đã đến lượt anh! Anh hãy đến Nuremberg để theo đuổi giấc mơ, và em sẽ ủng hộ anh.”

Mọi cái đầu háo hức chờ đợi quay về tận cuối bàn, nơi Alberd ngồi, lệ tràn trên gương mặt tái xanh, lắc mái đầu thấp bé trong tiếng nức nở lặp đi lặp lại: “Không… không… không… không.”

Cuối cùng, Alberd đứng lên và lau sạch nước mắt trên má. Anh nhìn vội dọc theo chiếc bàn dài vào những gương mặt anh yêu thương, và rồi, đặt bàn tay trên má phải, anh nói nhẹ nhàng, “Không, em trai. Anh không thể đến Nuremberg được. Đã quá trễ với anh. Nhìn này… Nhìn xem bốn năm trong hầm mỏ đã làm gì đôi bàn tay anh! Từng ngón tay đã bị vỡ xương ít nhất một lần, và gần đây anh đã phải chịu đựng chứng viêm khớp rất tệ ở tay mặt, đến nỗi thậm chí anh không thể cầm nỗi ly rượu uống chúc mừng em, càng không thể vẽ những nét mảnh mai trên giấy da hay trên vải với cây bút chì hoặc chiếc bàn chải. Không, em à… đối với anh, đã quá muộn rồi.”

Đã hơn 450 năm trôi qua. Giờ đây, hàng trăm bức chân dung tài hoa, bức phác họa bằng chì và nhũ bạc, màu nước, chì than, gỗ khắc và đồng đỏ của Albrecht Durer treo trong từng viện bảo tàng lừng danh thế giới, nhưng rất có thể bạn, cũng giống như mọi người, thấy thân thuộc với chỉ duy nhất một tác phẩm của Albrecht Durer. Còn hơn là chỉ cảm thấy thân thuộc, rất có thể bạn có một bản tranh chép treo trong nhà hay trong văn phòng.

praying hands

Một ngày, lâu lắm rồi, để tỏ lòng tôn kính Albert về đức hi sinh của anh, Albrecht Durer đã cẩn trọng vẽ đôi bàn tay lam lũ của anh trai với lòng bàn tay áp vào nhau và những ngón tay gầy guộc duỗi thẳng hướng lên trời. Ông gọi bức tranh tài nghệ của mình một cách đơn giản là “Đôi tay”, nhưng toàn thế giới gần như ngay lập tức đón nhận kiệt tác này và đặt lại tên cho tặng vật của tình yêu là “Bàn tay cầu nguyện.”

Khi bạn thấy bản sao của bức tranh gây xúc động này, xin bạn hãy ngắm lại lần nữa. Hãy để bức tranh nhắc bạn, nếu bạn cần một lời nhắc nhở, rằng không chỉ một người, không bao giờ chỉ có một người, đã một mình tạo nên bức tranh này!

Phạm Kiêm Yến dịch
(Trích từ “A Better Way To Live” của Og Mandino).

.

The Praying Hands

toss a coinBack in the fifteenth century, in a tiny village near Nuremberg, lived a family with eighteen children. Eighteen! In order merely to keep food on the table for this mob, the father and head of the household, a goldsmith by profession, worked almost eighteen hours a day at his trade and any other paying chore he could find in the neighborhood. Despite their seemingly hopeless condition, two of Albrecht Durer the Elder’s children had a dream. They both wanted to pursue their talent for art, but they knew full well that their father would never be financially able to send either of them to Nuremberg to study at the Academy.

After many long discussions at night in their crowded bed, the two boys finally worked out a pact. They would toss a coin. The loser would go down into the nearby mines and, with his earnings, support his brother while he attended the academy. Then, when that brother who won the toss completed his studies, in four years, he would support the other brother at the academy, either with sales of his artwork or, if necessary, also by laboring in the mines. They tossed a coin on a Sunday morning after church. Albrecht Durer won the toss and went off to Nuremberg.

hand worker 2Albert went down into the dangerous mines and, for the next four years, financed his brother, whose work at the academy was almost an immediate sensation. Albrecht’s etchings, his woodcuts, and his oils were far better than those of most of his professors, and by the time he graduated, he was beginning to earn considerable fees for his commissioned works.

When the young artist returned to his village, the Durer family held a festive dinner on their lawn to celebrate Albrecht’s triumphant homecoming. After a long and memorable meal, punctuated with music and laughter, Albrecht rose from his honored position at the head of the table to drink a toast to his beloved brother for the years of sacrifice that had enabled Albrecht to fulfill his ambition. His closing words were, “And now, Albert, blessed brother of mine, now it is your turn. Now you can go to Nuremberg to pursue your dream, and I will support you.”

All heads turned in eager expectation to the far end of the table where Albert sat, tears streaming down his pale face, shaking his lowered head from side to side while he sobbed and repeated over and over, “No … no … no … no.”

Finally, Albert rose and wiped the tears from his cheeks. He glanced down the long table at the faces he loved, and then, holding his hands close to his right cheek, he said softly, “No, brother. I cannot go to Nuremberg. It is too late for me. Look … look what four years in the mines have done to my hands! The bones in every finger have been smashed at least once, and lately I have been suffering from arthritis so badly in my right hand that I cannot even hold a glass to return your toast, much less make delicate lines on parchment or canvas with a pen or a brush. No, brother … for me it is too late.”

praying hands 1More than 450 years have passed. By now, Albrecht Durer’s hundreds of masterful portraits, pen and silver-point sketches, watercolors, charcoals, woodcuts, and copper engravings hang in every great museum in the world, but the odds are great that you, like most people, are familiar with only one of Albrecht Durer’s works. More than merely being familiar with it, you very well may have a reproduction hanging in your home or office.

One day, long ago, to pay homage to Albert for all that he had sacrificed, Albrecht Durer painstakingly drew his brother’s abused hands with palms together and thin fingers stretched skyward. He called his powerful drawing simply “Hands,” but the entire world almost immediately opened their hearts to his great masterpiece and renamed his tribute of love “The Praying Hands.”

The next time you see a copy of that touching creation, take a second look. Let it be your reminder, if you still need one, that no one–no one–ever makes it alone!

Quoted from: “A Better Way To Live” by Og Mandino

13 thoughts on “Bàn tay cầu nguyện”

  1. Chào chị Yến!
    Câu chuyện thật xúc động chị ạ! Nét đẹp của thế giới tâm linh, hay nét đẹp của thế giới hiện thực, rất cần sự hiệp ý. Sự hy sinh của người anh, sự cảm phục của người em, đã tạo nên đôi bàn tay cầu nguyện đầy thánh thiện!
    Cảm ơn chị! Chúc chị ngày an lành!!!

    Like

  2. Hi Tâm,

    Chị cũng rất cảm động khi dịch bài này.

    Thương người anh, Alberd, khi “Anh nhìn vội dọc theo chiếc bàn dài vào những gương mặt anh yêu thương”. Hoàn toàn không một chút oán trách, không một chút ganh tị nào đối với những vất vả của mình và trước thành công của em. Một tấm lòng vàng!

    Thương người em, danh hoạ Albrecht Durer, đã vẽ không chỉ bằng đôi bàn tay tài hoa, mà bằng cả trái tim yêu, tình yêu và lòng tri ân của mình trước lòng hi sinh của anh. Tình yêu đã làm cho bức tranh có hồn. Và bây giờ, dù mình có biết hay không biết huyền thoại về bức tranh Bàn tay cầu nguyện này, bức tranh vẫn lay động con tim mình, vẫn gây xúc động mạnh, vẫn làm dâng tràn trong tim mình một tình yêu bao la và thánh thiện, phải không Tâm?

    Cám ơn em đã chia sẻ cảm xúc này với chị.

    Chúc Tâm ngày mới hạnh phúc trong tình yêu, theo nghĩa rộng nhất của từ Yêu 😛 😀 🙂

    Like

  3. Câu chuyện thật cảm động em à.
    Cần những câu chuyện như thế này cho các bạn trẻ- và cả chúng ta đọc lại.
    Em dịch tiếp nhé.
    Bản dịch ngọt ngào lắm em.

    🙂 😀 😀 😛

    Like

  4. mai mắn thay em không có anh trai , vì như thế em sẽ không trải qua cảm giác mà Albrecht Durer đã chịu đựng.
    nhưng còn những người khác , cha mẹ ông bà thầy cô bạn bè , phải nhìn lại các mối quan hệ thôi chị ạ . bởi có nhiều người hi sinh âm thầm mà chúng ta không biết đến
    __có lẽ em sẽ quên đi điều đó nếu không gặp được chị ở đây. mong là lần sau có 1 Albrecht Durer , Albrecht Durer trở về thăm anh trai khi anh ấy bị chấn thương ở tay ngay lần đầu tiên.
    __ không có người anh , người em sẽ không trở thành nhân vật của thế giới, để trở thành một nhà nghệ thuật với những tác phẩm nỗi tiếng bất hữu Albrecht Durer đã mất đi người anh.

    Like

  5. Hi mdog,

    Chị đồng ý với em! Chúng mình nên nhìn lại các mối quan hệ của mình với những người thân yêu. Để trân trọng kịp thời những hi sinh thầm lặng, hiển nhiên phải có, của bao người xung quanh mình, mà có khi mình vô tình không biết.

    Nhưng có lẽ mình cũng không nên quá khe khắt với Albrecht Durer. Leon Tolstoi từng nói “Hạnh phúc luôn giống nhau, nhưng bất hạnh thì mỗi nhà mỗi vẻ”. Mình cũng không biết chính xác là trong suốt bốn năm học đó, Albrecht Durer có điều kiện về thăm nhà để nhận biết sự vất vả chịu đựng của anh trai hay không. Hay chính Albrecht Durer cũng chật vật vừa học vừa làm kiếm tiền trang trải học phí. Em cũng hình dung được, trong một gia đình đông người như vậy, dù Alberd có lao động miệt mài dưới hầm mỏ như thế nào thì đồng lương cũng không thể vừa phụ cha nuôi các em, vừa lo đủ học phí của Albrecht được!

    Chị hiểu ý của em. Em thật sự là một người sống nghiêm túc và có trách nhiệm. Nhưng nên chăng mình nên mở lòng thông hiểu với Albrecht Durer, cũng như với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt khác rất thường gặp trên đời này, để bớt đi một lời chê trách. Sao mình không tưởng tượng một kết thúc có hậu hơn, khi Albrecht giờ đây có điều kiện lo liệu cho cả gia đình, cho cha già, em dại, và đương nhiên là có anh Alberd? Chị không nghĩ là Albrecht mất đi người anh, vì nếu như thế, hi sinh của Alberd còn có nghĩa gì?

    Cảm ơn chia sẻ của em rất nhiều. Chúc em ngày hạnh phúc trong yêu thương 😛

    Like

  6. Sự thành công của một người thường có được bằng sự hy sinh của ít nhất một người khác. Phải vậy không Yến ơi? Chúc Yến thật nhiều niềm vui.
    ( hi hi..Mọi người đừng cười khi thấy mình hồi âm hơi bị nhìu nhe. Được một bữa thoải mái với dotchuoinon í mờ )

    Like

  7. Có đọc bài em mới thấy hết ý nghĩa trong tấm hình , đôi bàn tay ở tấm hình đen trắng đẹp quá chị à!

    Like

  8. @ Hi chị Ngọc Hoa,

    Cám ơn chị đã đồng cảm với em. Em cũng cảm thấy mỗi người trong chúng ta đều đã và đang nhận tình yêu thương, và đi kèm là sự ưu ái, của những người thân yêu. Chỉ khác nhau ở mức độ thôi: với người này thì đó là cả một sự hi sinh lớn, với người khác thì đó chỉ là sự nhường nhau nho nhỏ thôi. Những người càng nổi danh thì lại càng nhận được nhiều những hi sinh thầm lặng của người thân yêu, hay chí ít cũng là của một người, như nhận xét của chị, để giúp họ toàn tâm toàn ý cho mục đích họ đang theo đuổi. Nếu họ thành công và đạt được tâm nguyện, thì chính điều đó đã làm đẹp lòng người chấp nhận hi sinh rồi, phải không chị?

    Chúc chị ngày thật đẹp và nồng nàn hương café Balmé 😀

    @ Hi anh Ái,

    Nhờ dịch bài này, Yến mới cảm hết cái hồn của bức tranh. Đẹp quá phải không anh?

    Theo Yến biết thì bức tranh nổi tiếng của Albrecht Durer được vẽ đen trắng (chính xác là xám – trắng) trên nền giấy xanh. Hiện giờ Bàn tay cầu nguyện được tái hiện lại trên rất nhiều chất liệu. Một trong những tái hiện đó là bức chạm gỗ mà anh thấy ở cuối bài. Nhiều nhà thờ trưng bày những bản khắc gỗ, khắc kim loại Bàn tay cầu nguyện lắm, anh Ái ạ.

    Chúc anh chủ nhật vui nhiều 😛

    Like

  9. Chị dala ơi, cám ơn chị đã động viên em.

    Chủ nhật vui nhiều với trời trong mây trắng và your dear nha chị 😛 😀 🙂

    Like

  10. Huệ ơi,

    Cám ơn chị đã khen, để động viên em, như chị vẫn thường làm thế với bất kỳ một cố gắng nào của em.

    Em rất cảm động khi dịch bài này. Giờ đây, tương tự với bức tranh Cô gái đeo hoa tai ngọc trai, em lại có cảm giác hoàn toàn mới khi ngắm Bàn tay cầu nguyện. Thay vì chỉ ngưỡng mộ một kiệt tác, trong em dâng tràn sự trân trọng và lòng yêu thương, chị ạ. Một bàn tay đẹp hoàn hảo và thánh thiện biết chừng nào, phải không chị?

    Chúc chị chủ nhật ngọt ngào hạnh phúc 😛 😀

    Like

  11. Chị Kim Yến ơi !
    Câu chuyện chị dịch thật là cảm động .Đôi bàn tay cầu nguyện mà Abrecht Durer đã thành một tuyệt tác vì tất cả tình yêu thương và lòng tri ân của tác giả đã thổi hồn cho tác phẩm của mình ,ghi nhận công lao quá ư là đặc biệt của người anh đã dành cho mình .
    Đôi tay anh gầy guộc
    Dâng ngài những tháng ngày
    Bao lao công khó ngọc
    Mồ hôi thấm mắt cay .

    Chấp đôi tay nguyện cầu
    Tình yêu thương nhiệm mầu
    Ngài chở che nâng đở
    Tạ ơn người khắc sâu.
    HP

    Like

Leave a comment