Hành khúc ” Radetzky March”

 

Josef Graf Radetzky von Radetz
Radetzky, Op. 228, là một hành khúc được sáng tác bởi Johann Strauss Sr năm 1848, được dành riêng cho Thống chế Áo Joseph Radetzky von Radetz.

Lần đầu tiên nghe khúc nhạc hào hùng này, các sĩ quan Áo đã vỗ tay một cách tự nhiên và nện bàn chân của họ theo điệu nhạc khi họ nghe đoạn điệp khúc. Truyền thống này vẫn được giữ mãi đến tận hôm nay, mỗi khi hành khúc Radetzky được biểu diễn thì khán giả lại vỗ tay theo nhạc một cách… hào hứng 😀

Các bạn nghe và vỗ tay nhé 😀

 

Trồng cây kiểng

Chào các bạn,

Cây kiểng là cây trồng trong chậu. Nếu bạn đã trồng cây kiểng rồi thì bạn sẽ biết là cây trong chậu phải được chăm sóc thường xuyên—quên tưới nước một hai tuần là cây chết, đó là chưa nói đến phân bón hay thuốc chữa bệnh khi cây có bệnh.

Liên hệ con người cũng như thế–vợ chồng, bạn bè, anh em, thầy trò, bố mẹ con cái…

Nhiều khi chúng ta bỏ nhiều tiền mua một cây kiểng rất đẹp về nhà, rồi để nó chết vì thiếu chăm sóc. Như là bỏ nhiều công theo đuổi một cô, lấy nhau về lại không chăm chút tình yêu. Hay quảng cáo tiếp thị tốn rất nhiều tiền của và công sức, có được một khách hàng rồi lại không biết cách giữ.

Continue reading Trồng cây kiểng

Nhường áo

 

Chào các bạn,

Mấy hôm nay ở Buôn Hằng có những cơn mưa rất lớn, trời càng mưa lớn thì đường càng lầy lội khó đi nếu đi đường đất thì trơn trượt, nếu đi đường nhựa thì không biết đâu là ổ voi, đâu là ổ trâu để tránh vì nước lênh láng… Rốt cuộc mình thấy người dân tộc thiểu số lúc nào cũng có cái khổ cái thiệt hơn người khác thật đáng thương!

Mặc dầu ở Tây Nguyên mùa này chưa phải là mùa lạnh, nhưng vì mưa nhiều nên khí trời cũng thay đổi. Mấy hôm nay trời bắt đầu se lạnh và cái lạnh đến làm mình nhớ đến em Y Choái ở Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột.

Continue reading Nhường áo

Sức mạnh của teamwork!

 

Tường thuật Buổi Offline Mini của dotchuoinon Saigon, 7 tháng 10, 2012

Từ trái qua: Tuấn Anh, Thu Thuỷ, Lệ Hoa, anh Lãm (áo xanh) – chồng Lệ Hoa, Quỳnh Linh, Tâm, Phương Linh, và Bảo Quyên

Nhờ cơ duyên bạn Phạm Thu Thủy vào Nam công tác, muốn gặp gỡ dotchuoinon Sài Gòn, mà Tâm và một số anh chị em nhà chuối được một buổi sáng họp mặt cafe sáng chủ nhật đông vui, hào hứng …Thời gian hơi vội vã để thông báo cho cả nhà, vậy mà cũng tập hợp được 9 người, Thu Thủy, Quan Huấn, Tuấn Anh, Bảo Quyên, Phương Linh,Tâm… dù trễ 3 anh chị vẫn đến : Quỳnh Linh, vợ chồng anh Xuân Lãm, chị Lệ Hoa.

Continue reading Sức mạnh của teamwork!

Chống Căng thẳng và Trầm uất (Phần 2)

Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Phạm Thu Hương

Một lần nữa, chúng ta có thể thỉnh thoảng cảm thấy cả đời chúng ta chẳng có gì tốt đẹp, chúng ta cảm thấy sắp bị chôn vùi bởi khó khăn đối diện với chúng ta. Điều này xảy ra với tất cả chúng ta ở mức độ khác nhau theo thời gian. Khi điều này xảy ra, điều quan trọng là chúng ta cố gắng hết sức để tìm cách nâng tinh thần chúng ta lên. Chúng ta có thể làm điều này bằng nhớ lại may mắn tốt lành của chúng ta.

Chúng ta có thể, ví dụ, được yêu thương bởi ai đó, chúng ta có thể có năng khiếu nào đó; chúng ta có thể nhận được một nền giáo dục tốt; chúng ta có thể có những nhu cầu cơ bản được lo liệu đầy đủ: cơm để ăn, áo để mặc, một nơi nào đó để ở – chúng ta có thể thực hiện hành động vị tha nào đó trước đây.

Continue reading Chống Căng thẳng và Trầm uất (Phần 2)

Hương sắc của huyền thoại và sự sống

Nguyễn Yên Thế
Đọc sách “Tiếng Ban Mai”* của Trần Vân Hạc

Không phải ngẫu nhiên mà nhà báo Trần Vân Hạc đặt tên cho tập bút ký, ghi chép mới nhất của anh là: “Tiếng ban mai”. Sau khi được anh tặng sách, tôi đã nghiến ngấu đọc suốt đêm, trong mối đồng cảm của một người cũng đã từng trải những tháng năm đẹp nhất đời mình nơi núi rừng Tây Bắc.

Trần Vân Hạc đã đến với bạn đọc bằng cái cảm xúc thi vị say đắm được hun đúc từ thời trai trẻ – thời ban mai, và chúng còn đeo đẳng anh đến suốt đời: “Tây Bắc gắn bó với tôi mấy chục năm trời: Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên… những con sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy… những con suối Thia, suối Tiên, suối Mơ, Nậm Na, Nậm Rốm…chở đầy lịch sử và huyền thoại” – “Đã bao lần được thả hồn trong tiếng chim rừng tuyệt diệu của ngàn xanh Tây Bắc, vậy mà lần nào tôi cũng tràn ngập một cảm giác lạ lẫm, nguyên sơ; chẳng khác nào tuổi hoa niên, một sáng mùa xuân, chợt nhận ra trong ánh mắt trong veo của cô bạn gái tóc đuôi gà những tia sáng bồi hồi, lạ lẫm, như một dòng điện nhẹ lan tới từng tế bào cơ thể, thắp lên ngọn lửa tình yêu trinh trắng đầu đời. Tiếng chim như nối đất với trời, như sợi tơ hồng se bao duyên thắm, đánh thức vạn vật, đơm hoa kết trái dưới ánh mặt trời.” (Tiếng ban mai).

Continue reading Hương sắc của huyền thoại và sự sống

Bài học bản quyền sau vụ Zing mất hợp đồng Coca-Cola

 
VnEpress Sau khi bị Coca-Cola và Samsung rút quảng cáo, ngày 5/10 Zing đã nỗ lực đạt thỏa thuận bản quyền âm nhạc quốc tế với Universal Music. Theo các chuyên gia, sự cố này gióng lên hồi chuông về tôn trọng bản quyền ở Việt Nam.
Coca-Cola và Samsung rút quảng cáo trên Zing
 

Vài ngày nay, giới kinh doanh ngành quảng cáo xôn xao vì Coca-Cola và Samsung dừng hợp tác với Zing khi hay tin website này cho tải nhiều bài hát trong nước và quốc tế không có bản quyền. Là website được truy cập nhiều thứ 6 tại Việt Nam, sự cố mất khách sộp của Zing trở thành lời cảnh tỉnh về ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các phương tiện truyền thông tại Việt Nam.

Một quảng cáo của Coca-Cola trên Zing. Ảnh: Zing Me

Continue reading Bài học bản quyền sau vụ Zing mất hợp đồng Coca-Cola

Sự thật đập khổng lồ của Trung Quốc trên sông Mekong

 
Dân tríĐập thủy điện khổng lồ Nọa Trác Độ (Nuozhadu) hoạt động đúng 1 tháng, nhưng thu hút ít sự chú ý của báo chí thế giới vì nằm ở khu vực hẻo lánh trên thượng nguồn sông Mekong.
 

Đập Nọa Trác Độ. Ảnh: THX.

Đập Nọa Trác Độ. Ảnh: THX.

 
Đây là nhận định của Milton Osborne, chuyên gia Đông Nam Á tại Học viện Lowy (Úc) chuyên khảo sát về chính sách quốc tế. Ông Milton Osborne cảnh báo việc Trung Quốc xây các con đập trên thượng nguồn gây tác động mạnh tới dòng sông có ảnh hướng thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn.
Continue reading Sự thật đập khổng lồ của Trung Quốc trên sông Mekong