Chữ NHẪN

 

chu_nhan

Chào các bạn,

Chịu đựng vất vả, đau đớn, tủi nhục là Nhẫn.
Không tức giận, không quát mắng, không cãi lại, không hằn thù là Nhẫn.
Luyện cho tâm an là Nhẫn.

Nhẫn để kiên trì đường xa.
Nhẫn để giữ hòa khí.
Nhẫn để an vui.

Nhẫn cho cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Vậy làm cách nào để ta thực tập chữ Nhẫn?

Mời các bạn cùng bình giải chữ Nhẫn, chia sẻ kinh nghiệm, và bình bức tranh ở trên nhé.

Chúc các bạn một ngày nhẫn nhịn.

Thân mến,
Chí Thuận
 

9 thoughts on “Chữ NHẪN”

  1. Like !
    Thuận ơi, máy tính của chị không hiểu sao không bấm vào like ở ĐCN được 🙂

    Like

  2. Chữ Nhẫn là chữ rất khó đối với em – khó nhất trong các chữ. Không phải vì em có khuynh hướng làm những điều “thiếu nhẫn” hay “bất nhẫn” mà vì em không … cảm được nó. Còn cảm theo chiều kích giản đơn nhất: nhẫn nhịn, nhẫn nhục thì em … hỏng thích theo, vì nó cho em cảm giác hành xử không đúng với tâm mình.

    Sau này, trong vòng 1 năm nay, em giải chữ “nhẫn” thành … “vô ngã”. Vô ngã để nhẫn. 🙂

    Like

  3. Có lẽ tình yêu là nơi Nhẫn thể hiện. Tùy người, tùy lúc, có thể là nhẫn nhục hay nhẫn nại. Với em, trong tình yêu, thì chỉ khi nhìn lại thì mới biết là nhẫn. Và vì những khoảng sáng rực rỡ đó của tình yêu mà nhẫn cũng chỉ là một cái gì đó làm tình yêu thêm đậm say.

    Like

  4. Về mặt thư pháp, chữ Nhẫn gồm chữ Đao bên trên chữ Tâm. Nếu giải nghĩa theo hình tượng này thì Nhẫn = Luyện Tâm, anh Thuận nhỉ?! 🙂

    Like

  5. “Chữ Nhẫn gồm chữ Đao trên chữ Tâm” (Quỳnh Linh) nên khi nhẫn là ta “chịu đựng vất vả, đau đớn…” (Chí Thuận).

    Nhưng “chịu đựng với tức giận, oán trách hay nước mắt là cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp trước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là cái nhẫn của kẻ tu luyện” (Lý Hồng Chí).

    Để chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách phải có tấm lòng lớn: “Nắm muối không hề mặn – Với lượng cả dòng sông – Lỗi lầm kia bé nhỏ – Với cõi lòng mênh mông”.

    Nên “Nhẫn hay Nhẫn Nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đựng được những khó khăn lớn” (Minh Niệm).

    Nhẫn không phải là đè nén cảm xúc, mà là kiểm soát tức thì được cảm xúc ngay khi chúng mới khởi lên, để sau đó hóa giải hay chuyển hóa cảm xúc.

    Nhẫn là chiến thắng, chiến thắng tự ái, chiến thắng sân hận, chiến thắng của tình thương.

    “Phiến thời bất năng nhẫn. Phiền não nhật nguyệt trường”. Một phút một giây không nhẫn được, sẽ gặp phiền não cả ngày cả tháng dài…

    Chúng ta nên thực hành “nhẫn”, trước hết với “một nửa” của mình. Bởi khi làm lễ cưới, chúng ta đã trao “nhẫn” cho nhau đó mà…Hà hà…

    Like

  6. Anh Thuận ơi,

    Em thích tranh vẽ chì của anh. 🙂 Có một thời gian em hay vẽ chì, vẽ tranh trừu tượng. 🙂

    Like

  7. Oh, những câu bình của cả nhà thú vị quá.

    Nhẫn = Luyện tâm (Quỳnh Linh)
    Chúng ta thực hành “nhẫn” trước hết với “một nửa” của mình (anh Thảo)
    Chỉ khi nhìn lại mới biết là nhẫn (Thu Hương)
    🙂

    Like

  8. Bức tranh của Thuận vẽ hày quá. Mai mốt anh sẽ tìm chuyện cho Thuân vẽ.

    Câu của Lý Hồng Chí mà anh Thảo quote rất là interesting: “Nhưng “Chịu đựng với tức giận, oán trách hay nước mắt là cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp trước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là cái nhẫn của kẻ tu luyện” (Lý Hồng Chí).

    Mình thêm đoạn cuối: Chẳng có gì để chịu đựng là cái vô nhẫn của thánh nhân.

    Like

  9. Cảm ơn anh Hoành về đoạn cuối: “Chẳng có gì để chịu đựng là cái vô nhẫn của thánh nhân”, những người đã mở rộng trái tim tới mức vô cùng…

    Like

Leave a comment