Summer 42

Chào các bạn,

Summer of ’42 hay Summer 42 là cuốn phim tình cảm năm 1971, dựa trên hồi ký của nhà viết truyện phim Harman Raucher, về mối tình một chiều của ông lúc ông là một cậu teen nhỏ, mùa hè 1942, đi nghỉ hè ở Nantucket Island, gần Boston, Massachusett, yêu một chiều một phụ nữ tên Dorothy, có chồng đã đi chiến sự trong thế chiến thứ 2. Đây là một mối tình một chiều, rất trong sáng, của một cậu teen, như bao cậu teen khác thầm lặng yêu tha thiết, một chiều, cô giáo hay chị nào đó của mình. Continue reading Summer 42

Cảm hứng từ bức tranh “Quo Vadis, Domine?” – Từ tác phẩm tiểu thuyết cũng như bộ phim cùng tên

Giữa bóng đêm chập chùng ẩn tàng ánh nắng của hừng đông, giữa thực tại u buồn của tang thương chết chóc, mầm sống của sự Phục sinh đang âm thầm trỗi dậy. Đứng trước cảnh tượng kinh hoàng, tàn bạo mà các tín hữu Kitô đang phải hứng chịu do sắc chỉ của hoàng đế Nêrô, không ai mà không cảm thấy bàng hoàng, sợ hãi. Tự trong thâm tâm con người vốn yếu đuối, sợ đau đớn, chết chóc gặp thảm trạng trên thì chạy trốn, để bảo toàn mạng sống.

Màu sắc tương phản trong bố cục của bức tranh cho thấy cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa chạy trốn và dũng cảm đối diện… luôn đeo đuổi, giằng xé con người trong cuộc sống, trong những chọn lựa. Tuy nhiên, người tín hữu cần dứt khoát để chọn lựa theo thánh ý và đường lối Chúa cho dù phải trả giá bằng những đớn đau, thiệt thòi… nhưng đem lại sự tự do đích thực của con cái Chúa.

Quo Vadis Domine
Continue reading Cảm hứng từ bức tranh “Quo Vadis, Domine?” – Từ tác phẩm tiểu thuyết cũng như bộ phim cùng tên

Đường Trường Sơn – huyết mạch chi viện từ Bắc vô Nam (4 bài)

Đường Trường Sơn – ‘bát quái trận xuyên rừng’ đánh Mỹ

Mạng lưới 26 trục đường dọc ngang, xuyên ba nước Đông Dương đã đưa hơn hai triệu bộ đội vào Nam ra Bắc dưới bom đạn, khiến quân Mỹ “không cách nào ngăn cản nổi”.

Hội thảo Vai trò Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch chống Mỹ cứu nước năm 1971-1975 do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cùng Binh đoàn 12 tổ chức ngày 17/5 thu hút hơn 60 tham luận của các nhà nghiên cứu, tướng lĩnh từng chiến đấu giai đoạn này. Kéo dài hơn ba giờ, hội thảo làm rõ đóng góp của bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, vai trò của đường Trường Sơn khi vừa là tuyến chi viện chiến lược vừa là nơi đấu trí, đấu lực với đối phương.

‘Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm’

Tháng 5/1959, đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) nhận nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, nối thông liên lạc, đưa bộ đội, cán bộ vào Nam ra Bắc theo yêu cầu chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất ý tưởng về tuyến đường chi viện, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành kiến trúc sư, chỉ huy việc thực thi.

Continue reading Đường Trường Sơn – huyết mạch chi viện từ Bắc vô Nam (4 bài)