Nói và viết giản dị

Chào các bạn,

Đề tài về Giản dị hay Nói và viết giản dị, anh Hoành và các bạn trên ĐCN đã đề cập trước đây khá nhiều. Mình chia sẻ thêm với các bạn một số ví dụ vui:

Trong bộ phim Ấn Độ – 3 idiots – 3 chàng ngốc (có trên youtube và phụ đề tiếng Việt) –  Bộ phim rất thú vị, đặc biệt cho các bạn học ngành kỹ thuật. Không chỉ vậy, đây là bộ phim rất đẹp về nhân văn, học tập, ước mơ và tình yêu. Sự thật về các trường đại học về kỹ thuật ở Ấn Độ hay các nước đang phát triển cũng không khác mấy, phim chỉ hư cấu lên một chút. – Trong phim có đoạn rất thú vị trong lớp học về các định nghĩa:

Trong một buổi học, thầy giáo có hỏi một câu hãy định nghĩa về a Machine – một cái máy.

Một sinh viên đã định nghĩa thế này:

“Sir, machines are any combination of bodies so connected that their relative motions are constraint. And by which means force and motion maybe transmitted and modified as the screw in its nut or a lever range turn about a fulcrum or a pulley by its pivot etc. esp a construction more or less complex consisting of a combination of moving parts or simple mechanical elements as wheels, levers, cams etc…”

(tạm dịch: “Thưa thầy, cái máy là bất kỳ sự kết hợp nào của các phần thân máy được kết nối mà chuyển động tương đối của chúng bị hạn chế. Và bằng cách đó lực và chuyển động có thể truyền dẫn và biến đổi như ốc vít trong đai ốc hay một loại đòn bẩy xoay điểm tựa sang hướng khác hay một ròng rọc theo dọc trục của nó..vv, cấu tạo phức tạp nhiều hơn hoặc ít hơn gồm sự kết hợp các phần chuyển động hay các yếu tố cơ học đơn giản như bánh xe, đòn bẩy, bánh lệch tâm..vv..”)

Rancho – một cậu sinh viên thông minh và nghịch ngợm luôn luôn vấn đáp thầy cô – thấy không hợp lý liền giơ tay xin thầy nói lại định nghĩa:

 “Sir, a machine is anything that reduces human effort”.

(tạm dịch: “Thưa thầy, cái máy là bất cứ vật gì giúp/hỗ trợ làm giảm sức người”.)

Thầy giáo không hài lòng về câu trả lời quá đơn giản này. Sau vài lời qua tiếng lại với thầy, Rancho bị đuổi ra khỏi lớp vì tội hỗn láo. Vừa đi một đoạn, Rancho quay lại vì nói để quên một thứ, thầy hỏi là thứ gì thì câu trả lời cái thứ đó là:

“Instruments that record analyse, summarize, organize debate and explain information which are illustrative, non-illustrative hardbound, paperback, jacketed, non-jacketed with forward introduction, table of contents, index that are indented for the enlightenment, understanding enrichment enhancement and education of the human brain through sensory root of vision… Sometimes touch”.

(Tạm dịch: “Dụng cụ ghi chép phân tích,  tóm tắt, thiết lập thảo luận và giải thích thông tin có minh họa [hay] không minh họa, có bìa cứng, bìa thường, có vỏ bọc [hay] không vỏ bọc với lời giới thiệu ở phía trước, có mục lục, có chỉ số được thụt vào để phục vụ cho khai sáng, nâng cao sự phong phú hiểu biết và giáo dục trí tuệ con người thông qua cảm giác gốc rễ của tầm nhìn … Thỉnh thoảng chạm tay vào”.)

Thầy giáo trợn mắt há hốc mồm hỏi là cái quái gì thế?! Rancho nói là cuốn sách – the book! Thầy nói vậy tại sao không nói là cuốn sách ngay từ đầu cho rồi?! Rancho nói là vì thầy không thích định nghĩa đơn giản!

Mình tra lại trong từ điển Oxford thì định nghĩa the book: A set of printed pages that are held together in a cover so that you can read them (tạm dịch: Một tập giấy in sẵn được gắn lại với nhau trong bìa sách để bạn có thể đọc được.)

Những ví dụ nhỏ này liên hệ  đến những thứ chúng ta thấy hàng ngày những phát minh khoa học cao siêu, hoành tráng đến đâu cũng dựa vào những định luật khoa học cơ bản được phát mình ra từ hàng nhiều thế kỷ nay, hay bắt đầu học tập từ thiên nhiên mà ra. Chúng ta đặc biệt là các bạn trẻ nên bỏ thói quen đem những chém gió, cho rằng nói mà không ai hiểu mới siêu.

Mỗi lần phải viết báo, sử dụng những thuật ngữ – jargon là mình vẫn rất là đau đầu. Điều này không có nghĩa là chúng ta bỏ qua tất cả ngôn ngữ khoa học. Mỗi chuyên ngành cần có thuật ngữ riêng  để việc đối thoại làm việc được dễ dàng thuận lợi hơn. Giống như cùng một bài toán nhiều cách giải khác nhau, tiếp cận khác nhau vấn đề được giải quyết phù hợp với điều kiện mỗi nơi. Nếu có cố định một lời giải thì không cần đến các khám phá nghiên cứu khoa học làm gì nữa.

Như ĐCN, hàng nghìn bài được anh Hoành và các bạn chia sẻ với chúng ta, nói bằng nhiều cách, nhiều ví dụ tiếp cận khác nhau chỉ để nhắc lại và giúp chúng ta thực hành tĩnh lặng, khiêm tốn, thành thật, yêu người vô điều kiện.

Cuối cùng thì khoa học bất kể là khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, chính trị là để phục vụ con người. Chúng ta không được bóp méo nó. Người làm khoa học cần chuyển tải thông tin chính xác đảm bảo chất lượng khoa học mà vẫn dễ hiểu cho quần chúng người dân. Đặc biệt những nước mà dân trí còn thấp, thông tin thì hỗn loạn. Đây cũng là trách nhiệm và đạo đức của từng cá nhân, người viết báo, người phát ngôn.

Chúc các bạn nói, viết, truyền thông giản dị.

Thân,

Thu Hằng

6 thoughts on “Nói và viết giản dị”

  1. Câu chuyện Hằng kể rất vui.

    Đây là đề tài lớn hơn là chúng ta nghĩ. Miền Nam Việt Nam trước 1975 có văn hóa nói mà không ai hiểu thì người ta mới phục, cho nên rất nhiều trí thức lớn nhỏ nói và viết kiểu không ai hiều, để được công nhận là trí thức thứ thật. Và đương nhiêu là nhiều tác giả như thế cũng chẳng hiểu mình viết gì.

    Anh có quan niệm rằng: Nếu anh viết mà độc giả của anh không hiểu anh viết gì, thì đó là lỗi của anh. (Nhưng đương nhiên là các bài của anh có thể hiểu được ở nhiều cấp độ khác nhau, từ đai trắng đến đai đen).

    Và ngày nay trong triết lý thế giới–Phật giáo, Kitô giáo, Hôi giáo, globalization, Phát triển bền vững–có khối người lảm nhảm các từ chuyên môn mà thực ra không hiểu mình nói gì.

    Kỷ luật truyền thông đòi hỏi chúng ta giản dị.

    Like

  2. Rancho trong đoạn phim đó thật ấn tượng. Anh ấy thật thông minh.

    Hằng làm mình nhớ, trong khoa học – ở mảng trước đây mình học, mình cũng từng chảy nước mắt khi học miễn dịch học. Môn này như một cái rừng rậm rạp. Nhưng thầy dạy mình rất giỏi, ông ấy giảng giải cái rừng đó rất dễ hiểu để ai cũng nắm được. Ông ấy là giảng viên đến từ HN. Lớp mình sau đó thi môn này cũng nhẹ nhàng. 🙂

    Mình cũng mong các vấn đề triết học, kinh tế, chính trị, xã hội.. được truyền thông giản dị tới mọi người. Mình đang quan tâm nhiều đến các vấn đề này nên mình mong được đọc các bài viết giản dị, dễ hiểu để mình có thể nắm được và thảo luận được.

    Về phần mình, mình cũng đang tập viết và nói ngày càng giản dị hơn.

    Cám ơn Hằng về bài viết.

    Like

  3. Cảm ơn anh Hoành và Hương đã chia sẻ.

    anh Hoành ơi, cái thời nói không ai hiểu gì mới hay có thể là qua rồi. Em đồng ý là viết hay thuyết trình mà người khác không hiểu là do lỗi mình trước. Tuy nhiên ngày nay giới khoa học, tri thức chuyên môn nói chung vẫn có một vấn đề và hạn chế mà cũng đã nhận ra để khắc phục đó là truyền thông. Nhiều khi các nhà chuyên môn nói thao thao và quần chúng và những người khác ngành không hiểu gì. Một là họ quá tự hào và tập trung vào chuyên ngành hẹp của mình mà blind với các lĩnh vực khác cho rằng không ai hiểu mình. Hai là muốn nhưng chưa biết cách truyền tải nội dung thông điệp một cách giản dị dễ hiểu. Cái này bản thân em đã trải nghiệm và đặc biệt là sinh viên trong ngành khoa học và kỹ thuật (không chỉ ở Việt Nam).

    Vậy nên ngày càng nhiều các trường đại học trên thế giới hiện nay môn học Technical communication dành cho sinh viên khối khoa học kỹ thuật là bắt buộc. Môn communication kiểu này ở Việt Nam em thấy mới chỉ dừng lại ở các lớp học kỹ năng mà thu hút chủ yếu các bạn học kinh tế, tài chính…

    Hương ơi, Hằng hiểu cái chảy nước mắt mấy cái môn đó lắm :D: Hằng cũng học mấy môn độc học, hóa sinh, hóa công và nhiều môn khác nhiều khi là không hiểu gì học thuộc luôn 😦 nghĩ lại vẫn thấy kinh hoàng. Có những môn xem list những người passed nhanh hơn là người failed :D.

    Ngày nay các bạn trẻ có điều kiện tiếp cận các phương tiện nên tìm hiểu để tìm các công cụ minh họa trên internet sẽ thuận tiện hơn nhiều nhất là đối với môn khó. Điều này đòi hỏi các thầy cô giáo trẻ cũng phải năng động hơn mà bắt kịp sinh viên

    Like

  4. Anh có kinh nghiệm rất nhiều với kỹ sư. Các kỹ sư khi nói chuyện với anh cứ thao thao bất tuyệt từ chuyên môn. Anh thường dừng họ lại và nói: “Tôi chẳng hiều anh nói gì cả. Anh nói “plain English” được không? Và cứ assume là tôi có trình độ lớp ba và chẳng biết gì về máy móc, và anh có thể giải thích với tôi kiều đó, đừng sợ tôi bực mình hay chạm tự ái.”

    Like

  5. Chị lấy ví dụ trong bài thú vị quá.
    Anh Rancho thật thông minh.
    Em đọc mà không ngậm được cười.
    Cảm ơn chị.
    Em Linh.

    Like

Leave a comment