3 thoughts on “Thực hành khoan dung”

  1. Em giải thích giùm chị tại sao kẻ thù lại là người thầy tốt nhất đi em.

    Chúc em vui nhiều cuối tuần nha

    😀 😀

    Like

  2. Huệ ơi, hôm nay cuối tuần, em tự cho phép mình enjoy một chút bằng cách lang thang nhà sách suốt từ sáng đến giờ! Check mail mới thấy nhảy ra câu hỏi “hóc búa” này của chị. Có phải chị đang “làm khó” em đây không? Lâu lâu lại muốn “thử” em một chút hả? Đáng lẽ em phải nhờ chị giải thích cặn kẽ cho em nghe mới đúng luật đó nha!

    Nói đùa thôi, chị yêu 🙂

    Mình đang nói nhiều đến “yêu”: yêu mình, yêu người, yêu đời.

    Một khi đã yêu ai đó rồi, thì chuyện khoan dung đâu có gì đáng bàn. Em nông nỗi, em lỡ làm một điều gì đó khiến chị phật ý, chị có trách em không? Chắc chắn là không! Chỉ là một chút ngạc nhiên: ủa, sao em tôi hôm nay “bất thường” thế này? Để rồi chính chị sẽ tìm ra bao nhiêu lý do để giải thích cho hành động của em. Lòng khoan dung dành cho người yêu thương gần như là một thuộc tính rồi, phải không chị?

    Anh Hoành vừa có bài về “các thiên thần xù lông”. Chưa phải là kẻ thù đâu nha, chỉ là người khác thôi, đụng chạm đến cái tôi (hiểu theo nghĩa rộng) của mình, là mình đã xù lông rồi. Và phản ứng tức thì. Vậy với kẻ thù thì sao?

    Trước hết phải nói, ai là kẻ thù? Cái này thì em không có một định nghĩa chính xác được. Em chưa thù ai đến mức liệt người ta vào hàng kẻ thù :-). Em tin là các bạn trong gia đình ĐCN của mình cũng vậy. Cho nên tạm thời em xếp loại kẻ thù là những ai đã cố ý xúc phạm mình, làm mình bị mất mát nhiều về cả vật chất và tinh thần (dùng tangible và intangible có thể rộng nghĩa và chính xác hơn chăng? Vì có những tổn thất về danh dự, về tiếng tăm.. em cũng xếp vào loại tinh thần luôn đó). Dĩ nhiên, theo bản năng thì phải “trả thù” thôi! Trung Quốc có câu “quân tử báo thù, mười năm chưa muộn” (câu này em nghe được trong các film kiếm hiệp Trung quốc) :-). Nhưng dĩ nhiên, hệ quả tất yếu của trả thù là “dĩ oán báo oán, oán trập trùng” rồi!

    Với ý muốn trả thù, mình phải cố tìm ra một cách gì đó để làm tổn hại kẻ thù: tổn hại về thể xác, và cả tổn thương về tinh thần, tình cảm (cái này có khi còn đau đớn hơn cả cái chết, phải không chị?). Nhưng trong khi mình tìm cách “báo thù”, thì tâm mình luôn luôn nhớ đến vết thương của mình. Vậy người bị “báo thù” đầu tiên chính là mình. Mình đã không để vết thương lành lặn, mà luôn nhớ, luôn nghĩ về nó, luôn làm nó “mới nguyên” để tự đau đớn hoài.

    Em giả định là mình đã báo thù được. Kẻ thù sẽ “ngã quỵ” trước đòn thù của mình! Mình sẽ hả hê, sung sướng! Nhưng sự sung sướng này kéo dài trong bao lâu? Chính mình sẽ suy nghĩ lại về những điều tồi tệ mình đã làm, để rồi chính mình tự thấy mình đã đánh mất mình, tự hạ thấp nhân cách của mình trong một hành động xấu xa. Điều này sẽ đầu độc cả cuộc đời còn lại của mình, nhất là khi mình lỡ gây ra điều gì tàn ác, gây nhiều tổn hại cho kẻ thù.

    “Dĩ ân báo oán, oán tiêu tan”. Kết luận là mình nên khoan dung với kẻ thù :-). Không dễ chút nào, phải không chị? Làm sao học được cách khoan dung với kẻ thù, em phải nhờ đại huynh và đại tỷ của em chỉ giáo thôi! Theo em nghĩ, câu này hàm ý là trong thực hành khoan dung, thì chính với kẻ thù, mình mới đủ trải nghiệm bản thân, làm chủ chính mình để đạt đến lòng khoan dung thực sự. Chứ với em thì chị chỉ mắng yêu một câu là xong chuyện rồi, có giận hờn gì đâu mà khoan dung nữa. Cho nên, kẻ thù của mình mới chính là người thầy tốt nhất giúp mình đo lường được thực hành khoan dung của mình đạt đến ngưỡng nào rồi vậy!

    Chị bổ sung giúp em nếu điểm nào em trình bày chưa thấu lý nha chị.

    Nice weekend, chị yêu 🙂

    Like

  3. Em Kiêm Yến ơi,

    Giờ chị mới nhớ ra chưa trao đổi với em feedback của chị là đây:

    Em rất clever đâu cần chị confirm nữa vì em đã lý giải được cốt lõi tư tưởng của Đạt Lai Lạt Ma rồi.

    Chị bổ sung chút xíu cho rõ ý Ngài nha:

    Kẻ thù là ai? Là kẻ làm cho tâm ta phiền não. Kẻ thù có thể phá hủy những gì tốt đẹp của ta.

    Thường là thế?

    Nhưng hãy nhìn kẻ thù dưới một góc cạnh khác nhé.

    Chỉ có kẻ thù mới giúp ta thực hành được tánh kiên nhẫn và hỉ xả. Không ai cho chúng ta cơ hội thực tập tha thứ như vậy. Tha thứ và hỉ xả đâu còn kẻ thù. Như mẹ yêu con mà giận con thì không phải kẻ thù! Mà mẹ thì luôn đầy ắp bao dung tha thứ.

    Tha thứ được với kẻ thù đâu dễ! Vì khó nên kẻ thù mới là người dạy ta giỏi giang về điều này.

    Với cái nhìn này, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 dạy ta kẻ thù là thầy giáo vĩ đại nhất giúp cho chúng ta tu tập. Chính họ mới giúp ta cơ hội thực tập hạnh kiên nhẫn và độ lượng. Vậy thì kẻ thù chính là một vị thầy quý hóa.

    Nhờ thế ta sẽ giảm trừ được tâm tiêu cực và thù hận .

    Em thấy sao?

    Bravo cây dịch danh ngôn quán triệt lắm, đầy thuyết phục nữa ! 🙂

    Like

Leave a comment