Category Archives: Nghiên cứu xã hội

Trung ương và huyện, bạn tin ai hơn?”

Chào các bạn,
chinhphu
Câu hỏi Nghiên Cứu Xã Hội tuần này là:

” Giữa chính quyền trung ương (Hà Nội) và chính quyền huyện (quận) nơi bạn ở, bạn tin ai hơn?”

Và 3 câu trả lời là:

Tin chính quyền trung ương hơn
Tin chính quyền huyện hơn
Hai bên ngang nhau

“Hai bên ngang nhau” có nghĩa là “tin hai bên ngang nhau” hay “không tin hai bên ngang nhau”.

Chúc các bạn một ngày vui!

Hoành

Lòng tin của bạn vào nhà nước Việt Nam thế nào?

Chào các bạn,

Câu hỏi Nghiên Cứu Xã Hội tuần này là: “Lòng tin của bạn vào nhà nước Việt Nam thế nào?”
chinhphu
Với 5 câu trả lời:

Rất mạnh
Khá mạnh
Được được
Không tin mấy
Trời ơi, tin là bán nhà sao!

Các bạn trả lời đông đảo nhé, ở cột phía trái.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Bạn tự tin đến mức nào?

Chào các bạn,

Câu hỏi Nghiên Cứu Xã Hội tuần này là “Bạn nghĩ là bạn tự tin đến mức nào.”
confidence
Và có năm câu trả lời: Rất tự tin, trên trung bình một tí, trung bình, dưới trung bình một tí, tự ti là gi vậy cà?

Câu hỏi và trả lời nằm ở cột bên trái màn ảnh.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Nguồn tin quốc nội đủ chưa?

Chào các bạn,
radiotower
Câu hỏi Nghiên cứu xã hội tuần này là:

“Về tin tức cho các VẤN ĐỀ TRONG NƯỚC, bạn cảm thấy báo chí, radio, TV, Internet trong nước, đã tạm đủ cho bạn chưa, hay bạn vẫn cần các nguồn tin từ ngoài nước?”

Hai câu trả lời là:

1. Nguồn trong nước tạm đủ

2. Cần thêm nguồn ngoài nước

Các bạn hăng hái trả lời nhé.

Chúc mọi người một ngày vui.

Mến

Hoành

Bạn biết tên của đại biểu quốc hội đại diện cho vùng bạn ở không?

Chào các bạn,
quochoi
Câu hỏi Nghiên cứu xã hội tuần này là “Bạn biết tên đại biểu quốc hội đại diện cho vùng bạn ở không?

Chỉ có hai lựa chọn trả lời, hoặc có hoặc không. Các bạn trả lời đông đảo nhé.

—–

Nhân tiện đây mình bàn một tí về câu hỏi NCXH vừa qua: “Nói chung, bạn có tin là tòa án Việt Nam công minh?”

Phần bình luận này mình cũng sẽ post vào phần phản hồi của bài Nói chung, bạn có tin là tòa án Việt Nam công minh?

Phần trả lời gồm 80% không tin và 20% tin. Câu trả lời này bắt chúng ta phải quan tâm rất nghiêm chỉnh vào vấn đề, bởi vì nếu 80% người trong nước không tin vào tòa án thì chúng ta không thể có một nền chính trị pháp trị. Nếu nhân dân không tin vào tòa án thì chúng ta chỉ có thể có luật rừng mà thôi. Mạnh được yếu thua. Không thể có công lý.

Nếu người ta đến tòa án, người ta cũng chỉ tin vào những cách thức mua thẩm phán và chạy án.

Hoặc là người hoàn toàn gạt bỏ tòa án ra ngoài và dùng sức mạnh của chính mình: “Mày làm phiền ông, ông đốt nhà mày.”

Hoặc là cả hai: Tay bên nay thì mua tòa, tay bên kia thì đốt nhà.

Lòng tin vào tòa án, như là lòng tin vào phán quan Bao Công khi xưa, chính là nền tảng cho một xã hội kỷ cương, trật tự, và hòa ái.

Nhưng làm thế nào để tòa án có thể đáng tin cậy?

1. Kỷ luật tư pháp: Thẩm phán và các nhân viên tòa án lem nhem là phải bị kỷ luật nghiêm minh.

2. Càng có nhiều ánh sáng rọi vào hệ thống tòa án càng tốt–nghĩa là báo chí phải được tự do điều tra các vấn đề liên quan đến tòa án và mang kết quả điều tra ra ánh sáng cho nhân dân biết (Thay vì bị sa thải, đóng cửa hay kỷ luật vì quá hăng say trong công việc).

3. Cải tiến thủ tục tòa án và luật lệ về đạo đức tư pháp. Ví dụ: Thẩm phán không có quyền gặp riêng một bên kiên (nguyên đơn hay bị đơn hay đại diện của họ) vì bất kỳ lý do gì, kể cả lý do quen biết trước đây bây giờ chỉ đi uống cà phê. Hay, thẩm phán không được xử trong các vụ kiên có người quen biết mình.

4. Thẩm phán độc lập, nghĩa là được không ai ra lệnh cho thẩm phán phải xử thế nào–thẩm phán cứ theo luật và kết luận của riêng mình mà hành xử.

Đây không phải và vấn đề nhỏ, và không phải là vấn đề dễ giải quyết. Trong các quốc gia chậm tiến, ngành tư pháp thường rất yếu, và thẩm phán thường chỉ là gia nô cho những thế lực kinh tế chính trị. Nhưng nếu ta muốn xây dựng một quốc gia pháp trị, mạnh mẽ, đủ sức phát triển kinh tế chính trị tầm cao trên thế giới, ta phải đặc biệt quan tâm vảo tính trong sạch và độc lập của ngành tư pháp.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Bạn có tin là có một thế giới siêu hình ?

Chào các bạn,
ghost
Trong mục nghiên cứu xã hội chúng ta tuần này, câu hỏi cho chúng ta là:

“Bạn có tin là có một thế giới siêu hình (thần thánh, ma quỷ, chúa phật v.v…) khác với thế giới chúng ta đang sống?”

Câu hỏi và câu trả lời bên cột trái của trang ĐCN. Xin các bạn trả lời đông đảo nhé.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Nghiên cứu xã hội

social-graph
Chào các bạn,

Cám ơn các bạn đã hăng hái tham dự các cuộc nghiên cứu xã hội trên ĐCN.

Tuần rồi chúng ta có câu hỏi: “Bạn nghĩ là dân Việt Nam bảo thủ hay cấp tiến.” Tuần này chúng ta thay đổi một từ, thành câu hỏi này:

“Bạn nghĩ là nhà nước Việt Nam bảo thủ hay cấp tiến?”

Các bạn hãy rủ nhau vào trả lời, càng đông càng chính xác nhé. Trả lời bên cột trái của trang ĐCN.

Chúc các bạn một ngày vui!

Nghiên cứu xã hội

Chào các bạn,

Tuần trước chúng ta có câu hỏi Nghiên cứu xã hội: “Bạn nghĩ thế nào về tính năng động của giới trẻ.”
squirrelsocialgraph
Và câu trả lời, cho đến hôm nay, ngày cuối là:

1. Cực kỳ năng động: 10%
2. Khá năng động: 24%
3. Tạm được: 30%
4. Không năng động mấy: 26%
5. Chẳng năng động tí nào: 9%

Nếu có bình phẩm hay giải thích thêm về kết quả này, xin các bạn viết vào phần phản hồi bên dưới.

Hôm nay chúng ta có câu Nghiên cứu mới (ở cột trái trang Đọt Chuối Non): “Bạn nghĩ là dân Việt Nam bảo thủ hay cấp tiến?”

Những câu hỏi này sẽ được post dưới chuyên mục: “Nghiên cứu xã hội” (cột bên trái, dưới các ảnh), để chúng ta tiện theo dõi trong trường kỳ.

Các câu hỏi này, càng nhiều người trả lời thì tỉ lệ trả lời càng chính xác. Vì vậy, nhờ các bạn rủ bạn bè vào trả lời thêm.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành