Câu hỏi nguồn gốc của triết lý

Chào các bạn,

Đương nhiên là mỗi chúng ta có rất nhiều câu hỏi triết lý và tâm linh trong đầu mỗi người: Thượng đế ở đâu? Thượng đế là ai? Ai sinh ra vũ trụ? Con người từ đâu đến? Chết rồi đi đâu? … Nhưng câu hỏi gốc rễ, có thể nói là đầu tiên, từ đó các câu hỏi khác được sinh ra, các bạn biết là gì không?

Đó là câu “Tôi là ai?” (và các câu liên hệ với nó: Ai sinh ra tôi? sinh ra loài người?, Tôi sống để làm gì? Chết rồi tôi đi đâu?…)

Từ các câu hỏi về tôi như thế, con người tạo những hệ thống triết lý, tâm linh, và tôn giáo lớn nhỏ, nhằm giải thích bản chất con người, số phận của hắn ta, hành trình của hắn ta ở thế giới này và thế giới sau khi chết…

Decartes bắt đầu triết lý của mình bằng mệnh đề: Cogito ergo sum. I think, therefore I exist. Tôi suy nghĩ, do đó tôi hiện hữu.

Phật triết thì có Tam Pháp Ấn: vô thường, vô ngã, khổ/niết bàn. Vô ngã và niết bàn là nói về tôi (hay đúng ra là không-tôi).

Đa số mọi triết lý và truyền thống tâm linh của loài người đều lấy Tôi làm điểm khởi đầu như thế. (Trừ Thánh kinh – Bible – mở ra là lấy Thiên chúa làm chính ngay từ đầu, rồi tạo loài người và cho loài người quản lý trái đất). Cho nên chính con người của ta rất quan trọng. Tôi là khởi điểm của rất nhiều triết lý và lý thuyết kinh tế, chính trị, xã hội học…, vì mục đích tối hậu của mọi môn học cũng là mang lại hạnh phúc cho mỗi người (dù là đa số môn học cũng vẫn còn trăn trở và lận đận với mục tiêu tối hậu đó).

Vì vậy, mình muốn nói với các bạn, tư duy về Tôi, về chính ta, rất quan trọng. Từ suy nghĩ về chính mình: Tôi là ai? Tôi đang làm gì? Tôi sẽ làm gì? Mục đích của đời tôi là gì? Làm sao tôi giúp ích cho đời? Làm sao để đời sống tôi có ý nghĩa?… Những câu hỏi như thế sẽ giúp bạn định hướng đời bạn và hăng hái tiến bước.

Nếu bạn không có câu trả lời, thì suy nghĩ và đọc thêm để lấy nguyên liệu suy nghĩ. Đọc ĐCN. Nếu bạn đang chán đời và chỉ thấy một black hole khổng lồ và chẳng thấy gì cả, thì cũng vào đọc ĐCN để lấy nguyên liệu. (Mình chỉ nói ĐCN mà không chỉ các bạn đến các nơi khác, vì mình chỉ bảo đảm được với các bạn là đọc ĐCN thì không thể đi lạc đường, và có điều nào mơ hồ các bạn có thể hỏi mình. Các nơi khác, mình không có thẩm quyền để làm gì hay bảo đảm gì cả.)

Các bạn trẻ, nên dùng thời gian suy nghĩ về chính mình một chút để từ từ thấy mọi hướng đi của đời mình, thay vì dùng thời giờ chơi các stupid game trên computer hay là scattered brain – cái đầu chạy theo mọi thứ mỗi thứ vài phút – bài học, áo đẹp, trời đẹp, bướm đẹp, bài học, quần đẹp, dù đẹp, phim hay, bài học, nhạc hay…

Nếu chúng ta không suy tư về chính mình, thì tư duy về điều gì? (Cô hàng xóm?)

Chúc các bạn vui khỏe.

Mến,
Hoành

© copyright 2016
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

5 thoughts on “Câu hỏi nguồn gốc của triết lý”

  1. Hi A Hoành
    Đọc bài viết của anh thấy viết đoạn này có gì đó là lạ :
    “Đa số mọi triết lý và truyền thống tâm linh của loài người đều lấy Tôi làm điểm khởi đầu như thế. (Trừ Thánh kinh – Bible – mở ra là lấy Thiên chúa làm chính ngay từ đầu, rồi tạo loài người và cho loài người quản lý trái đất).”
    Trong khi đó đoạn trên anh viết :
    Phật triết thì có Tam Pháp Ấn: vô thường, vô ngã, khổ/niết bàn.
    Phật giáo cũng không lấy Tôi làm tâm điểm khởi đầu mà Phật pháp xem vạn vật là Vô thường ( Không thường hằng ) và Vô Ngã ( Không có một ngã tính ngã tướng nào cả ) Và cũng vì vạn vật kể cả con người đều là vô thường vô ngã nên ai chấp thủ thường chap thủ ngã sẽ sinh ra Khổ đau. Thoát ly chấp thường chấp ngã hay giác tỉnh vạn pháp vô thường vô ngã là thoát li khổ đau và hạnh phúc hiện hữu thật sự có mặt như là thực tại của cuộc sống.

    Vài dòng chia sẻ suy nghĩ riêng cùng anh

    Like

  2. Cám ơn anh Hoành,

    em có 6 câu hỏi thiền và em đang thực hành hỏi và trả lời hàng ngày, để định hướng và hăng hái tiến bước.

    Nếu ai cũng hỏi mình hàng ngày, suy tư về chính mình, thì đời sẽ tươi đẹp biết bao.

    Like

  3. Hi Phương,

    Anh có nói “không-tôi” trong câu của anh mà. Muốn nói hay hiểu vô ngã thì phải hiểu ngã là gì, trước khi hiểu vô ngã. Cho nên trong tiến trình suy nghĩ, phải nghĩ về ngã trước. Cũng như muốn hiểu vô chấp là gì thì phải hiểu chấp là gì trước.

    A. Hoành

    Like

  4. Dong y va chia se voi moi nguoi !
    ..Thanh kinh mo ra la lay Thien Chua lam chinh ngay tu dau.Thien Chua Tao ra loai nguoi(con nguoi) va cho con nguoi Quan Ly trai dat( cam ta ,ton vinh va gin giu Hong an Ngai ban….)
    Life is good…! Cuoc doi mai mai van dep voi Hong An Thien Chua tran day…Thien dang la day…luc nay ( this moment) va mai mai cuoc doi van tuyet voi….! Suy tu ve chinh minh la cam nghiem cuoc doi qua su sang Tao cua Thien Chua…!
    Than chao,

    Dd

    Like

Leave a comment