Thiền Thi (Lý – Trần 900 CE – 1400 CE)

Chào các bạn,

Mình mới làm xong slideshow này có 32 ảnh bonsai, 30 bài thơ thiền Hán Việt của hai đời Lý Trần (năm 900 đến 1400 sau công nguyên), và 30 bài thơ dịch tiếng Việt của các anh Nguyễn Duy, Nguyễn Bá Chung và Trần Đình Hoành. Bản nhạc nền Rejuvenation cũng rất thiền. Post đây để chia sẻ với các bạn.

Chúc các bạn một ngày tĩnh lặng !

Túy-Phượng

Click vào ảnh dưới đây để xem và download slideshow

bonsai-tree

8 thoughts on “Thiền Thi (Lý – Trần 900 CE – 1400 CE)”

  1. Cảm ơn chị Phượng, ý nghĩa của các bài thơ này thì em không cảm nhận hết nhưng biết chắc chắn chị đã dành nhiều tâm sức để có một slide rất sâu sắc.

    Chúc chị khỏe ạ. 🙂

    Like

  2. Hi Khánh Hòa,

    You’re mostly welcome :-). Thật đúng vậy đó KH ạ. Coi như đây là PPS tâm đắc nhất của chị đấy. Chị rất yêu thích đời sống thiền và ý nghĩa vô cùng sâu sắc của nó. Mỗi khi liên tưởng đến thiền là chị lại được an nhiên tự tại 🙂 và bớt đi những âu lo phiền muộn trong đời sống. Khi nào thì mới ghé thăm anh chị đây?

    KH cũng khoẻ nhé. 🙂

    Like

  3. Hi Hòa,

    Đọc phản hồi của Hòa, anh mới nhớ ra là các khái niệm Thiền phật gia rất mông lung mù mờ lòng vòng lộn xộn với thế hệ của em. Anh sẽ nghiên cứu thêm cách truyền đạt các ý niệm này một cách giản dị và straight forward hơn.

    Tại trandinhhoanh.wordpress.com anh có một số bài viết trình bày các khái niệm căn bản nhất và có lẽ là phức tạp nhất của Phật gia, một cách giản dị nhất mà anh có thể viết. Khi nào em rảnh, muốn nghiên cứu thêm một tí, thì đọc. Tuy nhiên, dù là anh đã giản dị hóa cách trình bày rất nhiều, cũng phải đọc lúc relax, thoải mái, mới được. Đọc ào ào cũng không vào được.

    Em khỏe nhé. 🙂

    Like

  4. @ Chào chị Phượng,

    Chị sưu tập được nhiều bài thơ Thiền hay quá! Em chỉ biết vài bài thôi chị à. Vì em dốt Hán văn, nên chỉ khi nào gặp bài thơ ưng ý, em mới cố tìm hểu. Có khi phải nhờ đạo hữu hay các Thầy giảng giải dùm nữa. Cho nên, với thơ Thiền cũng như với các công án, em còn lơ mơ lắm. Chắc em chỉ hiểu được nghĩa cạn cợt nhất mà thôi! Nhưng dù sao em cũng tự an ủi, chỉ người ngu mới “ngộ”!

    Cám ơn chị đã làm một slideshow công phu đến như vậy!

    @ Hi anh Hoành,

    Anh dịch nhiều bài rất hay! Khi nào rãnh, anh phân tích từng bài nha anh. Em rất mong được đọc các bài phân tích này. Em cám ơn anh trước.

    Chúc anh chị cuối tuần vui nhiều 🙂

    Like

  5. @ chị Phượng: Em cũng tiếc quá hôm rồi không gặp anh chị được, để em xem có xin được job ở DC không em lại có dịp ghé thăm anh chị cuối năm nay :).

    Anh Hoành ơi từ bé em chỉ biết là các bà các cô nghỉ hưu nhiều thời gian mới bắt đầu nghiên cứu Phật pháp thôi. Trẻ như bọn em thì cũng không hiểu được hết đâu, anh mà truyền tải được những cái hay đó cho bọn em được thì còn gì bằng ạ. Em chờ các bài viết của anh đó 🙂

    Like

  6. Hi Yến,

    Có khi nào chị lại dốt Hán văn hơn Yến hay không đây :-). Chị biết nhiều một phần cũng nhờ anh Hoành Yến ạ ! Có gì không hiểu về Hán văn…Yến cứ lôi anh Hoành nhà mình ra là xong ngay :-).

    Yến ưng ý bài nào nhất vậy? Chị “mê” nhất là bài “Nói Khi Đang Bệnh” của Thiền Sư Mãn Giác. Kế đến là bài ” Người Trí Không Ngộ” của thiền sư Tịnh Không. Anh Hoành rất thích chị đọc bài này cho anh ấy nghe. Mỗi lần nghe là anh ấy lại cười xòa.

    Yến có tin chị luôn yêu thích được làm người ngu hay không? Vì có vậy thì chị mới tiếp tục học thêm hoài. Kẹt một nỗi, chị càng học thêm chừng nào thì lại càng thấy mình ngu thêm chừng nấy mới chết chứ :-).

    Không có chi đâu mà… Đây là tâm huyết của chị từ lâu lắm mãi đến giờ mới thực hiện được đó Yến ơi. Không chừng chị lại sắp sửa bị “nghĩ hưu” như Khánh Hòa nói quá 🙂

    Khánh Hòa… nhớ là phải thăm anh chị lần sau dó nghe.

    Chúc mọi người bình an và sức khoẻ 🙂

    Like

  7. Hi chị Phượng,

    Em rất thích bài Trí nhân vô ngộ đạo, bởi vì em tự thấy mình quá ngu mà Thiền sư Tịnh Không lại cho em niềm an ủi là chỉ người ngu mới ngộ :-). Thật ra trong slideshow của chị, em thích nhiều bài lắm. Bài Hữu Không của Thiền sư Từ Lộ gần như là bài nhập môn vậy, phải không chị? Rồi bài Cáo tật thị chúng của Thiền sư Mãn giác. Bài này càng đọc, càng ngẫm, càng thấy hay. Quá lạc quan! Rồi cả bài Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông, em cũng thích lắm. Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền!

    Chị ơi, cũng phải biết chút đỉnh rồi mới dám hỏi anh Hoành chứ? Không có chút căn bản như em thì còn biết hỏi gì! :-(.

    Nhưng dù sao anh Hoành đã hứa từ từ sẽ nói chuyện về thơ Thiền. Em sẽ nhân cơ hội đó học thêm tí chút chị à 🙂

    Chị an lạc nhé 🙂

    Like

Leave a comment