Tư Duy Tích Cực và đám đông

Chào các bạn,

Bài này dành cho các bạn Tư Duy Tích Cực đã vào bậc đai đen trở lên.

Thử thách thường trực và lớn nhất cho các bậc thánh, các đạo sư đã đạt đạo, các thầy Tư Duy Tích Cực, là đám đông—đám đông  mà người ta gọi là the mass, với mass mentality (tâm l‎‎ý đám đông).  Đám đông mà người ta thường gọi là một đàn cừu (the sheeps) hay một đàn sói (the wolves).

Đám đông là một con người đặc biệt, do muôn nghìn người đúng chung tạo thành, nhưng lại có cá tính riêng chẳng giống người nào trong muôn nghìn đó cả.  Đám đông không thấy gì xa hơn 1m trước mặt, không suy nghĩ gì xa hơn 5cm trước mặt, hiền lành như đàn cừu, nhưng trong một giây có thể biến thành một đàn sói.  Và không thích ai đứng ngoài đám đông.

Và từ “đám đông” không chỉ nói đến các phó thường dân mà, tùy theo trường hợp, có thể kể cả “lãnh đạo” chính trị và tôn giáo trong đó, vì rất thường xuyên ta có các lãnh đạo chính trị và tôn giáo chẳng suy tư và thấy được xa hơn đám đông của họ cm nào, kiểu như lớp học mà các em lớp trưởng cũng chẳng  khác các em khác trong lớp.

Việc đầu tiên ngay khi Phật Thích Ca thành đạo không phải là gặp anh em Kiều Trần Như để giảng kinh Chuyển Pháp Luân như mọi người thường nhớ đến, mà là tự hỏi:

Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý “duyên khởi ra các pháp” (Paticcasamuppada): sự kiện này thật khó thấy, tức là sự tịnh chỉ tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp thì các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta. (Trung Bộ I, 268 – 269).

Cho nên các bậc thức giả, những người nhìn xa trông rộng, những người nhiều sáng tạo, luôn luôn gặp thử thách thường trực nhất và lớn nhất là “đám đông”, hay nói đúng hơn là “tư duy của đám đông”, mà thực chất là chẳng có tư duy gì cả–chỉ thuần cảm tính.

Bản chất đám đông là vậy.  Người thức giả luôn luôn tư duy sâu hơn và xa hơn đám đông nghìn dặm.  Cho nên các bạn, nếu bạn lỡ “đụng” đám đông và bị đám đông hạch hỏi chỉ trích mà bạn lại cố giải thích cho đám đông thì bạn rất là khờ khạo, vì đám đông không thể hiểu bạn.  Giải thích một câu ai hiểu thì hiểu, không thì thôi. Nếu đám đông hiểu được bạn, thì bạn là một con cừu  hay con sói của đám đông.  Nếu bạn không là đám đông mà đứng ngoài đám đông thì đám đông không sơi tái bạn đã là may lắm.  Tốt nhất là học theo thiền sư Vậy À Hakuin, “vậy à” một tiếng cho xong.   

Phật Thích Ca tìm cách giáo dục đám đông bằng cách khởi đầu bằng kinh rất dễ hiểu—Kinh Chuyển Pháp Luân với Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.  Và trong suốt 40 năm sau mới tăng lên khó từ từ.

Cho nên nếu ban muốn đứng gần đám đông để hướng dẫn đám đông, bạn có thể hạ kiến thức xuống gần đám đông để nói.  Đụng chuyện thì lặng yên hay chỉ “Vậy à”.

Nhưng…

Đừng bao giờ để tư duy của đám đông ảnh hưởng tư duy của bạn.  Nếu bạn bắt chước tư duy của đám đông thì đó chỉ là không tư duy gì cả–phản ứng theo cảm xúc lập trình hay kiến thức lập trình, đói thì ăn, chọc thì đánh, bảo suy nghĩ thì dạ dạ với cái đầu rỗng tuếch…

Bồ tát yêu thương mọi người, gần gũi mọi người, hiểu được mọi người, cứu giúp mọi người… nhưng chẳng ai nói Bồ tát suy nghĩ như mọi người cả.  Bồ tát chí suy nghĩ như Bồ tát.

Con đường của người thầy Tư Duy Tích Cực thật sự là con đường của thánh nhân.  Và con đường của thánh nhân thường là đơn độc.  Các bạn đừng quên điều đó.

Mến,

Hoành

© copyright 2011
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Tư Duy Tích Cực và đám đông”

  1. ”Và con đường của thánh nhân thường là đơn độc. ”
    Thế nên người khác đám đông cần bi, hùng, trí, dũng là thế.
    Anh Hòanh thật từ bi .

    Thích

  2. Hôm nay em được nhận những lời không hài hòa lắm từ một số nhân viên đang không vui, ”máu ” em đang lên thì nghĩ đến bài viết của anh Hòanh, em lại đưa ”máu” xuống, rồi trả lời với những ”đứa em ngỗ ngịch ” của mình thật nhẹ nhàng ,em cám ơn anh Hòanh lắm .

    Thích

  3. Hi Phong Lan,

    Đọc phản hồi của em mà anh thấy sợ “máu” của em rồi đó.

    Nhưng anh thấy em là người có căn cơ. Nếu em đọc các bài của anh, suy gẫm và thực hành nghiêm chỉnh, chỉ trong một năm em sẽ tiến bằng ít nhất là 10 năm của những người khác, và em sẽ thấy được các chiều sâu của trái tim con người mà trước đây em chưa từng thấy.

    Em khỏe nhé.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s