Tân Nhạc VN – Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Thời kỳ Hiện Đại – “Chủ Nhật Buồn”, Chủ Nhật Xám” (“Szomorú Vasárnap”) – László Jávor & Rezső Seress

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Chủ Nhật Buồn”, “Chủ Nhật Xám” (“Szomorú Vasárnap”, “Bloomy Sunday”, “Sombre Dimanche”) của Thi sĩ László Jávor và các Nhạc sĩ Rezco Seress, Phạm DuyNam Lộc.

Thi sĩ László Jávor (May 3, 1903 – December 21, 1956) là một nhà thơ người Hung Gia Lợi (Hungarian) đã sáng tác bài thơ gốc tạo nền tảng căn bản cho nhạc phẩm điệu Jazz “Gloomy Sunday”, soạn bởi nhạc sĩ Rezső Seress, về sau được biết đến dưới tiếng hát của danh ca Billie Holiday.

Nguyên thủy bài thơ “Szomorú Vasárnap” tiếng Hungarian của Thi sĩ László Jávor:

“Szomorú vasárnap száz fehér virággal vártalak kedvesem, templomi imával.
Álmokat kergető vasárnap délelőtt, bánatom hintaja nélküled visszajött;
azóta szomorú mindig a vasárnap, könny csak az italom, kenyerem a bánat…
Utolsó vasárnap, kedvesem gyere el, pap is lesz, koporsó, ravatal, gyászlepel.
Akkor is virág vár, virág és – koporsó, virágos fák alatt utam az utolsó;
Nyitva lesz szemem, hogy még egyszer lássalak, Ne félj a szememtől, holtan is áldalak…”

Thi sĩ László Jávor.
Thi sĩ László Jávor.

Ông qua đời ngày 21 February, 1956 sau cơn bệnh nhồi máu cơ tim. Nhạc sĩ Rezco Seress tiếp tục phiên âm bài thơ lại như sau:

“Ősz van és peregnek a sárgult levelek, Meghalt a földön az emberi szeretet.
Bánatos könnyekkel zokog az őszi szél, Szívem már új tavaszt nem vár és nem remél.
Hiába sírok és hiába szenvedek, Szívtelen rosszak és kapzsik az emberek… Meghalt a szeretet!
Vége a világnak, vége a reménynek Városok pusztulnak, srapnelek zenélnek.
Emberek vérétől piros a tarka rét. Halottak fekszenek az úton szerteszét.
Még egyszer elmondom csendben az imámat: “Uram, az emberek gyarlók és hibáznak… ‘Vége a világnak!’ “

“Gloomy Sunday” (nghĩa tiếng Anh):

Gloomy Sunday with a hundred white flowers
I was waiting for you my dearest with a prayer
A Sunday morning, chasing after my dreams
The carriage of my sorrow returned to me without you
It is since then that my Sundays have been forever sad
Tears my only drink, the sorrow my bread…

Gloomy Sunday

This last Sunday, my darling please come to me
There’ll be a priest, a coffin, a catafalque and a winding-sheet
There’ll be flowers for you, flowers and a coffin
Under the blossoming trees it will be my last journey
My eyes will be open, so that I could see you for a last time
Don’t be afraid of my eyes, I’m blessing you even in my death…

The last Sunday

“Chủ Nhật Buồn” (TĐH dịch từ tiếng Anh)

Chủ nhật buồn trăm đóa hoa trắng
Tôi đợi em yêu dấu với lời nguyện cầu
Một sáng chủ nhật, đuổi theo những giấc mộng đêm
Chiếc xe của đau buồn tôi không có em
Từ ngày đó mọi chủ nhật của tôi buồn mãi không thôi
Nước mắt là nước uống duy nhất, sầu buồn là thức ăn duy nhất của tôi…

Chủ nhật buồn

Chủ nhật cuối cùng này, em yêu hỡi, hãy đến cùng tôi
Sẽ có một linh mục, một quan tài, một giá quan tài, và một tấm phủ quan tài
Sẽ có hoa cho em, hoa và một quan tài
Dưới hàng cây nở hoa sẽ là chuyến đi cuối của tôi
Đôi mắt tôi sẽ mở, để tôi có thể thấy em lần cuối
Đừng sợ đôi mắt tôi, tôi chúc lành em kể cả khi tôi chết…

Chủ nhật cuối cùng

Nhạc phẩm “Chủ Nhật Buồn” (phiên bản gốc tiếng Hungary: “Szomorú Vasárnap”; tiếng Anh: “Gloomy Sunday”; tiếng Pháp: “Sombre Dimanche”) là sáng tác của nhạc sĩ Rezso Seress người Hungary dựa theo bài thơ “Szomorú Vasárnap” của thi sĩ László Jávor để diễn tả tâm trạng thất tình của mình. Nhưng Rezso Seress không ngờ rằng bài hát của ông bị “kết tội” là nguyên nhân làm cho hàng trăm người tự tử. Vì thế, nó được mệnh danh là “Bài Hát Thần Chết”. Nó còn được biết đến dưới tên “Bài Ca Tự Sát Hungary” (“Hungarian Suicide Song”).

“Szomorú Vasárnap” được phát hành trên 100 ngôn ngữ khác nhau kể cả tiếng Việt. Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời tiếng Việt cho nhạc phẩm này lấy tên “Chủ Nhật Buồn” và nhạc sĩ Nam Lộc lấy tên “Chủ Nhật Xám” cho bài tiếng Việt của anh.

Hoàn cảnh ra đời của “Szomorú Vasárnap” vào một chiều buồn cuối năm 1932, bầu trời Paris thật ảm đạm, mưa nặng hạt và lạnh lẽo. Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress ngồi chơi đàn dương cầm bên cửa sổ trong quán Forum Café rồi bổng nhiên giai điệu “Szomorú Vasárnap” chợt xuất hiện trong đầu ông và nửa tiếng đồng hồ sau, nhạc phẩm “Szomorú Vasárnap” ra đời được ông trình diễn.

Nhạc sĩ Rezco Seress.
Nhạc sĩ Rezco Seress.

Bài hát nói về tâm trạng đau khổ của một người thất tình “ngồi một mình, nghe hơi mưa” và “đợi chờ không nguôi ngoai” và cuối cùng là “chủ nhật nào, tôi im hơi… đến với tôi thì muộn rồi”.

Bài hát ban đầu bị các hãng thu băng từ chối vì “nhạc và lời quá buồn thảm”. Phải mất vài tháng trời, Rezso Seress mới tìm được một hãng băng đĩa nhận lời mua bài hát đó và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.

Khi bài hát được tung ra thị trường, bắt đầu xuất hiện những chuyện kỳ lạ. Tại Berlin (Germany), một thanh niên sau khi nghe bài hát đã phàn nàn với bạn bè rằng anh ta bị ám ảnh bởi giai điệu và ca từ của nó. Anh ta rơi vào trạng thái trầm cảm mà không sao thoát ra được. Cuối cùng anh ta dùng súng bắn vào đầu tự vận.

Vài ngày sau, cũng tại Berlin, người ta phát hiện một cô gái treo cổ tự tử và dưới chân cô là bài “Szomorú Vasárnap”. Báo chí bắt đầu loan tin về hiện tượng này, và liên tiếp các vụ án tương tự xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hungary, Pháp, Mỹ. Bản thân Rezso Seress cũng rất kinh ngạc và không tin vào điều này. Nhưng khi người ta thống kê được hàng trăm vụ tự tử khắp thế giới có liên quan đến bài hát của ông thì ông bắt đầu hoảng sợ thực sự.

Lệnh cấm lưu hành bài hát đã được nhiều nước đưa ra. Nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng và danh sách những nạn nhân ngày càng dài thêm, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, màu da…

Có tới khoảng 15 quốc gia đâm đơn kiện nhạc sĩ Rezso Seress buộc tội ông có liên quan đến những cái chết đó.

Cơn sốt về bài hát lên đến đỉnh điểm vào năm 1936. Bất chấp lệnh cấm, bản copy của bài hát được bày bán khắp nơi trên đường phố Paris. Những lời đồn đại làm cho nhiều ban nhạc và ca sĩ không dám hát bài hát “chết chóc” này.

Nhạc sĩ Rezso Seress sau đó đã cố gắng thu hồi bài hát của mình nhưng không thành công. Sau này, chính Rezso Seress cũng tự tử vào năm 1968.

Mộ của nhạc sĩ Rezco Seress.
Mộ của nhạc sĩ Rezco Seress.

Theo các nhà nghiên cứu cho biết âm nhạc, điện ảnh, trò chơi… có thể tác động đến tâm lý của con người, nhưng không phải là quyết định. Thời kỳ đó, Mỹ và Âu Châu đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp. Bối cảnh xã hội bị khủng hoảng kinh tế sau Đệ Nhất Thế Chiến, nạn thất nghiệp gia tăng, hậu quả của chiến tranh gây ra sự chết chóc, thương vong… Sự khủng hoảng xã hội sâu rộng này được thể hiện rõ nét với sự lên ngôi của học thuyết hiện sinh. Điều này tác động mạnh lên tâm lý của dân chúng và đẩy nhiều người trong số họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, thất vọng trong cuộc sống.

Trong bối cảnh đó chỉ cần thêm một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh… có nội dung buồn thảm là có thể đẩy họ đến một quyết định tiêu cực.

Bài hát rất ảm đạm này chính là “giọt nước làm tràn ly”. Thêm nữa là sự cộng hưởng thêu dệt của dư luận đã tạo nên cái “mốt tự tử” vào thời kỳ đó.

Các nhà tâm lý học cho rằng hiện tượng tự tử thời kỳ đó là do bối cảnh xã hội khủng hoảng tác động mạnh lên tâm lý con người và bản thân bài hát này, cũng như cái chết của tác giả Rezso Seress chỉ là một biểu hiện bề mặt của cuộc khủng hoảng đó.

Thực tế cho thấy, sau Đệ Nhị Thế Chiến, không còn hiện tượng tự tử vì bài hát nữa. Lệnh cấm bài hát này cũng đã bị bãi bỏ từ lâu.

Thi sĩ László Jávor có lần nói về bài thơ “Szomorú Vasárnap” của ông:

“Tôi trở thành nhà thơ của tự vận sao? Tôi bị xuống tinh thần kinh khủng bởi vì đây là số phận của bài hát. Với cái giá như vậy, bài này chẳng thể nói là thành công. Vì áy náy quá đáng đối với những bài báo công kích, tôi dần dần tin rằng mình là kẻ giết người”.

Nhạc sĩ Sam M. Lewis.
Nhạc sĩ Sam M. Lewis.

Nhạc sĩ Sam M. Lewis sinh ngày 25 tháng 10 năm 1885 tại thành phố New York. Ông học trường công lập New York và bắt đầu sự nghiệp âm nhạc bằng cách hát trong các quán cà phê của thành phố. Ông khởi sự viết lời cho các bài hát khoảng năm 1912, và kể từ năm 1916 đến năm 1930 người hợp tác chính với ông là NS Joe Young.

Sam M. Lewis đóng góp vở nhạc kịch “The Laugh Parade” cho Broadway và, kể từ năm 1922, các sáng tác khác của ông như: “Squibs Wins the Calcutta Sweep”, “The Singing Fool”, “Wolf Song”, “Spring is Here”, “Yours Sincerely”, “Round-up Time in Texas”, “The Fighting Seabees”, “The Merry Monahans”, “The Emperor WaltzNightfall” đều được Hollywood làm thành phim ca nhạc.

Thi sĩ Laszlo Javor ở Paris.
Thi sĩ Laszlo Javor ở Paris.

cnb_Nhạc sĩ Rezco Seress

cnb_VAV

Nhạc phẩm “Szomorú Vasárnap” (Thi sĩ László Jávor và Nhạc sĩ Rezco Seress)

Szomorú vasárnap
száz fehér virággal
vártalak kedvesem
templomi imával.
Álmokat kergető
vasárnap délelőtt,
bánatom hintaja
nélküled visszajött.
Azóta szomorú
mindig a vasárnap,
könny csak az italom,
kenyerem a bánat.
Szomorú vasárnap.
Utolsó vasárnap
kedvesem gyere el,
pap is lesz, koporsó,
ravatal, gyászlepel.
Akkor is virág vár,
virág és – koporsó.
Virágos fák alatt
utam az utolsó.
Nyitva lesz szemem, hogy
még egyszer lássalak.
Ne félj a szememtől,
holtan is áldalak…
Utolsó vasárnap.

cnb_Bloomy Sunday english1

cnb_Bloomy Sunday english2

cnb_Bloomy Sunday english3

Nhạc phẩm “Gloomy Sunday” (“Szomorú Vasárnap” – Bản tiếng Anh của NS Sam M. Lewis)

Sunday is gloomy, my hours are slumberless
Dearest, the shadows I live with are numberless
Little white flowers will never awaken you
Not where the black coach of sorrow has taken you
Angels have no thoughts of ever returning you
Wouldn’t they be angry if I thought of joining you?
Gloomy Sunday

Gloomy is Sunday, with shadows I spend it all
My heart and I have decided to end it all
Soon there’ll be candles and prayers that are said I know
But let them not weep, let them know that I’m glad to go
Death is no dream, for in death I’m caressin’ you
With the last breath of my soul, I’ll be blessin’ you
Gloomy Sunday

Dreaming, I was only dreaming
I wake and I find you asleep in the deep of my heart here
Darling I hope that my dream never haunted you
My heart is tellin’ you how much I wanted you
Gloomy Sunday

cnb_sombre

Nhạc phẩm “Sombre Dimanche” (“Szomorú Vasárnap” – bản tiếng Pháp của NS Jean Mazère và Francois Eugène Gonda)

Sombre dimanche
Les bras tout chargés de fleurs
Je suis entrée dans notre chambre, le cœur las
Car je savais déjà que tu ne viendrais pas

Et j’ai chanté des mots d’amour et de douleur
Je suis restée toute seule et j’ai pleuré tout bas
En écoutant hurler la plainte des frimas
Sombre dimanche

Je mourrai un dimanche où j’aurai trop souffert
Alors tu reviendras mais je serai partie
Des cierges brûleront comme un ardent espoir
Et pour toi, sans effort, mes yeux seront ouverts

N’aie pas peur, mon amour, s’ils ne peuvent te voir
Ils te diront que je t’aimais plus que ma vie
Sombre dimanche

Nhạc sĩ Phạm Duy.
Nhạc sĩ Phạm Duy.

cnb_CNB1

cnb_CNB2

Nhạc phẩm “Chủ Nhật Buồn” (“Szomorú Vasárnap” – bản tiếng Việt của NS Phạm Duy)

Chủ nhật buồn đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê
Bước chân về với gian nhà
Với trái tim cùng nặng nề
Xót xa gì?
Oán thương gì?
Đã biết nuối hương chia ly
Trót say mê
Đã yêu thì dẫu vô duyên còn nặng thề
Ngồi một mình nghe hơi mưa
Mặc lệ tràn câu thiên thu
Gió hiên ngoài
Nhắc một loài dế giun hoài ru thương ru
Ru ơi ru… hời
Chủ nhật nào tôi im hơi
Vì đợi chờ không nguôi ngoai
Bước chân người, nhớ thương tôi
Đến với tôi thì muộn rồi
Trước quan tài khói hương mờ
Bốc lên như vạn ngàn lời
Dẫu qua đời mắt tôi cười
Vẫn đăm đăm nhìn về người
Hồn lìa rồi nhưng em ơi
Tình còn nồng đôi con ngươi
Nhắc cho ai biết cuối đời
Có một người yêu không thôi ơi hỡi ơi… người

Nhạc sĩ Nam Lộc.
Nhạc sĩ Nam Lộc.

Nhạc phẩm “Chủ Nhật Xám” (“Szomorú Vasárnap” – Bản tiếng Việt của NS Nam Lộc)

Từng đêm buồn thao thức, nằm cô đơn, và nhớ thương anh!
Nhớ anh từng phút trong cuộc sống mơ hồ giữa dòng đời.
Những bông hồng trắng nơi mộ vắng, khóc thương khi mất anh.
Cỗ xe buồn bã đưa người đến đây, cũng khuất mờ.

Chờ em, người yêu ơi, chờ em, ta cùng chết bên nhau.
Dưới chân tượng đá, thiên thần khóc cho tình yêu chúng ta.
Với… bao nỗi sầu!

Hoàng hôn dần buông xuống, mình ta uống từng chén men say!
Cớ chi mình kéo lê cuộc sống bao ngày chủ nhật buồn.
Tiếng kinh từ giã, không buồn bã tiễn em ra nghĩa trang.
Những bông hồng thắm tươi rực rỡ vui mừng bên mộ phần.

Giờ không còn mơ,
trong cõi chết em được sống bên anh.
Đến hơi thở cuối, em cầu chúc cho tình yêu chúng ta…
đừng xót xa!

Trong mơ,
dường như bóng anh trở về.
Em mơ, ta gặp nhau,
anh ngủ yên, trong lòng em,
và mãi mãi …mãi!

Và em thầm mong, giấc mộng hoang, dù là những cơn mơ.
Cũng xin được nói cho người biết em yêu anh thiết tha…

Chủ nhật u sầu …
Chủ nhật xám ….

Dưới đây mình có bài:

– SOMBRE DIMANCHE (Chủ nhật buồn) SERESS & JAVOR

Cùng với 19 clips tổng hợp nhạc phẩm “Chủ Nhật Buồn”, “Chủ Nhật Xám” (“Szomorú Vasárnap”, “Bloomy Sunday”, “Sombre Dimanche”) do các ca nhạc sĩ lừng danh trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

cnb1

SOMBRE DIMANCHE (Chủ nhật buồn) SERESS & JAVOR (trích)

(Hoài Nam)

Kỳ này, chúng tôi viết về một ca khúc của Hung-gia-lợi được nhiều người xem là buồn nhất thế kỷ, thường được gọi là “ca khúc tuyệt mạng” vì bị quy trách đã gây ra hàng trăm vụ tự tử trong hai thập niên 1930 – 40, và cả sau này, đó là bản Sombre Dimanche, tựa tiếng Pháp, tức Gloomy Sunday, tựa tiếng Anh, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Chủ Nhật Buồn, và Nam Lộc với tựa Chủ Nhật Xám.

Ngày nay, Sombre Dimanche được ghi là của hai tác giả: nhạc sĩ dương cầm kiêm nhà soạn nhạc Rezco Seress và thi sĩ Laszlo Javor, tuy nhiên lúc đầu nó chỉ là một sáng tác của riêng Rezco Seress, viết tại Paris vào cuối năm 1932, có tựa tiếng Hung là Vége a világnak (End of the World).

Là một nhạc sĩ dương cầm, Rezco Seress soạn nhạc khúc này chủ yếu là cho dương cầm, xen lẫn những đoạn có lời hát (chorus). Thời gian này, Hung-gia-lợi đang bị tác hại trầm trọng bởi cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) và đứng trước nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát-xít, cho nên lời hát của Rezco Seress, một người gốc Do-thái, là lời nguyện cầu Thượng đế đoái thương những con người khốn khổ trong một thế giới hiện đại xấu xa và đầy bất công.

Khỏi cần giải thích, có lẽ quý độc giả cũng có thể đoán khúc nhạc này “không ăn tiền”. Thực vậy, đã không có nhà xuất bản nhạc nào chịu nhận công việc ấn hành. Một người nhận xét:

“Không phải vì đây là một ca khúc buồn, mà vì nó gợi tưởng một sự tuyệt vọng tới mức khiếp đảm. Tôi cho rằng một ca khúc như thế chẳng đem lại lợi ích cho bất cứ ai”.

Giữa năm 1933, Rezco Seress tự xuất bản Vége a világnak (End of the World). Tới cuối năm ấy, thi sĩ Laszlo Javor đã đặt lời khác cho bản này, và xuất bản dưới tựa Szomorú vasárnap (Sad Sunday).

Thời gian này, Laszlo Javor vừa bị vị hôn thê chia tay, và nỗi buồn ấy đã khiến ông viết những lời hát bi ai sầu thảm, kể về tâm sự của một người yêu trong tuyệt vọng, và tới khi chết vẫn còn hẹn gặp lại nhau nơi chốn tuyền đài.

[Hiện nay, một số bài viết của các tác giả trong nước cũng như hải ngoại được phổ biến trên Internet đã “gán” chuyện tình bi thảm của Laszlo Javor cho Rezco Seress. Đây là một trường hợp “tam sao thất bổn” không thể chấp nhận. Ngoài ra, người ta còn thêu dệt nhiều huyền thoại về trường hợp ra đời của bản Vége a világnak (End of the World). Thậm chí có người còn viết rằng Rezco Seress không hề biết một nốt nhạc, đàn dương cầm chỉ bằng hai ngón tay “mổ cò”, và sáng tác bằng cách huýt gió rồi nhờ người khác ghi thành dòng nhạc]

Lời hát của bản Szomorú vasárnap (Sad Sunday) được dịch sang Anh ngữ như sau:

“On a sad Sunday with a hundred white flowers, I awaited for you my dear with a church prayer, That dream chasing Sunday morning, The chariot of my sadness returned without you,
Ever since then, Sundays are always sad, tears are my drink bread is my sorrow… Sad Sunday.
Last Sunday dear please come along, There will even be priest, coffin, catafalque, hearse-cloth. Even then flowers will be awaiting you, Flowers and coffin under blossoming trees my journey shall be the last, My eyes will be open, so that I can see you one more time, Don’t be frightened from my eyes as I’m blessing you even in my death… Last Sunday.”

* * *

Sad Sunday (lời tiếng Hung) được nam danh ca Pal Kalmar thu đĩa vào năm 1935, và lập tức được đông đảo thính giả ưa chuộng, nhưng đồng thời cũng đưa tới hàng trăm vụ tự tử, trong số đó có cả vị hôn thê cũ của Laszlo Javor. Theo lời kể lại, cô nằm chết trên giường, bên cạnh xác cô là ca khúc nổi tiếng của nhà thơ mà cô đã phụ tình. Ngoài ra, trong số những người tự tử nói trên, cũng có nhiều người cầm bản nhạc ấy mà gieo mình xuống dòng sông Danube.

Trước sự kiện này, nhà cầm quyền Hung-gia-lợi đã phải ra lệnh cấm trình diễn bản Sad Sunday ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý xã hội, lúc đó là thời gian xảy ra cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thập niên 1930 và Thế chiến thứ hai sắp bùng nổ, tâm trạng chán chường sợ hãi ấy là nguyên nhân chính đưa tới gia tăng tự tử, chứ không nhất thiết phải nghe Sad Sunday, người ta mới đi tìm cái chết!

Nhưng hình như không mấy ai để ý tới điều đó, và chỉ trong một thời gian rất ngắn, bài hát được mệnh danh là “ca khúc Hung-gia-lợi gây tự tử” (Hungarian suicide song) ấy đã phổ biến khắp thế giới, được đặt lời hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, và tất cả đều có nội dung nói về cái chết của một người bị thất tình.

Ngay trong năm 1935, bản tiếng Nga với tựa đề Mratschnoje Woskresenje (Gloomy Sunday) được nam ca sĩ Pyotr Leschenko thu đĩa. Cũng trong năm 1935, bản tiếng Pháp của Jean Mazère và Francois-Eugène Gonda có tựa Sombre Dimanche được nữ danh ca Damia thu vào đĩa nhựa.

Sombre Dimanche:

Sombre dimanche
Les bras tout chargés de fleurs
Je suis entrée dans notre chambre, le cœur las
Car je savais déjà que tu ne viendrais pas

Et j’ai chanté des mots d’amour et de douleur
Je suis restée toute seule et j’ai pleuré tout bas
En écoutant hurler la plainte des frimas
Sombre dimanche

Je mourrai un dimanche où j’aurai trop souffert
Alors tu reviendras mais je serai partie
Des cierges brûleront comme un ardent espoir
Et pour toi, sans effort, mes yeux seront ouverts

N’aie pas peur, mon amour, s’ils ne peuvent te voir
Ils te diront que je t’aimais plus que ma vie
Sombre dimanche

Qua năm 1936, bản tiếng Nhật với tựa đề Kurai Nichiyobi (Dark Sunday) được thu đĩa qua giọng hát của Noriko Awaya, nữ danh ca được mệnh danh là “Queen of Blues” của quần đảo Phù Tang.

Billie Holiday.
Billie Holiday.

Riêng lời hát bằng tiếng Anh có khá nhiều bản. Tại Hoa Kỳ, bản phổ biến nhất là Gloomy Sunday của Sam M. Lewis, xuất bản năm 1936 và được Bob Allen thu đĩa cùng năm. Nhưng phải đợi tới năm 1941, sau khi Gloomy Sunday được “Nữ hoàng nhạc Soul” Billie Holiday thu đĩa, ca khúc này mới thực sự được ưa chuộng và làm mưa gió không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia nói tiếng Anh khác. Trên các ấn bản và đĩa nhạc đều có ghi hàng chữ “Hungarian suicide song”.

Gloomy Sunday

Sunday is gloomy, my hours are slumberless
Dearest, the shadows I live with are numberless
Little white flowers will never awaken you
Not where the black coach of sorrow has taken you
Angels have no thoughts of ever returning you
Wouldn’t they be angry if I thought of joining you?
Gloomy Sunday
Gloomy is Sunday, with shadows I spend it all
My heart and I have decided to end it all
Soon there’ll be candles and prayers that are said I know
But let them not weep, let them know that I’m glad to go
Death is no dream, for in death I’m caressin’ you
With the last breath of my soul, I’ll be blessin’ you
Gloomy Sunday
Dreaming, I was only dreaming
I wake and I find you asleep in the deep of my heart here
Darling I hope that my dream never haunted you
My heart is tellin’ you how much I wanted you
Gloomy Sunday

Qua nghe, đọc lời hát trên, chúng ta thấy Sam M. Lewis đã viết thêm đoạn thứ ba, cho biết cái chết của người yêu chỉ là những gì xảy ra trong giấc mơ, với mục đích để ca khúc này bớt phần bi thảm.

Tuy nhiên, theo lời đồn trong dân gian, vẫn có nhiều người tự tử khi nghe ca khúc lời Anh này.

Vì không thể kiểm chứng những huyền thoại, chúng tôi chỉ xin ghi lại một số sự việc có thật liên quan tới ca khúc đã được mệnh danh là “ca khúc tuyệt mạng” ấy:

– Bắt đầu từ thời gian Đệ nhị Thế chiến, Đài BBC đã cấm phát ca khúc Gloomy Sunday trên các làn sóng điện của đài (chỉ được phát nhạc không lời). Sáu mươi năm sau (năm 2002) lệnh cấm này mới được bãi bỏ.

– Tác giả của Gloomy Sunday, tức nhạc sĩ Rezso Seress, sau một đời đau khổ, đói nghèo dưới bàn tay Đức Quốc Xã rồi tới chế độ cộng sản Hung-gia-lợi, cùng với bệnh tật của bản thân, vào đầu năm 1968, ít ngày sau sinh nhật thứ 69 của mình, đã nhảy lầu tự tử nhưng không chết; được đưa vào bệnh viện, ông lấy dây tự xiết cổ mới chết được. Hôm ấy là một ngày Chủ Nhật.

– Năm 1982, ban nhạc trẻ The Associates của Tô-cách-lan thu đĩa bản Gloomy Sunday và nổi tiếng quốc tế. Mười lăm năm sau (1997), Billy MacKenzie, nam ca sĩ chính của ban nhạc này tự tử chết.

* * *

cnb2

Về điện ảnh, đã có nhiều cuốn phim lấy cốt truyện là “tình sử” của Gloomy Sunday, hoặc vay mượn nội dung hay tựa đề của ca khúc. Trong số này, đáng kể nhất có:

– Phim Sombre Dimanche của Pháp, thực hiện năm 1948.

– Phim Ein Lied von Liebe und Tod (Gloomy Sunday – A Song of Love and Death), tựa tiếng Đức, hay Szomorú vasárnap, tựa tiếng Hung, một sản phẩm hỗn hợp Đức – Hung), thực hiện năm 1999.

– Phim The Kovak Box của Tây-ban-nha, thực hiện năm 2005, là một cuốn phim nghẹt thở, lấy bối cảnh hòn đảo du lịch Mallorca nổi tiếng thơ mộng ở Địa Trung Hải, truyện phim kể về sự kiện lạ: người nào tới đảo này cũng đều bị nhiễm một loại virus từ máy computer, từ đó hễ nghe bản Gloomy Sunday liền tự tử!

– Phim Densen Uta (Infectious Song) của Nhật Bản, thực hiện năm 2007, cũng là một cuốn phim kinh dị, truyện phim kể về một nữ sinh trung học và một nữ ký giả cùng nhau điều tra về tác động xúi giục tự tử của một ca khúc bí mật: về sau cả hai người đều tự tử.

* * *

Sombre Dimanche cũng là một trong những ca khúc ngoại quốc được Phạm Duy đặt lời Việt sớm nhất, với tựa Chủ Nhật Buồn, vào khoảng đầu thập niên 1950. Lời Việt này được phỏng theo bản tiếng Pháp Sombre Dimanche (1935) của Jean Mazère và Francois-Eugène Gonda.

Chủ Nhật Buồn

Chủ nhật buồn, đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê.
Bước chân về với gian nhà,
Với trái tim cùng nặng nề.
Xót xa gì ? Oán thương gì ?
Ðã biết nuôi hương chia ly.
Chót say mê đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề.
Ngồi một mình, nghe hơi mưa,
Mặc lệ tràn câu thiên thu.
Gió hiên ngoài nhắc một loài
Dế dun hoài du thương du.
Du hỡi du hời !

. . . . . .

Chủ nhật buồn, tôi im hơi
Vì đợi chờ không nguôi ngoai.
Bước chân người nhớ thương tôi,
Ðến với tôi thì muộn rồi !
Trước quan tài, khói hương mờ
Bốc lên như vạn ngàn lời.
Dẫu qua đời, mắt tôi cười
Vẫn đăm chiêu nhìn về người.
Hồn lìa rồi, nhưng em ơi,
Tình còn nồng đôi con ngươi,
Nhắc cho ai biết cuối đời
Có một người yêu không thôi
Du hỡi du hời !

Sau này, Trịnh Công Sơn đã nhắc tới mấy chữ “chủ nhật buồn” ít nhất là hai lần trong các sáng tác của ông. Đó là bản Lời Buồn Thánh – Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu…, và bản Tuổi Đá Buồn – Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, từng ngón tay buồn em mang em mang, đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn…

Không hiểu họ Trịnh đã lấy cảm hứng từ bản Chủ Nhật Buồn của họ Phạm, hay vì tâm trạng khắc khoải của chính ông, của cả một thế hệ yêu trong lo âu, sống trong khắc khoải của một thời tao loạn, chết chóc và phân ly. Chỉ biết một điều là về sau, cả hai nhà nhạc sĩ đều qua đời vào một “chủ nhật buồn”: Trịnh Công Sơn, Chủ nhật 1/4/2001, và Phạm Duy, Chủ nhật 27/1/2013.

* * *

Trở lại với bản Gloomy Sunday lời Anh của Sam M. Lewis, tới năm 1996, đã được Sarah McLachlan, nữ danh ca gốc Gia-nã-đại với một giọng bán kim (mezzo-soprano) truyền cảm, thu đĩa dưới hình thức du ca (folk) và đạt thành công rực rỡ.

Năm 2000, Gloomy Sunday lại được hiện đại hóa thêm một lần nữa qua giọng soprano của nữ danh ca Anh Sarah Brightman, thu đĩa dưới một hình thức hoàn toàn mới lạ trong album có tên là “La Luna” (The Moon) của cô.

Sarah Brightman, mà chúng tôi đã có lần nhắc tới khi viết về bản Besame Mucho, xuất thân là một ca sĩ chuyên hát nhạc cổ điển với giọng soprano cao vút. Tới thập niên 1990, cùng với một số danh ca chuyên hát nhạc cổ điển khác, Sarah đã hát cả thể loại nhạc “pop” theo cách hát riêng của mình. Từ chuyên môn của âm nhạc gọi Sarah Brightman và những ca sĩ này là “classical crossover singer”.

Album “La Luna” của Sarah Brightman không chỉ trở thành một trong những album nhạc cổ điển bán chạy nhất trong thập niên 2000, mà còn có công tái giới thiệu “ca khúc tuyệt mạng” Gloomy Sunday tới thế hệ trẻ. Cũng với mục đích đó, nhạc sĩ Nam Lộc đã đặt lời Việt mới cho Gloomy Sunday với tựa Chủ Nhật Xám, và đã được Nguyễn Hồng Nhung & Thùy Hương trình bày trong video số 56 của Trung Tâm Asia, phát hành năm 2008.

(Hoài Nam)

oOOo

Szomorú Vasárnap – Nữ diễn viên điện ảnh Hungarian Marozsán Erika và nam diễn viên điện ảnh Italian Stefano Dionisi trình diễn nguyên bản tiếng Hung và đàn Piano trong phim “Szomorú Vasárnap”:

 

Szomorú Vasárnap – Ca sĩ Kökény Attila & Tóth Vera (nguyên bản tiếng Hung):

 

Szomorú Vasárnap – Ca sĩ Hernádi Judit (nguyên bản tiếng Hung):

 

Gloomy Sunday (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Billie Holiday (bản tiếng Anh):

 

Gloomy Sunday (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Sarah Brightman (bản tiếng Anh):

 

Gloomy Sunday (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Sinead O’Connor (bản tiếng Anh):

 

Gloomy Sunday (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Bjork (bản tiếng Anh):

 

Gloomy Sunday (Szomorú Vasárnap) – Bé Angelina Jordan – 7 tuổi (bản tiếng Anh):

 

Mratschnoje Woskresenje (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Pjotr Leschenko (bản tiếng Đức):

 

Sombre Dimanche (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Claire Diterzi (bản tiếng Pháp):

 

Sombre Dimanche (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Serge Gainsbourg (bản tiếng Pháp):

 

Sombre Dimanche (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Michèle Gallino (bản tiếng Pháp):

 

Sombre Dimanche (Szomorú Vasárnap) Le Rubis – Pearl Django:

 

Chủ Nhật Buồn (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Mai Hương:

 

Chủ Nhật Buồn (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Khánh Ly:

 

Chủ Nhật Buồn (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Lệ Thu:

 

Chủ Nhật Buồn (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Phạm Phương:

 

Chủ Nhật Buồn (Szomorú Vasárnap) – Nhóm AC & M:

 

Chủ Nhật Xám (Szomorú Vasárnap) – Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Thùy Hương:

 

Leave a comment