Dizi: Thanh âm của Đông phương huyền hoặc…

 

Nếu người Trung Quốc thôi xâm lược và bành trướng, họ là một dân tộc rất đáng được các dân tôc khác yêu quý và ngưỡng mộ bởi bề dày văn hóa và nét độc đáo, cũng như những phát minh của họ đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại.

Dizi là một nhạc cụ rất nổi tiếng của Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi ở nhiều thể loại: âm nhạc dân gian, cũng như kịch và dàn nhạc hiện đại Trung Quốc.

Hầu hết các Dizi được làm bằng tre, nên nó còn được gọi là sáo trúc của Trung Quốc.

Truyền thuyết Trung Hoa cho rằng Dizi là phát minh của Hoàng Đế, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng Dizi được nhập khẩu vào Trung Quốc trong triều đại nhà Hán (206 BC-220 AD).

Continue reading Dizi: Thanh âm của Đông phương huyền hoặc…

Chi tiết

Chào các bạn,

Hồi còn nhỏ mình thường được dạy: “Đàn ông con trai thì đừng để ý vào chuyện lí tí”. Ý nói đàn ông con trai phải để ý vào chuyện lớn mà thôi.

Nhưng lớn lên mình mới thấy là “God is in the details” hay đôi khi người ta nói “The Devil is in the details”. Tức là, chi tiết là chuyện sống chết.

Cũng như ý lớn “Muốn các tảng băng tan nhanh thì làm nước biển sôi lên”. Chi tiết: “Tạo ra cái máy đun sôi nước biển.” 🙂

Continue reading Chi tiết

Đôi dép

 

Chào các bạn,

Mình đến thăm gia đình em A Phươn ở Buôn Hằng mình thấy tội quá sức vì trong nhà chỉ có mấy đôi dép cũ cho những người lớn đi, còn trẻ em hoàn toàn đi chân đất. Mình hỏi ra thì được biết nhà đông con, bố mẹ suốt ngày đi làm thuê phải chắt chiu lo ăn từng bữa, nên làm mãi làm mãi cũng không đủ tiền để mua cho mỗi em một đôi dép vì nhà có tất cả tám người con.

Nhìn các em với đôi chân trần chạy nhảy trên sân đất ướt sau cơn mưa mình thấy thương cho các em quá… Còn các em vẫn hồn nhiên chơi đùa vui vẻ vì các em không thấy ai hơn mình để mà so sánh, để mà mặc cảm…

Continue reading Đôi dép

Viện sĩ – bác sĩ Dương Quang Trung: Tôi chỉ là một viên gạch

 
TTỞ vùng quê tận cùng đất nước – Cà Mau – ngày ngày tôi lớn lên với những bài học của cha về yêu nước, thương dân, hiếu thuận, lễ nghĩa…
 

Bác sĩ Dương Quang Trung – Ảnh: Vi Thảo
 

Nhỏ xíu xiu, tôi chẳng biết cha có tham gia cách mạng hay không, chỉ biết rằng cha mê anh hùng áo vải Quang Trung nên xin tên đó đặt cho mình.
Continue reading Viện sĩ – bác sĩ Dương Quang Trung: Tôi chỉ là một viên gạch

“Ý tưởng sinh thái” – khi kinh doanh không tách bạch trách nhiệm xã hội

 
Dân trí – Với việc xây dựng 5 nhà máy “ý tưởng sinh thái” tại khu vực châu Á, Panasonic cho biết, vẫn chưa tính tới tổng chi phí và không đề cập đến thời gian thu hồi vốn, triết lý kinh doanh hướng đến môi trường hơn là con số doanh thu tuyệt đối.
 

Ý tưởng sinh thái - khi kinh doanh không tách bạch trách nhiệm xã hội

 

Ngày 16/10/2012, Tập đoàn Panasonic Việt Nam chính thức công bố mô hình Nhà máy “ý tưởng sinh thái” tại Việt Nam.
Continue reading “Ý tưởng sinh thái” – khi kinh doanh không tách bạch trách nhiệm xã hội

Kiểu mua bán quái đản của Trung Quốc

 
VietNamNetCách đây hơn 10 năm, phong trào “giết trâu lấy móng” diễn ra rầm rộ vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng bằng giá… của cả một con trâu khi bán cho thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, việc mua bán bất thường đó vẫn tiếp diễn với đủ các mặt hàng từ tăm tre, gỗ sưa, đỉa…

 

Cửa khẩu Móng Cái

 

Đầu tháng 9, hàng loạt người dân tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” và người mua không ai khác chính là thương lái Trung Quốc. Ban đầu chỉ những người thường xuyên đi rừng tiện thì đào về, còn hiện nay việc đào rễ sim đã trở thành “phong trào”.
Continue reading Kiểu mua bán quái đản của Trung Quốc