Mayflower – chuyến tàu của tự do

Chào các bạn,

Cách đây mấy tuần mình có dịp ghé qua thành phố biển Plymouth xinh xắn của bang Massachusett và thăm bảo tàng Pilgrim Hall Museum. Đây là bảo tàng về lịch sử di cư và phát triển của những người Pilgrims trên con tàu lịch sử Mayflower. Thật là thú vị, những người Pilgrims dù không phải là những người đầu tiên đặt chân đến Mỹ nhưng lại chính là những người đặt nền móng cho nền tự do tôn giáo ở Mỹ.

Protestants (Tin Lành) phát triển ở Châu Âu từ thế kỉ thứ 16 do một một mục sư người Đức tên là Matin Luther khởi xướng (Cái tên Protestant bắt nguồn từ từ “protest” trong tiếng Anh nghĩa là chống lại, ở đây tức là chống lại giáo hội Catholic – Công Giáo).

Ở Anh quốc, giáo hội Anh quốc, tách rời khỏi Công Giáo năm 1534 dưới thời Henry VIII, thành lập Giáo Hội Anh Giáo (Church of England) độc lập.

Tuy vậy, có một số nhóm thuộc Anh Giáo vẫn không hài lòng với các chương trình và hoạt động của giáo hội Anh Giáo lẫn Công Giáo, họ muốn “purify” (làm trong sạch) và đổi mới hệ thống giáo hội. Họ được gọi là những người Puritans.

Những người Puritans muốn đi theo đường tương tự như các giáo hội Tin Lành khác ở Châu Âu, thay vì vẫn bảo thủ như Anh Giáo, vì Anh Giáo lúc đó vẫn còn rất giống Công Giáo dù là đã ly khai khỏi Công Giáo.

Một số Puritans còn muốn cải cách xa hơn. Sau khi đọc được Tân Ước trong Thánh Kinh, họ phát hiện ra rằng giáo hội ban đầu thời Tân Ước là một giáo hội đơn giản và họ muốn xây dựng một giáo hội kiểu như vậy. Họ muốn cầu nguyện một cách đơn giản chứ không có nhiều nghi lễ phức tạp như vẫn thấy trong các nhà thờ. Hơn nữa, các nhà thờ thời bấy giờ chịu sự quản lý độc tài từ nhà nước. Đời sống tôn giáo là do nhà nước quy định. Dân dù theo Tin Lành hay Công Giáo đều phải đi lễ nhà thờ hàng tuần.

Những người Puritans có xu hướng tách hoàn toàn ra khỏi giáo hội được gọi là Separatists hay Pilgrims (từ separatist xuất phát từ từ “separate” trong tiếng Anh có nghĩa là tách ra khỏi).

Do không tìm được một nơi nào ở châu Âu để thực hiện được mong muốn đó, những người Pilgrims đã lên chuyến tàu Mayflower đi tìm vùng đất mới. (Từ “pilgrim” có nghĩa là người hành hương, trên đường tìm kiếm).

Trên chuyến tàu lịch sử đó có tổng cộng 102 người với đủ các thành phần, mục sư, người đi làm thuê, lái buôn…và 25-30 thủy thủ. Con tàu rời thành phố Plymouth, Anh vào ngày 16 tháng 9 năm 1620 và sau 66 ngày trên biển đầy nguy hiểm và bệnh tật, họ đã đặt chân tới biển Cape Cod (thuộc bang Massachusetts sau này) vào ngày 21 tháng 11, đúng vào mùa đông. Nhưng họ không dừng chân ở đây mà đi tiếp đến Plymouth vào ngày 15 tháng 4 và định cư ở đây.

Trải qua một mùa đông lạnh giá, chỉ còn 45 người sống sót nhưng những người này đã nhanh chóng xây dựng cuộc sống mới ổn định. Người Pilgrims sống khá vui vẻ, hòa thuận với mọi người, yêu cuộc sống và tin vào tự do, hòa bình và cơ hội. Họ làm quen với thổ dân da đỏ, xây nhà, trồng rau, ngô làm lương thực. Tháng 10 năm 1961 họ có một mùa bội thu nên đã tổ chức ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) đầu tiên ở Mỹ để cảm ơn Chúa đã cứu họ qua mùa đông khắc nghiệt ở một vùng đất xa xôi và cho họ những cơ hội được đi đến cùng khát khao đi tìm kiếm tự do tinh thần.

Nhờ có chuyến tàu lịch sử này, những người Pilgrims đã là những người đầu tiên xây dựng một xã hội mới tự do tôn giáo, nhà nước độc lập với giáo hội, giáo dân có thể lập nhóm thờ phượng riêng và không cần phải gia nhập giáo hội chính thức nào, và đặt nền móng cho nền dân chủ Mỹ về sau.

Hoàng Khánh Hòa, tổng hợp

4 thoughts on “Mayflower – chuyến tàu của tự do”

  1. Cam on Thuthu. Tim hieu ve nen dan chu My rat thu vi, vi nhieu nguoi trong chung ta biet ve mot nuoc My co nen dan chu tien tien nhung lai khong ro lich su cua no bat nguon tu dau. Noi chung nuoc My la mot dat nuoc may man, dat nuoc cua Chua’ (God’s land).

    Nguoi My hay co cau “God bless America” (Chua phu ho nuoc My) la vi the.

    Thuthu khoe nhe.

    Hoa

    Like

  2. ” Con tàu rời thành phố Plymouth, Anh vào ngày 16 tháng 9 năm 1920″ năm 1620 Ad ơi

    Like

Leave a comment