Category Archives: Lĩnh Nam Chích Quái

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Bánh chưng

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Bánh chưng

Bài học Cao Lỗ

 

DCN – Hiểu thêm về Cao Lỗ trong Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần đá Cao Lỗ

Thanh NiênBáo cáo khoa học trong hội thảo Cao Lỗ – danh tướng thời dựng nước hôm qua 16.1 tại Hà Nội không chỉ làm sáng tỏ tài năng quân sự của ông, mà còn cho thấy việc mất nước thời Cao Lỗ là do mất cảnh giác chứ không phải vìtiềm lực quân sự.

“Chuyện Cao Lỗ chế tạo nỏ Liên Châu phần nhiều được phản ánh qua truyền thuyết dân gian đượm màu thần thoại”, PGS-TS Lê Đình Sỹ, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, cho biết. Tuy nhiên, với các nghiên cứu thư tịch, khảo cổ học gần đây, bức màn huyền thoại về nỏ thần Cao Lỗ đã được vén lên.

 Mũi tên đồng Cổ Loa trưng bày tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Mũi tên đồng Cổ Loa trưng bày tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Continue reading Bài học Cao Lỗ

Lĩnh Nam Chích Quái – Lời Cuối

Qua tổng cộng 41 truyện, chúng ta thấy Lĩnh Nam Chích Quái là một kho tàng tâm linh, triết lý, văn hóa, và tâm l‎ý Việt. Các truyện này nói đến tư duy của người Việt từ thuở xa xưa về nguồn gốc, sứ mệnh, lối sống và mơ ước của mình. Thần thoại là trình bày bề mặt, nằm ẩn bên sau huyền thoại là những nghĩa l‎ý vừa triết lý vừa thực dụng, như tất cả các các phẩm lớn khác của nhân loại trong mọi nền văn hóa cổ.

Vấn đề của chúng ta là giải mã những huyền thoại đó cho cuộc sống của ta hôm nay. Huyền thoại là những cây cổ thụ luôn luôn sống với thời gian và nghĩa l‎ý của huyền thoại luôn luôn thay đổi theo thời gian, để chiếc áo xưa luôn luôn có thể là chiếc áo mới khít khao vừa vặn và sắc màu với đời sống hôm nay.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Lời Cuối

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Phạm Tử Hư

Lều chõng đi thi
Vào thòi Lý Huệ Tông (1), có người tên Tử Hư ở xã Nghĩa Lư, huyện Cẩm Giàng, gia đình bần hàn, dời nhà sang sinh sống ở làng Hoa Phong. Lúc nhỏ mồ côi, theo thầy là Dương Trạm (tự là Công Trực), Tử Hư rất ham học, thông minh, hiếu kính và vâng lời dạy bảo của thầy.

Khi Công Trực mất, con còn nhỏ dại, không có tiền để làm đám tang. Tử Hư về nói với mẹ rằng: “Nhà thầy nghèo, con cái còn bé. Nhà ta còn được mấy mẫu ruộng?”. Mẹ nói: “Nhà ta để lại cho con tất cả 6 sào ruộng”. Tử Hư vừa khóc vừa xin với mẹ rằng: “ Xin mẹ đem bán đi 2 sào, lấy tiền giúp đỡ nhà thầy”. Bà mẹ cũng khóc theo, rồi đem bán 2 sào ruộng được tất cả 30 quan tiền. Tử Hư liền đem đến giúp đỡ việc tang ma. Lại cho dựng lều bên mộ thầy, ngày đêm hương đèn cúng vái xong đến 3 năm mới trở về nhà.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Phạm Tử Hư

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Ni sư Đức Hạnh

Sư bà ở Thanh Lương họ Phạm, một gia tộc ở đất Giao Chỉ. Bà xuất gia tu hành ở đất Thanh Lương, giả trang để tu khổ hạnh, tu hành tinh tấn cần mẫn, thông suốt đạo mầu. Bà thường hay thiền định, có đạo cốt trông giống như các vị La Hán, nên có nhiều thiện nam tín nữ xa gần đều ngưỡng mộ, tôn bà lên bậc tôn sư ngang hàng với các vị cao tăng đức hạnh. Năm Hồng Vũ (1), vào đời vua Trần Nghệ Tông bà được sắc phong làm Huệ Thông Đại Sư, sống ở núi Vọng Đông.

Một ngày kia, bà bỗng nhiên nói với đệ tử rằng: “Ta muốn lấy thân xác ta cho cọp, beo”. Rồi một buổi chiều, bà lên núi ngồi thiền trên một tảng đá, tuyệt thực nhiều ngày. Cọp beo ngày ngày vây quanh, nhưng đều không dám động đến bà. Sau đó, các đệ tử khẩn cầu bà trở về am tu, thuyết pháp cho mọi người nghe. Xong, bà viên tịch, hưởng thọ được hơn 80 tuổi. Sau lễ Trà tì, có nhiều Xá lợi để lại, được quan sở tại dựng chùa cất giữ, thờ phụng.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Ni sư Đức Hạnh

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Thần Châu Long Vương

Người đời truyền nhau răng Thần chính là tinh của thần Viêm Quân.

Xưa, ở làng Kiêu Hãn, huyện Hồng Lộ, có hai anh em họ Đặng, một người tên Thứ, một người tên Xạ. Cả hai đều làm nghề đánh cá. Một hôm, trông thấy một vật lạ, hình dạng như khúc gỗ, dài độ ba thước, màu sắc như trứng chim, theo thủy triều dạt tới. Họ nhặt lấy đem về. Đêm đến, bỗng nhiên nghe trong khúc gỗ có tiếng nói như hai người đang trò chuyện với nhau, hai người hoảng sợ, lại đem vứt xuống dòng sông rồi dời thuyền đến bãi khác để nghỉ. Sau, hai người mơ thấy có người đến nói: “Tôi vốn phi tần của Đông Hải Long vương. Trước kia, vì giao hoan với Viêm Quy, sợ Đông Hải Vương biết được, cho nên gửi cho các ông trông giữ, chớ để vật khác chạm phải. Sau này, nó trưởng thành nhất định sẽ ban phước cho, đừng có lo gì khác”.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Thần Châu Long Vương

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Uy Hiển Bạch Hạc

(Đền thờ ở Sông Tam Hiệp, huyện Bạch Hạc)

Đền Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Theo truyện Giao Châu ký của Triệu Công thì thần hiệu là Thổ Lệnh. Năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, Lý Thường Minh khi mới đến nhiệm sở làm Đô đốc Phong Châu, thấy sông núi nơi đây kỳ vĩ, liền cho dựng đền có ba bức tượng để thờ. Trước đền định chạm đúc tượng thần hộ pháp. Vì chưa biết linh ứng thế nào, nên thắp hương khấn rằng: “Các vị thần ở đây, nếu hiển linh, xin mau hiện hình để khắc làm tượng”. Đêm ấy, Thường Minh mơ thấy hai người, dáng vẻ tuấn nhã, mỗi người đều mang theo quân lính, gọi nhau đến trước màn trướng. Thường Minh hỏi :”Các ông tên họ là gì?”. Một người trả lời tên là Thổ Lệnh, người kia tên là Thạch Khanh”. Thường Minh muốn hai người thi đấu tài năng, ai thắng sẽ đứng trước. Thạch Khanh nhảy tót sang bờ sông bên kia, đã thấy Thổ Lệnh ở bên đó rồi. Thạch Khanh lại nhảy sang bờ bên này, lại thấy Thổ Lệnh ở bờ bên này rồi. Thế nên Thổ Lệnh đứng trước. Pho tượng uy linh, người trong châu kính cẩn thờ phụng, làm phúc thần nơi ngả ba sông.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Uy Hiển Bạch Hạc

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Thổ địa Đằng Châu

Cung cấm Đền Mây thờ 3 pho tượng: Phạm Bạch Hổ (bên phải), Phu nhân (bên trái) và Thánh mẫu (ở giữa)
Theo Sử ký của Đỗ Thiện thì thần vốn là thần thổ địa ở miếu cổ đất Đằng Châu. Xưa ,vào cuối thời Lê Ngọa Triều, Lý Thái Tổ chưa lên ngôi, nắm giữ binh quyền, được phong thực ấp ở đất Đằng. Một hôm,ông đi chu du tới đó, bỗng gặp mưa to, gió lớn nổi lên, liền quay lại hỏi mọi người: “Bên bờ sông là đền thờ thần nào, có linh nghiệm không?”. Người trong thôn trả lời :”Đây là đền cổ thờ thổ thần châu Đằng, dân cầu mưa thì được mưa, rất linh nghiệm”. Thái Tổ nghiêm giọng nói: “Nếu có được trận mưa gió này, nhưng bên kia sông thì tạnh nắng mới là linh nghiệm”. Một lát sau, một bên sông thì tạnh, còn một bên sông thì mưa. Vua lấy là lạ, mới cho sửa chữa lại đền thờ và đốt hương cầu mưa. Có người trong làng làm bài thơ ca ngợi như sau (1):

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Thổ địa Đằng Châu

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Xung Thiên Chiêu Ứng Thần Vương

Đền Thánh Gióng, núi Sóc

Theo truyện ký Cổ Pháp và bia Kỷ Đức thì Vương vốn là thổ thần của chùa Kiến Sơ. Xưa, làng Phù Đổng dựng am thần thổ địa ở các hòn đá ở cửa chùa. Sau, để làm nơi tụng kinh, các sư đem dời đi chỗ khác và bị mất dấu, tìm mãi không thấy. Người làng cho là đã thành thần, theo tục lệ mà cầu khẩn.

Khi thiền sư Đa Bảo (1) trùng tu chùa, thấy chùa không được đàng hoàng, không tiện lợi cho việc hoằng pháp, định dời chùa đi chỗ khác. Một hôm, thấy thần đề thơ ở cây trong chùa sau: (2)

Phép Phật thật bao la,
Đất chùa để cho ta
Nếu không cùng nòi giống ,
Đã sớm rời đi xa
Nếu chẳng thân Hộ Pháp
Dám ai cưỡng việc chùa
(3)

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Xung Thiên Chiêu Ứng Thần Vương

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần đá Cao Lỗ

Theo sách Sử ký của Đỗ Thiện thì thần họ Cao, tên Lỗ, là tôi hiền của An Dương Vương. Tục gọi là Thần đá Cao Lỗ, vốn là tinh của Thạch Long.

Nỏ liên hoàn

Xưa, Cao Biền đánh chiếm Nam Chiếu xong, đi tuần tới châu Vũ Ninh, nằm mộng thấy một người thân cao 9 thước, mặt mày gân guốc, mắt xếch, mày ngài, mặc áo đỏ, thắt đai lưng, đến yết kiến. Biền hỏi: “Thần nhân là ai”, đáp rằng: “Ta là Cao Lỗ, làm tướng theo phò An Dương Vương, thường có công lớn, bị Lạc Hầu gièm pha, phải về (1). Sau khi chết, Thượng đế thương ta trung trực, cho trông coi một dải núi sông, trông coi các vị tướng quân khác, chống giặc Nam Chiếu, bảo vệ mùa màng, là phúc thần ở đây. Nay thấy ông đi dẹp giặc, bờ cõi bình yên. Ta nếu không tới gặp thì e thất lễ vậy”.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần đá Cao Lỗ

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Minh Ứng Yên Sở Lý Phục Man

(Đền ở huyện Đan Phượng, xã Yên Sở. Nay xã Châu Sở, huyện Đông Yên hằng năm còn thờ phụng, tế lễ, tôn thần làm Thượng Đẳng thần)

Quán Giá, đền thờ Lý Phục Man ở huyện Hoài Đức, Hà Nội

Theo sách Sử Ký của Đỗ Thiện thì Vương họ Lý, tên Phục Man, người làng Yên Sở. Vua Lý Thái Tổ đi tuần tới bến đò Cổ Sở, thấy sông núi tươi đẹp, cảm xúc, rồi lấy rượu khấn rằng: “Trẫm thấy phong cảnh nơi này xinh đẹp, nếu có thần linh hạo khí thì xin nhận rượu của Trẫm”. Đêm đến, vua nằm mộng thấy một người cao lớn, vạm vỡ, đến lạy tạ nói rằng: “Thần là người làng này, tên là Lý Phục Man, làm tướng thờ vua Lý Nam Đế. Trung thành với vua, được coi giữ một vùng giang sơn của đất Đường Lâm và Đỗ Động, để dân sống yên ổn, man mọi không dám cướp phá. Sau khi thần mất, Thiên đế khen thần trung thành, cho thần giữ chức vụ như cũ. Thần thường dẫn quỉ binh đánh giặc. Thần sống ở đây đã được nhiều năm rồi. Nay, may được bệ hạ tiếp đãi. Xin biết cho thần giữ chức ở đây cũng đã lâu lắm rồi”. Lại than rằng: “Dân tình nay mê muội, Trung thần thì giấu mặt, Giữa trời trăng sáng tỏ, Ai thấy được hình chân”. Nói xong bay lên trời mà đi.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Minh Ứng Yên Sở Lý Phục Man

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Đại Thần Vương Hồng Thánh

Đình Lương Sử thờ Phạm Cự Lượng ở Hà Nội
Theo sách Sử ký thì Vưong họ Phạm, tên là Cự Lượng.

Thời Lý Thái Tông (1), vì phủ Đô hộ (2) có nhiều vụ án còn tồn nghi, các quan Sĩ Sư (3) không xử được minh bạch, vua lập bài vị trong miếu thờ ở ngục thất, nhờ uy của thần linh để cho những kẻ tham lam, dối trá phải sợ sệt. Bèn đốt hương thơm, tắm rửa sạch sẽ, cầu đảo với thượng đế. Đêm đến, vua mộng thấy một sứ giả mặc áo đỏ nói rằng: “Thượng Đế có lệnh, cho Phạm Cự Lượng làm minh chủ ở phủ Đô hộ”. Vua hỏi rằng: “Người đó là ai? Có chức vụ gì, làm quan ở đâu?”. Sứ giả trả lời: “Đó là viên Thái Úy họ Phạm của Vua Lê Đại Hành, là người hết lòng trung thành với vua. Đến khi mất, Thượng Đế xét thấy có công, bổ vào làm Trung Ty Thượng Thư. Theo như trật cũ, đứng đầu việc xét xử các nghi án trong dân gian”. Nói xong thì biến mất.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Đại Thần Vương Hồng Thánh

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Trinh Liệt Phu Nhân Mỵ Ê

Phu nhân chưa rõ họ là gì, tên là Mỵ Ê, là phi tần của Sạ Đẩu (1), chúa nước Chiêm Thành. Thời Vua Lý Thái Tông, Chiêm Thành không theo lễ triều cống, vua bèn xuất quân đi đánh. Sạ Đẩu đem quân chống giữ ở Bố Chánh. Sau bị vua Thái Tông đánh bại. Sạ Đẩu chết tại trận. Vua bắt vợ con Sạ Đẩu đem về. Đến sông Hoàng, vua sai Trung sứ gọi Mỵ Ê đến chầu ở thuyền rồng. Mỵ Ê oán giận, dùng chăn trắng quấn quanh người, nhảy xuống sông tự tử. Từ đó về sau, mỗi buổi sương khuya, trăng lạnh thường nghe tiếng khóc than ai oán. Dân chúng nghe thấy, lập đền thờ phụng.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Trinh Liệt Phu Nhân Mỵ Ê

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện hai bà Trinh Linh họ Trưng

Đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh, Hà Nội

(Miếu nay ở cửa sông Hát, huyện Phúc Lộc)

Theo truyện Hai bà Trưng trong sách Sử Ký thì hai bà họ Trưng, chị tên Trắc, em tên Nhị, người làng Mê Linh huyện Phong Châu, là con gái của Hùng tướng ở Giao Châu. Xưa, chị gã cho Thi Sách ở huyện Ô Diên. Hai bà tính tình dũng cảm, giỏi về sách lược, có sức giải quyết mọi việc. Lúc đó, Thứ Sử Giao Châu là Tô Định tham tàn, bạo ngược, dân chúng khôn khổ vô cùng. Người chị tức giận, cùng em là tên Nhị dấy quân nổi lên đánh đuổi Định, chiếm cứ Giao Châu. Các huyện Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố đều theo về với hai bà, chiếm đóng 65 thành trì ở đất Lĩnh Nam. Hai bà lên ngôi làm Việt Vương, đóng đô ở Ô Diên.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện hai bà Trinh Linh họ Trưng

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Phùng Bố Cái Đại Vương

Tượng Phùng Hưng trong đền thờ ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

(Tục nói rằng Bố là Cha, Cái là Mẹ, do vậy có tên là Bố Cái. Miếu nay ở phường Quảng Bố, huyện Từ Liêm)

Đại Vương họ Phùng,tên Hưng (1), người xã Đường Lâm, Giao Châu, làm Tù trưởng dân Man, hiệu là Lý Lang, giàu có, người rất khỏe mạnh, có thể bẻ sừng trâu, đánh nhau với cọp dữ. Có người em trai tên Hãi, mạnh khoẻ hơn người, có thể nâng 10 hộc đá nặng ngàn cân! Chèo thuyền đi được hơn 10 mấy dặm. Dân trong các bộ lạc, ai ai cũng đều kính sợ.

Continue reading Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Phùng Bố Cái Đại Vương