Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 2 (PHẦN 12)

Người dịch: Phạm Thị Ngọc Nho
Biên tập: Phạm Thu Hường

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 2: Phương Pháp Và Tâm lý Của Sự Trì Hoãn
(Phần 12)

2B. Những chiếc cầu dễ gãy:
Năng lượng hạt nhân và những nhà máy điện thu giữ và lưu trữ cac bon bằng bất kỳ giá nào? (tiếp theo)

Một bằng chứng không có thật về sự tiến bộ

Những kế hoạch và những đề xuất hạt nhân đang được thảo luận cũng ảnh hưởng các nước đang phát triển. Ở đây những kế hoạch và đề xuất ấy gặp được sự chấp thuận đáng kể vì điện hạt nhân tiếp tục được coi là bằng chứng cho sự tiến bộ công nghệ. Đây là một niềm tin được nuôi dưỡng bởi IAEA, cơ quan sử dụng sự hiện diện rộng lớn và mạng lưới truyền thông quốc tế của mình để tổ chức hàng trăm hội thảo cho các nhà khoa học khắp thế giới, khuyến khích họ đồng ý về tính độc đáo của điện hạt nhân.

Trong một bài phát biểu về năng lượng tái tạo ở Việt Nam (với một ủy ban năng lượng hạt nhân báo cáo trực tiếp cho người đứng đầu chính phủ mặc dù Việt Nam hiện không có nhà máy điện hạt nhân), tôi đã nói chuyện với một số giáo sư vật lý được kính trọng nhất của đất nước. Tất cả họ đều tỏ ra quen thuộc với khái niệm điện hạt nhân, không có ai nhìn thấy bất kỳ vấn đề cơ bản nào với nó, và tình trạng kiến thức của họ về năng lượng tái tạo ở một mức độ điển hình của những năm 1970.

Các kinh nghiệm cho đến ngày nay của tôi ở nhiều nước khác cũng tương tự như vậy, từ Mỹ La-tinh cho đến Phi châu. Tại một cuộc hội nghị của Viện Khoa học Hoàng gia ở Jordan, tôi đã lập luận phản bác lại những lời đề nghị của một trong những nhà khoa học năng lượng nổi tiếng nhất của đất nước, người đã đề nghị xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Khi tôi hỏi làm thế nào ông có thể đưa ra một đề nghị như vậy, khi xem xét đến khối lượng nước khổng lồ theo yêu cầu của nhà máy điện hạt nhân (3.2 lít nước cho mỗi kilowatt-giờ điện được tạo ra) trong khi biết rằng đất nước của ông phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng, nhiều người trong khán giả đã rất ngạc nhiên và ông ta đã không thể trả lời được.

Bởi vì công việc của IAEA (đã được chỉ thị và được cung cấp dồi dào với những nguồn lực cần thiết), 23 nước không có nhà máy điện hạt nhân để sản xuất điện đã có lò phản ứng hạt nhân cho các mục đích nghiên cứu. Các quốc gia này bao gồm Ai Cập, Morocco và Libya, là những nước đặc biệt phong phú về bức xạ mặt trời hoặc năng lượng gió, và các nước như Algeria và Georgia, Indonesia, Philippines và Thái Lan trong đó, bên cạnh sự giàu có của họ về các nguồn năng lượng tái tạo phát sinh tự nhiên, còn đang bị bao vây bởi những bất ổn nội bộ. IAEA đánh giá các quốc gia này là các quốc gia mới có tiềm năng cho các nhà máy điện hạt nhân, cũng như 15 quốc gia khác bao gồm Bosnia, Uganda, Jordan, Namibia, Nigeria và Tunisia.

Theo Báo cáo Tình trạng thế giới về năng lượng hạt nhân, phần lớn số lò phản ứng mới hiện đang được xây dựng tại: Trung Quốc (16), Nga (9), Ấn Độ (6) và Hàn Quốc (5). Phần lớn các lò phản ứng mới đã được kế hoạch cụ thể được tập trung ở: Trung Quốc (29), Nhật Bản (13), Mỹ (11), Ấn Độ (10), Nga (7) và Hàn Quốc (7). Thời gian xây dựng trung bình là 5 năm, mặc dù sự chậm trễ thường xuyên xảy ra.

Tất cả điều này đang diễn ra mặc dù trong tầm nhìn hiện tại không có sự xử lý lâu dài đáng tin cậy nào đối với chất thải hạt nhân, và sự bùng nổ chi phí cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới đang chứng minh rằng tuyên bố điện hạt nhân mang lại sự tiết kiệm chi phí là sai. Công ty đa quốc gia Citigroup, hoạt động trên toàn thế giới, cảnh báo chính phủ Anh trong một bản kháng cáo có tựa đề Hạt nhân MớiKinh tế học nói Không chống lại các kế hoạch xây dựng 10 nhà máy điện hạt nhân mới.

Citigroup lập luận rằng, khi chính phủ không cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào cho sự xây dựng của điện hạt nhân,  các công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro không thể chấp nhận nổi dưới hình thức những sự gia tăng không lường trước được trong chi phí. Họ đã chỉ ra các chi phí bùng nổ cho việc xây dựng các lò phản ứng Phần Lan mới. Giá cố định đã được đưa ra là 3.5 tỷ euro, và với sự xây dựng được hoàn thành từ năm 2005 đến năm 2009. Tuy nhiên, chi phí đã tăng lên 5.5 tỉ euro và thời gian xây dựng sẽ được hoàn thành vào năm 2012 là sớm nhất. Cho đến ngày đó chi phí sẽ còn phải tăng lên nữa. Citigroup cũng nêu tên những ví dụ khác về các lò phản ứng mới có chi phí xây dựng đã tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn ước tính ban đầu. Kết quả là, chúng ta phải thừa nhận một sự gia tăng tương ứng trong giá điện tạo ra, làm cho các nhà máy điện hạt nhân không còn sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, nếu các lò phản ứng mới vẫn được xây dựng, thì đây chỉ là bởi vì các tập đoàn năng lượng mặc định rằng sắp tới sẽ có viện trợ nhà nước. Tổng thống Pháp Sarkozy đang yêu cầu chính xác điều đó – một làn sóng mới về trợ cấp năng lượng hạt nhân, hoặc để xây dựng các lò phản ứng hoặc trợ cấp chi phí sản xuất thực tế, với giá điện được tạo ra từ sử dụng năng lượng hạt nhân được thiết lập bởi chính trị và với những sự đảm bảo mua hàng (tương tự như những chính sách kinh tế được đảm bảo của EEG đối với điện được sản xuất từ ​​năng lượng tái tạo).

Những yêu cầu của những người vận hành nhà máy điện hạt nhân là rất rõ ràng – “các quyền bình đẳng cho điện hạt nhân“. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng. Điện hạt nhân đã được trợ cấp với số tiền là nhiều tỉ euro không đo đếm được trong vòng 50 năm qua, và hiện đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Ngược lại, năng lượng tái tạo mới chỉ được giới thiệu gần đây và đã nhận được trợ cấp nhà nước ít hơn đáng kể để cho phép sản xuất hàng loạt các hệ thống năng lượng tái tạo. Ngoài những sự khác biệt định tính khá lớn khác, chẳng hạn như giá trị thặng dư xã hội của năng lượng tái tạo so với chi phí xã hội của điện hạt nhân, năng lượng tái tạo cũng ngày càng trở nên rẻ hơn.

 (còn tiếp)

© 2014 copyright Verlag Antje Kunstmann GmbH

Permission granted for translating into Vietnamese and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes.

Bản quyền bản dịch:  dotchuoinon.com

2 thoughts on “Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 2 (PHẦN 12)”

  1. Trong phần này đoạn Scheer có nhắc đến Việt Nam và sự tụt hậu của các nước đang phát triển. Tình trạng tương tự vẫn đang xảy ra và cũng đúng với việc đưa GMO và Monsanto vào VN một cách vô trách nhiệm.

    Cảm ơn Nho đã dịch phần dài này.

    Like

  2. Ở VN trước nay chưa có nhiều thảo luận về NLTT. Giới trí thức vẫn chưa nắm vững, cho nên quan chức không nắm vững là phải.

    Chỉ khi giới trí thức và đám đông nắm vững thì quan chức mới đi theo. Nước nào cũng vậy. (Dù rằng quan chức VN thường có ảo tưởng là mình biết).

    Các thảo luận về các cuốn sách dịch về NLTT là điều tốt để nâng cao kiến thức trong giới trí thức và quần chúng, và sau đó là quan chức.

    Like

Leave a comment