Tag Archives: Sử thi

Sử thi Êđê – M’Drong Dăm

 

Người hát – kể : Y Nuh Niê
Sưu tầm : Y Wơn, Nguyễn Thanh Đình
Dịch sang tiếng Việt : Y Điêng
Biên tập văn học : Đỗ Hồng Kỳ

Trích sử thi Êđê

MDRONG DAMTóm tắt cốt chuyện : M’Drong Dăm là con của nàng H’ Bia Knhí và chàng Dăm Bhu giàu có. Chàng có vợ là nàng H’Bia Sun xinh đẹp. Sắc đẹp của nàng khiến các tù trưởng quanh vùng ghen tỵ. Lần lượt đợi những lúc M’Drong Dăm vắng nhà, các tù trưởng Mtao Ak, Mtao Anur và Mtao Kuăt lại đến kiếm cớ đến thăm chơi nhà, lừa bắt H’Bia Sun. Nhờ mái tóc dài của H’ Bia Sun biến thành chim cu báo tin, M’Drong Dăm đánh nhau với các từ trưởng trên, giành lại được vợ mình

Người kể chuyện :

Ching nhà M’Drong Dăm không rời khỏi xà dọc. Rìu rựa không rời khỏi cán. Đầu trâu bò phơi khô không kể ngày đêm. Họ đánh ching cùng một nhịp, đánh trống đôi cùng một hơi. Nhà giàu ăn năm uống tháng không dứt tiếng ching. Họ uống rượu, nước tràn xuống gầm nhà, làm con ếch trắng phải kêu, con nhái kêu inh ỏi dưới gầm nhà sàn. Đến lúc đó nhà M’Drong Dăm mới cởi ching, gỡ ché. Mùa ăn năm uống tháng tạm ngừng. Nhà M’Dong Dăm ăn năm uống tháng đã dứt. Chàng gọi :

– Ơ chim chích một ngàn, chim cu một trăm, bao nô lệ của ta ơi! Nào chúng ta hay đi hạ cây mruah làm cánh ná, thân ná ta làm bằng cây kbla. Ta tìm cây nào cứng dẻo và thẳng nhất, ta bắn con hoẵng chết tại gố cây ksa, bắn con nhím chết dưới gốc cây đa, bắn heo rừng, con nai chết la liệt.
Continue reading Sử thi Êđê – M’Drong Dăm

Chuyện nàng H’Bia Drang

Trích sử thi Jrai


“Nữ thần săn bắn” 1910

Tóm tắt cốt chuyện : H’Bia Drang là con ông trời, vì yêu Y Rít nên bị chàng lừa lấy mất váy áo, không bay về trời được, phải xuống trần làm vợ Rít. Hai người có một đứa con. Khi Rít đi rừng, em chàng đã lấy váy áo cho chị dâu bay để xem và dỗ cháu. Drang bị gió thổi bay xa không về lại được làng. Rít cầu cứu các vị thần đất, thần giông, thần mưa…làm cho đôi cánh và nhưng vật quý để đi tìm vợ, nhờ đó, mặc chú vợ muốn gả nàng cho người khác, Rít vẫn thắng cuộc đua và đưa vợ trở về.

Continue reading Chuyện nàng H’Bia Drang

Dăm Duông cứu nàng Bar Mã

Người kể : A Ar.
Dịch : A Jar
Sưu tầm : Võ Quang Trọng

Trích sử thi Sê Đăng

Tóm tắt cốt chuyện:

Nàng Bar Mă xinh đẹp tuyệt trần, khiến quỷ Te Tô vú dài ghen tức,muốn bắt thịt. Không ai chống lại được con quỷ. Chàng Dăm Duông trong khi đi đòi nợ được người cho thuốc thần trở nên rất khỏe mạnh. Nghe tin quỷ Te Tô quyết tìm bắt Bar Mă và nhiều trai làng đã thua, nên chàng đánh nhau và bắt được và thuần hóa quỷ. Cha Bar Mă gả nàng cho chàng để trả ơn. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và được nhiều người yêu mến.

Ghen với Dăm Duông lấy được vợ đẹp, Hơ Mă Nơ Năng, Tre Wet Krong Bung gây sự với Dăm Duông, thậm chí bắt cóc Bar Mă. Cuối cùng  chúng đều bị thua cuộc. Dăm Duông chăm chỉ làm ăn giúp buôn làng no ấm.

Continue reading Dăm Duông cứu nàng Bar Mã

Chàng K’Srai, cháu nữ thần Mặt trời

 

K’Ho là một trong những tộc người đã từng có trường ca, sử thi. Nhưng qua quá trình “đứt gãy” hiện đã không còn được đầy đủ. Trích đoạn này chúng tôi ghi được trong quá trình sưu tầm & nghiên cứu về văn hoá K’Ho tại vùng Di linh, tỉnh Lâm Đồng.

Trích đoạn trường ca K’Ho

Một hôm chàng K’Ngê con của bà Nar Nữ Thần mặt trời xin phép mẹ cưỡi ngựa trắng phi nước đại xuống trần, trên đường đi từ trên trời chàng nhìn xuống đất thấy quang cảnh nhộn nhịp của các Bòn làn đang chuẩn bị cho ngày hội “Tắc nang Lang Biang” (*), chu kỳ cứ mười hai mùa rẫy lại tổ chức lễ hội tạ ơn Thần linh một lần để tưởng nhớ công trình cuối cùng mà người đã tạo dựng đó là ngọn Lang Biang, họ gọi là rốn trời, vùng đất này được xem là đất thiêng, là cái tâm điểm của vũ trụ.

Continue reading Chàng K’Srai, cháu nữ thần Mặt trời

Chàng Amã ChiSa

Trích trường ca Răk Glay

Người kể : PôPâr Thìq Rìa
Sưu tầm : Cha ma Laiq Tiẻng – Ngô Đức Thịnh
Phiên âm, dịch : Châmliaq Tiẻng – Trần Kiêm Hoàng
Biên tập văn học : Nguyễn Việt Hùng

Tóm tắt cốt chuyện :

Chi Sa thuộc dòng dõi Rắn.Mồ côi cha mẹ, được hai cậu dòng dõi chim Quạ & chim Đài bàng nuôi dưỡng. Hai người cậu có phép thuật cao cường, đã dạy dỗ cho Chi Sa

Đến khi Chi Sa trưởng thành, hai cậu biết có người con gái đẹp ở xứ sở mặt trời tên là Via Titih, liền thổi ngải làm cho Via nóng nực phải đến suối thần tắm và báo tin để Chi Sa đến bắt cóc nàng. Via không muốn làm vợ, mà chỉ muốn kết nghĩa anh em, nhưng cuối cùng cũng phải đi theo Chi Sa về trần gian, tổ chức lễ cưới rất to. Hai vợ chồng sống hạnh phúc, sinh được hai đứa con gái xinh đẹp là Nãi Chhia và Nãi Ha Ra.

Continue reading Chàng Amã ChiSa

Dam San thời thơ ấu – Trường ca Êđê

Người kể : AÊ  WƯU

Sưu tầm, dịch LINH NGA NIÊ KĐĂM-Y’KHEM

Chỉnh lý văn học   H’LINH NIÊ

Thầy trò già Y Blo, H’Nhé, Y Hil hát sử thi cho buôn làng nghe-Ảnh: L.Vân
Tóm tắt cốt chuyện : Đăm Săn có hai người chị , nhưng là những người nghèo, những nô lệ bị chủ ruồng bỏ. Nhờ được sự cứu giúp của những chàng trai nhà Trời, nên cuộc sống ngày một sung túc hơn. Dam San lớn lên,  trả thù Mtao và chăm chỉ làm ăn nên gia đình trở thành giàu có. Đăm Săn cũng không phải lấy vợ nối dây, còn đưa vợ về chung sống tại gia đình mình.

>

Bông, Rong và Tiăng – Sử thi thần thoại Mnông

Người kể : N’Yu – Đăm Pơ Tiêu

Sưu tầm & Biên dịch : Điểu Kâu – Đỗ Hồng Kỳ

Chỉnh lý tiếng Việt : Đỗ Hồng Kỳ

Tóm tắt cốt chuyện :

Bông & Rŏng là hai anh em ruột. Rŏng, Bing, Bai giành nhau một người chồng. Bị thua, Rŏng rủ Bông đi nơi khác làm ăn.

Họ đi lên vùng cao , ở đó chỉ toàn là bãi đá. Đi tới đâu hai người đắp đất kiến tạo sông núi, thuần dướng thú vật, gieo trồng cây cối. Đên bon Bu Prâng ( nay là xã Quảng Trực, huyện Đăk Rlăp, Đak Nông) thì họ làm nhà để sinh sống.

Lúc đó Tiăng sau nhiều lần đầu thai vẫn chưa thực hiện được ý muốn trở thành người giàu có, danh tiếng . Biết chi đầu thai vào Rŏng mới làm được việc ấy, Tiăng đã dùng bùa ngải làm cho Bong và Rŏng, hai anh em ruột, quan hệ với nhau như vợ chồng . Điều cấm kỵ này xảy ra khiến nữ thần Bầu Trời và thần nữ Nrĭ bị bệnh, làm đất trời rung chuyển. Tiăng mang theo lễ vật lên trời và xuống lòng đất cúng cho hai nữ thần. Hai vị khỏi bệnh, đất trời trở lại bình yên .

Tiăng có trí tuệ hơn người, chỉ dẫn xây dựng thêm nhiều bon làng, truyền dạy trí thức cho mọi người. Cuộc sống đông vui, no đủ. Tiăng trở nên có uy tín và giàu có.

Continue reading Bông, Rong và Tiăng – Sử thi thần thoại Mnông

Giai điệu âm nhạc trong trường ca – sử thi Tây Nguyên

 

          1. GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC

Một chi tiết quan trọng trong sự truyền bá từ đời này qua đời khác của thể loại trường ca,sử thi Tây Nguyên  là sự tồn tại hoàn toàn không phải qua bản in ấn, mà hoàn toàn qua hình thức truyền miệng. Đặc điểm bao trùm thống nhất trong thể loại trường ca ở mọi tộc người là : Lời văn trong trường ca bắt buộc phải phù hợp với cách hát để kể, xướng lên để kể, để hoàn toàn không thể là văn học thành văn bản chỉ đọc bằng mắt mà thôi. Lời văn của trường ca được cất lên từ miệng các nghệ nhân,  qua sự diễn tả của nghệ thuật diễn xướng âm nhạc, mà ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ “ Hát – kể” cho hình thức diễn xướng văn học độc đáo này ở Tây Nguyên.Đo đó, nghiên cứu trường ca – sử thi Tây Nguyên, không thể chỉ đơn giản ở dưới dạng văn học truyền miệng.

Các phương tiện dùng để diễn tả nội dung câu chuyện bằng ngôn từ, như ngữ điệu và nhịp điệu đều chỉ là cơ sở để tiến hành việc hát kể và đã hoàn toàn được âm nhạc hóa.

Continue reading Giai điệu âm nhạc trong trường ca – sử thi Tây Nguyên

Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên

Là sản phẩm đích thực của nền văn minh nương rẫy, trường ca thường là những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn được diễn tả hoặc minh họa bằng động tác, bằng hành động. Độ dài ngắn của trường ca cũng khác nhau. Có tác phẩm chỉ kể một hai đêm, nhưng có tác phẩm kể bốn, năm ngày chưa hết (tùy theo sức tưởng tượng phong phú hoặc trạng thái thăng hoa của người kể). Trường ca thường chỉ kết thúc khi người anh hùng hoặc nhân vật trung tâm đã đạt mục đích nào đó. Đặc biệt các trường ca của tộc người Mnông (ot n’trong) thường có độ dài gấp đôi trường ca của các tộc người khác. Nếu so sánh với những truyện thơ dài như : Đẻ đất đẻ nước, Hùy Nga – Hai Mối của người Mường, Xống chụ xôn xao của người Thái… hoặc so với cả các  trường ca Ramayana của Ấn Độ, hay Iliat – Ôđixê của Hy Lạp thì các trường ca, sử thi Tây Nguyên có bản hơn gấp mấy lần cả về số lượng, độ dài hơi của tác phẩm lẫn số lượng nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Theo tư liệu đã công bố của các nhà sưu tầm, ở Tây Nguyên hiện đã có các sử thi, trường ca sau đây được biết đến :

Continue reading Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên

Sử thi Bâhnar : Dyông Dư

                                                                   Sử thi Bâhnar Kriêm ( Bình Định)

Người kể : Bok Hmai – Bok Klích

Sưu tầm & Biên dịch : Hà Giao – Đinh Lưu

Tóm tắt cốt chuyện : Dyông Dư là em kề anh cả Dăm Joong và là anh của Dăm Dyă, của nàng Bia Jơ Răng Matnar với cậu em út Xem Đum. Dyông Dư là người kỳ dị, có thân hình to lớn, mắt lồi, miệng rộng, tai to, ăn hết nồi bảy nồi bung, uống chơi năm bảy ghè rượu cần. Ngủ say đến nỗi phải nấu chì đổ lỗ tai mới thức. Là một chàng trai có phép thần nhưng mang lốt người xấu xí, lười biếng. Dyông Dư còn là người có tài cao và đức độ,đánh bại mọi kẻ thù. Khi người thân trở thành kẻ phản bội, phải chiến đấu với nhau một mất một còn, chàng rất đau lòng như phải “ tự chặt chân chặt tay” . Lòng ham muốn của cải và quyền lực đã đẩy ngưòi anh ruột Dăm Joong trở mặt lại với Dyông Dư và các em. Đó là một bi kịch hiếm thấy trong sử thi Bâhnar. 

Dyông Dư

Xưa nghe Dyông Dư

Do cha anh xa xưa hơamon cho con em nghe

Đây chuyện kể về người Bahnar kỳ lạ

Bài này dài quá xin hát mấy khúc nghe chơi

Cha của Dyông Dư qua đời không ai biết

Cô của chàng mất lúc chưa chồng

Mẹ của chàng cùi cũi nuôi con năm đứa

Continue reading Sử thi Bâhnar : Dyông Dư

Sử thi chàng Dam San – Klei Khan Y Dam San

KLEI KHAN Y DAM SAN

    Người sưu tầm & dịch tiếng Pháp : Sabachier – 1933
    Người dịch tiếng Việt : Đào Tử Chí – 1959-1977
    Người hiệu đính, dịch thuật : Nguyễn Hữu Thấu – 1988

gallopingTóm tắt cốt chuyện :

Theo tục cuê nuê của Êđê, khi bà của H’Nhĭ, H’Bhí chết, hai nàng phải nối dây với chồng bà là ông Y Kla ( cậu của Dam San) . Khi cậu chết, Dam San phải thay cậu nối sợi dây hôn nhân với H’Nhĭ, H’Bhí ( Họ bằng tuổi nhau) .Câu chuyện bắt đầu từ lúc H’Nhĭ nhờ các anh sang  hỏi Dam San về làm chồng theo luật tục.

Không bằng lòng, Dam San  tìm nhiều cách chống đối, nhưng không thoát khỏi luật lệ. Chàng phải từ bỏ người yêu về làm chồng hai người đẹp, nên chán, thường bỏ đi chơi hoặc đưa tôi tớ đi săn bắt xa. Các tù trường Quạ & Sắt thấy H’Nhĭ xinh đẹp nên lừa bắt cóc nàng. Dam san đánh nhau & cướp lại được vợ. Không thỏa mãn , chàng tìm đường đến hỏi nữ Thần Mặt trời về làm vợ, nhưng bị từ chối và chết trong đầm lầy. Hồn Dam San nhập vào chị gái, làm nàng có thai. Đứa bé sinh ra đặt tên là Dam San mới thôi khóc. Được vài tuổi, H’Nhĭ lại cho các anh sang hỏi chồng. Không trái được luật tục & sợ mất của cải, Dam San nhỏ lại phải cuê nuê cùng H’Nhĭ, H’Bhí.

( LN đã phóng tác một góc câu chuyện tình của Dam San trong truyện ngắn Hoa Plang)

 

                                                                                I

 H’Nhĭ : Ơ Y Đhing ơi ! Ơ Y Ling ơi ! Ơ Y Đhang ơi ! Ơ Y Lang ơi ! Ở ngoài cổng làng có xử chém kẻ lạ nào đâu! Ơ Y Suh ơi ! Y Sah ơi ! vào đây nào !

Y Đhing : Ở em, có việc gì mà em gọi, có việc gì mà em kêu chúng tôi đấy hả em?

H’Nhĭ : Tôi gọi anh em chẳng vì công này, cũng không vì việc nọ. Danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, nghe đông tây đâu đâu cũng nói H’Nhĭ, H’Bhĭ như gốc nhiều cành, nha cây nhiều nhánh, anh em lắm, họ hàng nhiều . Thế mà sao đến nay chúng tôi vẫn thui thủi một mình, chình ình ra đó như cây put ải (1), tấm chồng còn chưa có để mà dùng ?

Continue reading Sử thi chàng Dam San – Klei Khan Y Dam San

Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa dân gian Tây Nguyên

 

Đâu là nơi đầu tiên sản sinh ra thể loại trường ca? Chưa có công trình khoa học nào tìm biết điều này. Kể từ bản trường ca của người Êđê “ Bài ca chàng Dam San – Klei khan Dam San” do công sứ Pháp cai trị tại DakLak Sabachie phát hiện ra đầu tiên, cách nay gần 80 năm, các nhà sưu tầm đã lần lượt công bố “ Xinh Nhã, Dăm Di, Khinh Dú, Nàng H’ Điêu – Chàng M’ Hiêng, Gyông Dư” rồi hệ thống các trường ca Mnông “ Cây nêu thần, Mùa rẫy Bon Tiăng”… hầu như dân tộc nào cũng có. Nếu chỉ kể tên, riêng ở vùng DakLak, các nhà sưu tầm đã ghi được 39 tên trường ca Êđê, hơn 100 tên trường ca Mnông, 6 trường ca Jrai. Tại Phú Yên, Bình Định có sử thi Bâhnar Kriem, Bâhnar Chăm. Ở Kom Tum cũng đã ghi được hàng chục trường ca Bana Rngao, tìm ra hệ thống trường ca Xơđăng với những tác phẩm cũng đồ sộ không kém… chưa có điều kiện thống kê hết, nhưng theo thông tin từ chương trình sưu tầm sử thi của nhà nước đang được triển khai ở năm tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thì hiện đã ghi được tên của 202 trường ca, nhiều nhất vẫn là của hai dân tộc người Êđê và Mnông ở DakLak. Chắc chắn sắp tới hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên sẽ được giới thiệu một cách đầy đủ hơn.

Continue reading Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa dân gian Tây Nguyên

Đưa sử thi về lại buôn làng

    Viện Phát triển bền vững Tây Nguyên vừa tổ chức cuộc tọa đàm về việc ” làm thế nào đưa sử thi Tây Nguyên về lại với cộng đồng”. ( ngày 5-4-2011 tại Buôn Ma Thuột) Xin giới thiệu với các bạn trích đoạn bài phát biểu của Nay Jek  ( Y Jek Niê Kdam) một trong những ngưòi đã tham gia dịch sử thi, Êđê tại cuộc tọa đàm trên.

    Linh Nga Niê Kdăm

Về điều kiện công tác, chúng tôi đều là những người làm kiêm nhiệm, vừa làm công việc chuyên môn chính của mình tại cơ quan, vừa tham  gia việc dịch thuật sử thi và một số tài liệu pháp luật khác nên thời gian nghiên cứu không được tập trung. Khả năng trình độ dịch văn học cũng như dịch thơ ( ở đây chủ yếu văn vần) còn hạn chê, hầu hết trong nhóm dịch thuật chưa ai  qua trường lớp biên dịch. Do vậy công tác dịch thuật không chuyên nghiệp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tra từ để diễn đạt.

Continue reading Đưa sử thi về lại buôn làng

Trường ca Bini – Cham (Ariya Bini – Cam)

Chào các bạn,

Ariya Bini – Cam là một trong những thi phẩm cổ điển xuất sắc nhất của Chăm, nhưng ít được phổ biến. Nguyên tác và bản dịch Việt ngữ được Inrasara đưa ra lần đầu trong cuốn Văn học Chăm – khái luận, Nxb. Văn hóa Dân tộc, H., 1994.

Ariya Bini- Cam là hồi ký bằng thơ, ghi lại những hồi tưởng và cảm nhận của một hoàng thân Champa (thuộc tiểu quốc Chàm Panduranga, tức là Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) về tình yêu của chàng với nàng công chúa đến từ Makah (tiểu bang Kelantan, Malaysia), cũng như tình yêu của chàng đối với đất nước trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử Champa.

Cuộc tình tan vỡ, đất nước tiêu vong, Arya Bini – Cam là một tuyệt tác văn chương Chăm, thấm đẫm buồn đau và nước mắt…

Đọc bài dịch tiếng Việt ta cũng có thể nhận ra ngay dịch giả vừa là nhà thơ xuất sắc vừa là một học giả uyên thâm. Dịch giả là Inrasara (xem ảnh bên trên), tên thật là Phú Trạm, sinh 957 tại làng Chăm Caklaing – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Công việc đang làm của Inrasara là nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận – phê bình văn học. Các tác phẩm của Inrasara đến nay gồm có:

Tác phẩm:

Về văn chương

– Tháp nắng – thơ và trường ca, NXB Thanh niên, H., 1996.
– Sinh nhật cây xương rồng – thơ song ngữ Việt Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1997.
– Hành hương em – thơ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh., 1999.
– Lễ tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H., 2002.
– Inrasara – Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng, H., 2003.
– The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh – Việt, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005.
– Chân dung Cát – tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
– Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
– Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận-phê bình, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
– Song thoại với cái mới, tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, H., 2008.

Về nghiên cứu văn hóa Chăm

– Văn học Chăm – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994.
– Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố.
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2006.
– Văn học Chăm – Trường ca, sưu tầm – nghiên cứu.
+ In lần nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
– Từ điển Chăm – Việt (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1995.
– Từ điển Việt – Chăm (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1996.
– Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1999.
+ In lần thứ hai: NXB Văn học, H., 2003.
+ In lần thứ ba: NXB Văn học, H., 2008.
– Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003.
– Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), NXB Giáo dục, H., 2004.

Chủ biên

Tagalau, tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm (10 tập, 2000-09); Tủ sách văn học Chăm (10 tập, đã xuất bản 4 tập).

Giải thưởng chính

– CHCPI – Sorbonne (Pháp), Văn học Chăm I (1995).
– Hội đồng Dân tộc – Quốc hội khóa IX, Văn học Chăm II (1996).
– Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ tẩy trần tháng Tư (2003).
– Hội Văn học – Nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng (1998), Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao – tục ngữ – thành ngữ – câu đố Chăm (2006).
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ tẩy trần tháng Tư (2005).
– Giải thưởng sách Việt Nam, Từ điển Việt – Chăm (2006).
– Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org, tháng 9.2006.
– Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006).

Chúng ta rất biết ơn Inrasara đã dịch Trường Ca Bini – Cam ra Việt văn, để chúng ta có cơ hội thưởng thức một tuyệt tác văn chương Chăm, đồng thời hiểu biết thêm về văn minh Chăm và Chiêm quốc cũ. Hãy cùng nhau hướng lòng đến các anh em Chăm của chúng ta còn lại ngày nay.

Trường ca này gồm 164 câu. Phần tiếng Việt đi trước tiếng Chăm. Trong phần tiếng Việt có một số các ghi chú. Tất cả các chú giải này đều nằm ở cuối phần tiếng Việt.

Thành thật cám ơn anh Trần Can của Balme đã chia sẻ các thông tin quý báu này.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành
.