Chuyến đi Morningtown

Chào các bạn,

“Chuyến đi Morningtown” là bài hát ru nổi tiếng của Malvina Reynolds (sinh 23-8-1900, mất 17-3-1978) – ca sĩ, nhạc sĩ nhạc dân gian/blues người Mỹ và là nhà hoạt động chính trị.

Bài hát được ban nhạc Seekers cover và bản thu âm của họ đạt vị trí thứ 2 trên UK Singles Chart, năm 1966. Seekers là ban nhạc pop có ảnh hưởng dân gian Úc, được thành lập ở Melbourne năm 1962.

Bài hát kể câu chuyện an ủi về chuyến hành trình xuyên đêm của các “du khách nhỏ” (trẻ em), trên chuyến tàu, với Sandman là người bảo vệ. Tác giả Malvina Reynolds chia sẻ (lược dịch ở đây): Continue reading Chuyến đi Morningtown

Những tâm linh tích cực cơ bản nhỏ nhoi

Chào các bạn,

Tiếp theo bài Những điều nhỏ nhoi hôm qua, hôm nay mình muốn nói đến những chuyện nhỏ ta làm trong đời.

Thông thường ta thích nghĩ đến những việc lớn – trở thành đại gia kinh doanh, bác sĩ mổ tim giỏi nhất nước, sáng tạo các chương trình IT cho cả thế giới dùng… Chẳng có gì sai với những giấc mơ đó. Mơ càng to thì càng tốt, vì sức đẩy ta đi càng mạnh. Và mơ cao đến 10 thì đạt đến 5 cũng còn là rất cao, hơn là lẹt đẹt trên mặt đất mãi. Continue reading Những tâm linh tích cực cơ bản nhỏ nhoi

Chuyến bay giải cứu: Làm sao để khởi kiện tập thể?

 

 11.8.23 Ls Lê Quốc Quân, BaoQuocDan  

.com/

Các hành khách chuẩn bị đáp một chuyến bay giải cứu về Việt Nam. 

Để bảo đảm mức độ khả thi, cơ quan tài phán mà các nạn nhân tìm kiếm nên là ở Hoa Kỳ và trước hết nên là những người hoặc có quốc tịch nước ngoài hoặc song tịch. 

Đại án “chuyến bay giải cứu” đang khép lại. Nhà nước coi như đã xong việc của mình khi “dằn mặt” được một số quan chức hư hỏng và ban phát được một ít “công lý” cho người dân đang ngập tràn bức xúc. Với các nạn nhân, toà tuyên cần: “liên hệ với các doanh nghiệp” để đòi lại quyền lợi của mình.

Continue reading Chuyến bay giải cứu: Làm sao để khởi kiện tập thể?

Phù sa lơ lửng

                                                                                                                               Lymha 9-2016 Mekong-Cuulong.blogspot.com

Nước lên đem đất phù sa vào làm cho ruộng đất tốt thêm, cá theo nước vào hồ, có hàng ức triệu con, để nhân dân chài lưới mà sinh nhai. Dân Cao Miên giàu về nghề đánh cá. Nước tràn  vào các khu rừng  gần hồ, mênh mông như biển, ngập cả cây cối.

Mùa ấy gọi là “mùa cá lên ngàn“. Trong khi ấy thì không gì thú bằng một con thuyền đủng đỉnh dạo chơi trên mặt nước.

(Trích Quc văn Giáo khoa thư)

Giải nghĩa. – Đất phù sa = đất sông bồi lên.

Đoạn văn trên đây tôi được học cách đây hơn nữa thế kỷ, lúc đó còn nhỏ, chỉ biết các dòng nước không trong xanh như trong hình ở sách giáo khoa, vì lẽ sông Tiền, sông Hậu của quê hương tôi, màu nước lúc nào cũng đục, màu của bùn, đất, cát ..của phù sa chảy theo dòng nước… phù sa trôi dạt và bám thành những giồng đất vườn  quanh năm cho chúng tôi trái ngọt, những cánh dồng do phù sa bồi đắp cho chúng tôi những cánh đồng bát ngát lúa vàng óng ánh, những cành lúa nặng trĩu những hạt lúa no tròn, thơm lừng trong chén cơm hàng ngày của người nông dân cần cù chất phát của vùng  đất do phù sa bồi đắp mà Ông Cha đã dầy công dựng nên trong tiến trình mở nước về phương Nam:  Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Continue reading Phù sa lơ lửng