Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Champa/Chăm Pa

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Bình-Trị-Thiên, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Champa (Chăm Pa) hôm nay.

Dân tộc Champa vốn quần tụ tại khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên cho tới thế kỷ XVII, người Champa đã từng xây dựng nên vương quốc Champa với nền vǎn hoá Sa Huỳnh rực rỡ, ảnh hưởng của vǎn hoá Ấn Độ.

Dân tộc này còn có các tên gọi khác là: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Hời… với các nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc. Họ có khoảng chừng 161.729 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê), và tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

Người Champa theo đạo Hồi và đạo Bà La Môn. Trong các bản làng Chǎm lễ hội diễn ra quanh nǎm và không lúc nào thiếu vắng âm nhạc. Đối với kho tàng âm nhạc của người Champa, thậm chí âm nhạc nghi lễ tín ngưỡng chiếm một phần lớn, vượt trội hơn rất nhiều so với âm nhạc đời thường.

champa16_dau

Dàn nhạc đệm cho hát gồm có: kèn Xaranai (nhạc cụ họ hơi, dǎm kép, có 7 lỗ bấm trên, 1 lỗ bấm dưới), đàn Kanhi (nhạc cụ dây chi cung kéo, bầu đàn làm bằng mu rùa, có 2 dây), trống Paranưng (trống vỗ 1 mặt), cặp trống Ghì Nằng (trống 2 mặt, mặt trên vỗ, mặt dưới đánh bằng dùi), chiêng Prông (chiêng có núm) và chiêng Sit (chiêng có núm).

Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Champa ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và Sài Gòn theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.

“Nhìn vào cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, những vương quốc bị xâm lấn không hẳn đã vì kém văn minh, mà trái lại có những thời đại huy hoàng sớm sủa hơn chúng ta nhiều. Những công trình gần đây nghiên cứu về người Chiêm Thành (Chăm) và người Chân Lạp (Khmer) đã chứng tỏ điều đó.

Bia ký chữ Phạn-Chăm cổ ở PoKlaungGarai
Bia ký chữ Phạn-Chăm cổ ở PoKlaungGarai

“Riêng về người Champa, những di tích của vương quốc này cho thấy họ đã hình thành được một xã hội qui mô khá sớm sủa. Vào thế kỷ 17, 18 khi quốc sử coi như đã đặt một dấu chấm hết cho vương quốc Chiêm Thành thì trong các tài liệu của những nhà nghiên cứu ngoại quốc, người ta vẫn còn ghi nhận một khu vực được coi như giang sơn riêng của người Champa – ít ra cũng bán độc lập với giang sơn của chúa Nguyễn được gọi là Đàng Trong. Một điều chắc chắn, sự tan biến của quốc gia này không đơn giản chỉ là xoá sổ một chính quyền như nhiều trường hợp trong quá khứ, cũng không phải chỉ là thay tên đổi họ của một triều đại.

“Tuy ngày nay cái tên Chiêm Thành chỉ còn trong sách vở, ảnh hưởng của văn hoá Champa còn tồn tại hầu như khắp mọi sinh hoạt, hiển hiện cũng có, lẩn khuất cũng có nơi một phần lớn văn hoá miền Trung và miền Nam. Ảnh hưởng đó ít ai để ý vì trong các nghiên cứu, chúng ta đặt nặng việc khai thác các tài liệu của người Việt (thường gọi là người Kinh) mà ít quan tâm đến văn minh và di sản của các dân tộc khác đã một thời sống chung trên cùng một mảnh đất…

“Gần đây, một số học giả trong nước cũng như ngoài nước đã bắt đầu những khảo sát tương đối khoa học hơn về vương quốc Champa, không chỉ giới hạn vào những công trình mỹ thuật còn tồn tại mà đào sâu vào văn hoá đặc thù của người Champa để lượng định lại những đóng góp trong hơn 1000 năm lịch sử của họ.” (trích Chăm Pa-Chiêm Thành, Tài Liệu Việt Nam)

Linga - Thánh địa Mỹ Sơn
Linga – Thánh địa Mỹ Sơn

 

BÓNG EM (Dân Ca Champa)

Kìa xa thấp thoáng ai trên đường lại đây
Bóng áo xanh đeo cườm lấp lánh đến nơi này
Hình như dáng em yêu đang đi nhịp nhàng
Kìa như dáng em yêu đang đi nhịp nhàng

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.

Bài “Nhạc cụ truyền thống của người Chăm” của ông Sử Văn Ngọc dưới đây sẽ giúp các bạn tham khảo thêm về các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Champa với một nền văn hóa Sa Huỳnh và toàn bộ nền âm nhạc cổ truyền trải dài miền Trung và miền Nam – Việt Nam, với những đóng góp hơn 10 thế kỷ suốt chiều dài lịch sử của họ để rồi mang tầm ảnh hưởng tới đế chế nhà Nguyễn ở lảnh địa Đàng Trong.

Kế đến mình có: 1 clip bài nhạc nổi tiếng “Hận Đồ Bàn” của nhạc sĩ Xuân Tiên do ca sĩ Thế Sơn trình diễn. Đây không phải là một bài dân ca Champa, mà là một bản tân nhạc bi tráng về một vương quốc một thời rực rở đã mất. Khi viết bài này, nhạc sĩ Xuân Tiên đặt mình vào địa vị một người dân Champa, ai oán về sự kiện kinh đô Đồ Bàn (nay là Quảng Nam, Đà Nẳng) của nước Champa bị binh lực Đại Việt do vua Lê Thánh Tông lãnh đạo tiêu diệt năm 1471. Đầu thập niên 1970 bài này từng bị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu cấm biểu diễn công khai.

Thực sự mà nói, Thế Sơn hát bài này chưa tới, nhưng là người hát hay nhất trong số những ca sĩ hát bài này có clips trên mạng.

Sau hết mình có 24 clips tổng thể văn hóa người Champa để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

champa12

Nhạc cụ truyền thống của người Chăm

(Sử Văn Ngọc)

Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, còn bảo lưu và sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng và có thể xếp thành 3 nhóm sau:

  1. Nhóm bộ gõ: Gồm có trống ginăng 2 mặt, trống baranưng 1 mặt, trống (hagăr) 2 mặt, chiêng (cheng) và mõ (akhok).
  2. Nhóm bộ hơi: Gồm kèn saranai, tù và (asăng) và sáo (talăk).
  3. Nhóm bộ dây: Gồm đàn nhị (kanhi), đàn bầu (chapi) và đàn gáo (rabăp).

Trong số các loại nhạc cụ trên: saranai, baranưng, ginăng, kanhi, hagăr, asăng và cheng được người Chăm xem như loại nhạc khí thiêng nên trước khi mang ra sử dụng đều phải làm lễ cúng, xin phép thần linh và được diễn tấu trong lễ nghi cúng tế, thỉnh mời và nghênh đón thần linh. Riêng ba bộ nhạc cụ gồm saranai, baranưng, ginăng tượng trưng cho bản thể con người (đầu, mình và tứ chi) được người Chăm xem như là nhạc cụ chỉ đạo.

Kèn saranai/xaranai: Cấu trúc có 3 phần gắn liền nhau: Phần chuôi (gali) làm bằng đồng để gắn lưỡi gà bằng lá buông. Đây là bộ phận để thổi. Thân (rup) làm bằng gỗ đục rỗng có 7 lỗ chính phía trên, một lỗ phụ phía dưới, là bộ phận điều chỉnh nốt nhạc. Loa (abok) bằng gỗ quý, sừng trâu, hay ngà voi đục rỗng ruột. Đây là phần khuếch đại âm thanh, có 5 âm chính tương đương với 5 nốt nhạc: đồ, pha, sol, la, rê thể hiện 5 giác quan (limư thuat).

Kèn saranai có tên rất gần gũi với sarunay của người Ba Tư, surunai của người Mã Lai và xo lai của người Khơ-me Nam Bộ. Tuy cùng nhóm kèn dăm, nhưng kènsaranai của người Chăm có những nét riêng so với các loại khác tồn tại trong nước cũng như ở vùng Đông Nam á.

Kèn Saranai
Kèn Saranai/Xaranai

Trống baranưng/paranưng. Thân trống làm bằng gỗ đục rỗng, không nứt, chiều cao khoảng 0,90m; mặt trống có đường kính khoảng 0,40m – 0,44m, bằng da mang hay da dê và căng bằng hệ thống dây mây với 12 con nêm bằng gỗ. Đây là bộ phận để tăng hay giảm cường độ cao thấp, có 3 âm chính: tắc, tăm, tầm được người Chăm xem như một bộ phận của lồng ngực “lục phủ ngũ tạng” (aphik ala agôl).

Trống baranưng/paranưng vừa là nhạc cụ, vừa là vật tổ của Mưduôn, môn phái thờ Pô băl Gana, một chức sắc đảm nhiệm việc cúng tế, lễ hội tín ngưỡng dân gian cho cả Chăm Bàlamôn và Bàni. Khi sử dụng baranưng phải mặc lễ phục trong tư thế ngồi, đặt trống vào đùi, ôm sát vào ngực, vỗ hai tay vào trống. Người Chăm ở An Giang thì sử dụng cả bộ 4 chiếc. Theo ông Mustagoja ở Châu Giang (Châu Phong, Tân Châu, An Giang), baranưng này chỉ sử dụng mang tính văn nghệ trong các lễ cưới hay dịp lễ Ramadan chứ không sử dụng trong các lễ cúng tế thần của Hồi giáo Islam.

Trống Baranưng/Paranưng
Trống Baranưng/Paranưng

Trống ginăng/ghì nằng. Thân trống làm bằng gỗ lim (girăk) hay cà chích (kachik) đục rỗng ruột. Tốt nhất chọn cây có bộng sẵn, không nứt và thân cây dài cắt làm đôi để khi sử dụng không chệch âm. Thân trống dài khoảng 0,72m bào láng cả trong lẫn ngoài hơi phình ở giữa, 2 mặt căng da. Mặt nhỏ căng da dê hay da mang, đường kính 0,24m, tiếng Chăm gọi là chang (dương) vỗ bằng tay, có 2 âm chính: tớ, tìn. Mặt lớn căng da trâu, đường kính 0,28m tiếng Chăm gọi là bằm (âm), có 2 âm chính: dit, gleng, đánh bằng dùi. Trống ginăng bao giờ cũng dùng đôi, diễn tấu trong tư thế ngồi với trạng thái tĩnh, hai chiếc đặt chéo nghiêng áp sát nhau trên mặt đất, do nghệ nhân dân gian sử dụng.

Người Chăm ở Phú Yên cũng có loại trống tương tự – trống hakoi hakua được sử dụng trong lễ hội và lễ cưới nhưng lại diễn tấu đứng, di động, múa cùng với bộ cồng ba và chiêng năm. Người diễn đeo trống trước bụng vỗ vào 2 mặt trống bằng 2 tay.

Trống Ginăng
Trống Ginăng/Ghi Nằng

Theo quan niệm của người Chăm, 3 nhạc khí kèn saranai, trống baranưng và trống ginăng tượng trưng: trời, đất, con người nên luôn được diễn tấu với nhau, thể hiện sự hòa nhập “thiên, địa, nhân”. Do vậy khi diễn tấu rất hùng hồn, mãnh liệt, đa dạng, phong phú, cuốn hút mọi người đòi hỏi nghệ nhân sử dụng phải học tập công phu, bài bản. Mưduôn Gru được xem là nghệ nhân sử dụng thông thạo 3 nhạc khí ấy với 73 điệu trống và 73 điệu múa cung đình. Vì vậy chỉ có Mưduôn Gru mới có quyền làm lễ phong chức sư cho nghệ nhân trống và nghệ nhân múa (Muk Rija) thông qua tục ngữ:

Yuk saranai ôh suk gilong,
Tong, tamia ôh suk ragăm

(Thổi kèn saranai không sai lỗ,
Đánh trống, múa không sai nhịp)

Đàn kanhi chế tác bằng mai rùa vàng (abong kra mưh) cắt bỏ phần đầu, ghép ván mỏng làm mặt đàn. Trên mai rùa gắn cây tre đặc, to cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65m, có hai tai để lên dây và cần kéo bằng thanh tre buộc lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung. Đàn kanhi giống với đàn rebab của người Ba Tư, Indonesia, Mã Lai và đàn nhị của người Việt. Tuy nhiên, nét riêng ở đây không những khác tên gọi mà còn ở hộp cộng hưởng là mai rùa.

Đàn Kanhi
Đàn Kanhi

Theo truyền thuyết Chăm, đàn kanhi là biểu tượng 4 đứa con của bà Mẹ Xứ Sở (Pô Inư Nưgar): Jakăk, Jakăn, đảm nhận việc trên trời; còn Jalo, Jalai đảm nhận việc dưới trần gian (Dunya). Do vậy, đàn kanhi được người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận sử dụng vào 2 trường hợp:

– Dùng trong đám tang, gọi là kanhi đam với bộ 2 cái – 4 cái: 2 thầy Pasêh – 4 thầy Pasêh), diễn tấu có sự phụ họa bài hát đám ma Chăm Bàlamôn, vỗ về và đưa linh hồn người quá cố về với xứ sở tổ tiên (Nưgăr Muk Kay).

– Kanhi kadbăr một cái, vừa là nhạc cụ vừa là vật tổ của môn phái Kadbăr, một chức sắc tín ngưỡng dân gian, thờ thần Mặt Trời (Poyang Prong), chỉ ông Kadbăr mới có quyền sử dụng để hòa âm với bài thánh ca, ca ngợi công đức các vị thần (thể hiện việc trên trời).

Cả 2 loại kanhi đều có 2 âm chính:  và . Khi diễn tấu, ngồi xếp bằng, đặt lên đùi, tay phải kéo cánh cung, tay trái bấm nốt nhạc. Theo luật tục, khi khai lễ (pachah yawa kanhi) phải kéo 3 tiếng , 3 tiếng  thể hiện mọi sinh vật đều sản sinh từ âm dương.

champa23

Thông qua vật liệu chế tác và phong cách diễn tấu, người Chăm có bài vịnh:

Krum ôh hu mưta

Tamuh ngok rong kra ôh hu akok

Djang nhu mưng talay kabuăk

Atheh khok ngok rong kra

Athah khok kra kamrao

Pô dôm rangao preo tho atheh

(Trích đoạn “Jadăn”). Tạm dịch:

Cây tre không có mắt

Mọc trên lưng rùa bị chặt đầu

Buộc chúng hai sợi tơ vào nhau

Ngựa phi trên lưng rùa

Ngựa phi rùa rên xiết

Ngài mải miết giục dây cương…

Trống (hagăr). Thân trống bằng gỗ đục rỗng ruột, bào láng cả trong lẫn ngoài, dài khoảng 0,50m, 2 mặt bằng nhau, căng da dê, đường kính khoảng 0,21m. Vòng căng da trống bằng hệ thống chốt tre đóng vào thân trống, dùng vải quấn vào đầu dùi đánh, sử dụng với bộ chiêng trong đám tang 4 thầy Pasêh của người Chăm Bàlamôn.

champa25_Tháp Bà Ponagar

champa26

Tù và (asăng). Chế tác bằng vỏ ốc giác, cắt bỏ phần đuôi, dùng sáp gắn chuôi đồng để làm ống thổi. Theo truyền thuyết, đây là vật linh mà đấng Pô Dêbitathuôr dùng để sáng tạo vũ trụ và mọi sinh vật trên trần gian (Dunga). Trong tôn giáo Bàlamôn, asăng cũng là vật linh của Pô Adhia được sử dụng trong đám tang của đẳng cấp quý tộc, tượng trưng, tái tạo sự sống ở cõi vĩnh hằng (Thuôrga) và lễ tẩy uế đất đai, tượng trưng sự tái tạo vũ trụ và mọi sinh vật trong 6 ngày.

champa27

Chiêng (cheng). Chế tác bằng đồng, đường kính khoảng 0,30m. Có 2 loại: chiêng bằng và chiêng có núm, sử dụng cùng với trống cơm trong đám tang. Chiêng núm sử dụng 1 cái cùng với bộ ba (saranai, baranưngm ginăng) trong các lễ múa (Rija Nưgar, Rija Prong…).

Ngoài ra, người Chăm còn có các loại nhạc cụ khác như: sáo (talăk), đàn sáo (rabăp), đàn bầu (chapi) để cho các nghệ nhân tiêu khiển, giải khuây và tâm tình qua tiếng nhạc.

Nhạc cụ truyền thống là biểu hiện tập trung những thành tựu âm nhạc đã được kết tinh trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử cộng đồng người Chăm, và được người Chăm coi là nhạc khí thiêng. Chúng không những có giá trị về mặt thẩm mỹ (văn hóa vật chất) mà còn có giá trị về mặt âm nhạc (văn hóa tinh thần). Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu, góp phần làm giàu thêm nền dân nhạc cổ truyền trong một nước Việt Nam đa dân tộc.

(Sử văn Ngọc)

oOo

Hận Đồ Bàn – Xuân Tiên – Ca sĩ Thế Sơn:

 

Ẩn số Chămpa – Phần 1 – Champa, lịch sử và đền tháp:

 

Ẩn số Chămpa – Phần 2 – Champa, lịch sử và đền tháp:

 

Ẩn số Chămpa – Phần 3 – Đền tháp Chăm Pa chức năng và mô hình:

 

Ẩn số Chămpa – Phần 4 – Phong cách Hòa Lai:

 

Ẩn số Chămpa – Phần 5:

 

Ẩn số Chămpa – Phần 6:

 

Ẩn số Chăm pa – Phần 7:

 

Ẩn số Chăm pa – Phần 8:

 

Khám phá Thánh địa Mỹ Sơn:

 

Nét đẹp văn hóa Chăm qua trang phục truyền thống:

 

Kate – lễ hội đặc trưng của văn hóa dân gian Chăm:

 

Sắc màu văn hóa – Vũ điệu Chăm Pa:

 

Hòa tấu Vui Đoàn Tụ – giới thiệu tổng quát các nhạc cụ truyền thống của Dân tộc Chăm Pa:

 

Dân ca vũ điệu Chamsaranai:

 

Dàn nhạc Chăm trong lễ Rija Nưgar:

 

Độc tấu Saranai:

 

Độc tấu Kanhi:

 

Dàn nhạc Chăm Pa hòa tấu:

 

Hát Giao Duyên:

 

Hát Vãi Chài:

 

Hát Tráng Ca:

 

Múa Quạt Cổ Truyền Chăm Pa:

 

Múa lễ Rija Yaup:

 

Múa Roi Rija Hrei:

 

Hát Mộc – Dân ca Chăm:

 

Dan Du Ranghu – Dân ca Chăm:

 

Múa APSARA ở Thánh Địa Mỹ Sơn:

 

Cham Dance (Robam Oba Trop):

 

One thought on “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Champa/Chăm Pa”

  1. Nghe nhạc Chăm thấy rất rõ nhac Chăm là gốc của nhạc cung đình và dân ca Huế. Âm hưởng giống nhau gần 100%. Vậy là nhạc Chăm đã trở thành nhạc cung đình Huế khi người Việt chinh phục Champa từ từ. Và nhạc Chăm cũng nghe như là gốc của các điệu hò miền nam. Rõ ràng là văn hóa Chăm sống trong lòng người Kinh. Âu đó cũng là an ủi cho Chăm pa, dù quốc gia có mất đi thì văn hóa vẫn còn đó, và tiếp tục phát triển.

    Like

Leave a comment