Category Archives: Lịch sử

Cuộc hôn nhân Ngô Đình Nhu & Trần Thị Lệ Xuân

Trong tâm tình tôn vinh ngày lễ Tình Yêu (Valentine) năm nay,  xin được chia xẻ đến quý bạn gần xa một câu chuyện tình yêu của một đôi trai tài gái sắc nhất vào thời xa xưa đó để chúng ta một lần nữa cảm nhận được những rào cản về gia đình, địa vị xã hội cũng như chênh lệch tuổi tác không bao giờ và cũng không thể nào ngăn cản được hai con tim đến với nhau để hợp thành nhứt thể.  

Continue reading Cuộc hôn nhân Ngô Đình Nhu & Trần Thị Lệ Xuân

Nguồn gốc Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn)

Chào các bạn,

Hôm nay, thứ Năm lần thứ tư của tháng 11, là ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ. Lễ Tạ Ơn có nguồn gốc từ năm 1621, thời điểm đầu tiên của những người tị nạn Âu Châu đến lập nghiệp ở Thế Giới Mới và tạo thành nước Mỹ sau này.

Năm 1620, 102 người của 8 giáo hội ly khai khỏi Anh giáo, một số đang ở Anh và một số đang tị nạn ở Hà Lan, thuê một chiếc tàu tên là May Flower để sang Mỹ Châu lập nghiệp. May Flower rời Southhampton, Anh quốc, ngày 6 (hay 16?) tháng 9, gặp tàu Speedwell tại điểm hẹn để nhận một số người từ Hà Lan, tổng cộng Mayflower chở 102 hành khách và khoảng 25 đến 30 người thủy thủ đoàn. Sau 66 ngày hành trình gian khổ đến nỗi hai người đã thiệt mạng, tàu đến nơi (mà ngày nay là cảng Provincetown Harbor ở Cape Cod, bang Massachusetts) ngày 11 (hay 21?) tháng 11. Continue reading Nguồn gốc Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn)

Mừng ngày Quốc khánh – Tuyên ngôn Độc lập

Chào các bạn,

Ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập của nước ta — ngày chúng ta tuyên bố độc lập khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Đây là độc lập mà nhân dân Việt Nam giành được từ tay những kẻ thống trị, chứ không phải được họ trao cho. Chúng ta phải hãnh diện về điều đó.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bản văn nói lên tiếng nói độc lập và tự trị của nước ta với thế giới. Nhân kỷ niệm ngày Tuyên Ngôn Độc Lập ra đời, hãy nghe lại Tuyên Ngôn trong video sau đây, do chính cụ Hồ đọc năm 1945. Sau video là bản Tuyên Ngôn Độc Lập tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh.

Kính mời!


Continue reading Mừng ngày Quốc khánh – Tuyên ngôn Độc lập

Niger và Trái tim bóng tối

SÁNG ÁNH – 31/08/2023 06:20 GMT+7

TTCT Cơn thịnh nộ của dân chúng châu Phi Sahel, thể hiện qua hàng loạt cuộc đảo chính gần đây, có nguồn cơn sâu xa của nó…

Ngày 26-7 tại quốc gia Tây Phi Niger, một hội đồng quân nhân lật đổ tổng tống đương nhiệm và dân cử Mohamed Bazoum. Đây là cuộc đảo chánh thứ 5 ở khu vực trong thời gian 3 năm qua. 4 cuộc đảo chánh trong đó bị Tây phương cực lực lên án: Guinea, Mali, Burkina Faso và Niger. 

Cuộc đảo chánh thứ 5 tại Chad thì lại được Tây phương tán thành, nếu không nói là do họ ủng hộ và tổ chức để giúp thành phần thân Pháp giữ chính quyền bằng bạo lực quân sự. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì đảo chánh ở Chad cần thiết để duy trì ổn định!

Hình minh họa cuộc “thám hiểm” Voulet-Chanoine trong Thư khố hải ngoại của Pháp. Ảnh: afriquexxi.info

Trong thập niên 1960, vào thời các quốc gia tại lục địa đen độc lập, nước Pháp chỉ rời khu vực Tây Phi trên phương diện pháp lý. Pháp như một ông chồng đã ly dị trên giấy tờ nhưng tiếp tục giữ sổ gạo, sổ điện nước, sổ tiết kiệm ngân hàng và trai mới nào lảng vảng đến gần nhà vợ cũ thì ông tìm cách đập chết ngay.

Độc lập chỉ là hình thức?

14 nước Phi châu thuộc địa cũ vẫn phải nằm trong hệ thống tài chánh của đồng franc Pháp và ký thác cho mẫu quốc cũ 50% dự trữ tài chánh của các ngân hàng quốc gia. 

Nói cách khác, họ không có ngân hàng quốc gia và Paris quyết định mọi chính sách về mặt này, in và phát tiền chung cho 14 nước. Kinh tế địa phương cũng nằm trong tay kiều dân Pháp. Tài nguyên do họ khai thác, quân đội do họ huấn luyện, lãnh đạo do họ chỉ định và độc lập là phần hình thức.

Những lãnh đạo Phi châu ngoan ngoãn thì được Pháp thắt cho cà vạt, khi cần thiết gửi quân đội Pháp sang can thiệp để “duy trì ổn định”, như đã nói ở trên. Tại Cộng hòa Trung Phi, tính từ độc lập vào năm 1960, Pháp can thiệp gửi quân sang 7 lần giúp ổn định. Ổn định này, có nơi cha truyền con nối đến giờ là 56 năm liên tục (Gabon) hay 33 năm (Chad), tức là khó có thể ổn định hơn.

Bối cảnh đó, tức là can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào nội bộ chính trị và kinh tế của các quốc gia châu Phi độc lập, gây ra bất mãn trầm trọng và kinh niên tại khu vực. Cái bất mãn không được giải tỏa đó ngày nay lại còn nằm trong ký ức của quần chúng và lịch sử của thời kỳ thuộc địa. Cuộc “thám hiểm” của sứ mạng quân sự Voulet-Chanoine năm 1899 là một thí dụ.

Phi châu được Tây phương “khám phá” từ thế kỷ 17 là các vùng ven biển, nơi họ lập cảng để trao đổi hàng hóa với miền trong và xuất nô lệ sang châu Mỹ. Miền trong này, cho đến cuối thế kỷ 19 vẫn là nơi huyền bí. Năm 1885, hội nghị tại Berlin giữa các nước Âu châu chia nhau lục địa Phi, nhưng lấy thước kẻ biên giới trên bản đồ mà vẫn không biết là kẻ lên những gì, dân tộc nào hay sông núi ra sao, và chuyện đó gây ra những vấn nạn của lục địa đến tận ngày nay.

Chỉ cần nhìn bản đồ chính trị châu Phi là thấy ngay sự phi lý cực kỳ của biên giới các quốc gia. Nó không thành hình bởi địa lý (thí dụ ven sông hay ven núi) hoặc do lịch sử để lại, mà là chén chú chén anh tại hội nghị Berlin. 

Bởi vậy ngày nay biên giới giữa các nước Phi châu đây kia là những đường kẻ thẳng dài mấy trăm km. Nó không tôn trọng dân tộc hay văn hóa, tôn giáo, lịch sử địa phương, mà là kết quả ngang ngược của thực dân ăn cướp và thỏa thuận với nhau. Tao (Anh) lấy phần này gọi là Sudan, mày (Pháp) lấy phần kia gọi là Chad, còn để cho nó (Ý) phần gọi là Libya!

Sau khi chia cho nhau trên bản đồ rồi thì đến tìm hiểu trong hôn nhân ức hiếp, tức là lấy trước rồi tìm hiểu sau – còn được gọi là “thám hiểm”. Tranh chấp ảnh hưởng giữa các thế lực Anh, Pháp, Đức và cả Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian này là để ngăn chặn lẫn nhau. 

Thời điểm 1887-1900, Pháp có 4 sứ mạng quân sự từ 4 hướng để kiểm soát vùng trung tâm lúc đó còn huyền bí của lục địa. Các sứ mạng này, quân sự và chính trị, nhằm khai thác và cai trị nhưng được truyền thông lúc đó (và cả ngày nay) tung hô là sứ mạng văn minh và khai hóa, một tay ôm trẻ em mồ côi một tay đánh cọp ăn thịt người vô cùng lãng mạn và tất nhiên là “gánh nặng lịch sử” của người da trắng.

Biếm họa về hội nghị Berlin giữa các cường quốc châu Âu nhằm phân chia châu Phi. Ảnh: PBS Learning Media

Trái tim bóng tối

Sứ mạng Voulet-Chanoine lên đường ngày 2-1-1899 do đại úy 32 tuổi Voulet (bộ binh hải quân) và đại úy 29 tuổi Chanoine, kỵ binh, chỉ huy. Voulet là gốc bình dân từng phục vụ 1883-1885 tại Bắc Kỳ (Việt Nam). Chanoine thì xuất thân võ bị St Cyr, con của một tướng lãnh có lúc làm bộ trưởng quốc phòng. 

Thành phần da trắng có một bác sĩ thiếu tá, thêm 3 sĩ quan và 3 hạ sĩ quan khác, còn lại là quân thuộc địa da màu, gồm 600 bộ binh Sudan và 100 kỵ binh Senegal, cùng 2.000 người cu li khuân vác, phụ nữ chị nuôi đi theo đoàn. 

Số cu li phục vụ này được coi là không đủ ngay từ đầu cho nên đi đến đâu họ bắt cu li đến đó. Thực phẩm họ cũng tự tiện thôi chứ sao mang theo đủ được. Nơi nào chống cự thì họ đốt làng và giết sạch cho biết văn minh là gì.

Đi đến đâu cướp giết đến đó, đoàn lính Pháp đốt sạch thị trấn 8.000 dân cư Birni N’konni (Niger), dùng lưỡi lê sát hại 1.000 người nam nữ để khỏi tốn đạn. 

Hai viên đại úy bày thủ cấp khi dùng bữa khiến một sĩ quan Pháp dưới quyền khó nuốt trôi và viết thư cho người yêu thuật lại. Cô này tại mẫu quốc chuyển thư cho một đại biểu quốc hội. Thư lên đến thủ tướng và trung ương phải ra lệnh cho một trung tá đuổi theo đoàn để tìm hiểu thực hư và chỉnh đốn.

Năm 1899, quân đội Pháp đang gặp sự phê bình của dư luận trong vụ án đại úy Dreyfuss. Ông này gốc Do Thái và bị vu oan là gián điệp cho đế quốc Đức. Dư luận tại Pháp phân đôi gay gắt, kẻ chống người bênh, và nếu nảy thêm chuyện tàn sát Phi châu thì quân đội càng thêm xấu mặt. 

Bộ Thuộc địa ra lệnh cho chỉ huy vùng Bắc và Đông Bắc Phi châu thuộc Pháp (Mali và Niger ngày nay) là trung tá Klobb nhiệm vụ kiểm tra đoàn Voulet-Chanoine. Klobb và trung úy Meynier mang theo một toán lính da đen và sau hành trình 2.000km mới bắt kịp họ vào trung tuần tháng 7-1899 tại Dankori.

Trên đường đuổi theo, trung tá Klobb ghi nhận là đoàn Voulet-Chanoine đi đến đâu cướp giết đến đấy, rồi bắt phụ nữ làm nô lệ trước khi đốt làng, khiến những nơi họ đi qua “không còn đến một con gà”. 

Tại Birni N’konni, sau khi giết 1.000 mạng, đoàn Voulet-Chanoine bắt 700 phụ nữ đẹp nhất mang đi, gồm 4 cô vợ của chúa trấn. “Voulet đốt hết – chính xác là vậy”, khiến toán trung tá Klobb đuổi theo sau đến miếng ăn phải vơ vét nhặt nhạnh. 

Xin chú ý là ở đây Klobb chỉ than vì dân chúng bị giết sạch cướp sạch nên không còn gì để nuôi toán đi sau. Ông không hề quan tâm đến chuyện chính dân địa phương không còn gì để ăn, mà chỉ cho biết là họ không còn gì để cho toán của ông ăn.

“6 tháng 7 – Tôi bị hỏng đồng hồ. Tibiri. Ngôi làng thật lớn với nhiều khoảng trống, bị thiêu rụi hoàn toàn. Các hào, từ dưới lên trên nóc tường, cao 4-5m. Phụ nữ bị treo cổ”. Trung tá Klobb ghi trong nhật ký.

Ngày 11-7, ông “đến một ngôi làng bị đốt cháy đầy xác chết. Hai em bé gái (bị treo cổ) đong đưa trên một cành cây. Mùi hôi. Các giếng không cung cấp đủ nước cho người. Động vật (lừa, ngựa của đoàn) cũng không uống được, nước bị thối rữa bởi xác người. Khởi hành vào buổi chiều. Trên đường đi, một ngôi làng nhỏ có giếng đầy xác chết. Mùi hôi”. 

Đây là ngày chót Klobb ghi nhật ký. Chuyện sau đó là bản tường trình quân sự của những quân nhân thuộc toán Klobb còn sống sót thuật lại cho giới chức.

Ngày 12-7, Klobb bắt được tin đoàn Voulet và trao đổi được thư. Voulet trách là trung tá Klobb định cướp công thám hiểm của mình và Klobb bị quân của Voulet bắn chết vào ngày 14-7 khi họ chạm mặt. 

Trung úy Meynier phụ tá của Klobb bị thương nặng tưởng chết. Sau đó đến lượt chính quân của Voulet nổi loạn. 2 ngày sau, Chanoine chết lúc hoa kiếm hô “Pháp quốc! Pháp quốc!”. 

Voulet thì không oai hùng như vậy nên ôm nàng hầu da đen bỏ trốn tại một nhà dân, hẳn phải vùi tro lên mặt để không ai nhận ra. Sáng sớm hôm sau, khi ông mò về doanh trại thì bị lính canh bắn chết. Sứ mạng quân sự này tiếp tục với 2 trung úy chỉ huy mới được trung ương chỉ định.

Bộ chỉ huy và chính quyền Pháp bối rối nên nghĩ ra một căn bệnh gọi là “bệnh dại Sudan” để giải thích hành động của đoàn Voulet-Chanoine. Thì Phi châu đầy bệnh tật, khiến con người văn minh nào lây phải bèn mang trẻ em gái ra treo cổ trước làng! 

Đến năm 1915-1916, còn có tin một người da trắng là Voulet làm chúa một bộ lạc Touareg trong sa mạc. Năm 1923, khi khui phần mộ của 2 ông này thì lại thấy trống rỗng không có xác!

Nhưng lỗi là ở 2 người này hay ở bệnh điên nhiệt đới, chứ không phải ở chính sách khai hóa của nhà nước thuộc địa Pháp. Tại nước uống Phi châu nhiều vi trùng! 2 vị đại úy lại vui vẻ chết ngay nên không có tòa án mặt trận, không xét xử, không báo chí đưa tin. Chuyện đến đó là hết.

Ngày nay, tại sao người Niger ra đường đốt cờ tam tài? Là vì họ khó quên cái thủa ban đầu đó, mà nếu có lỡ quên thì được tình trạng hiện thời trên đất nước của họ nhắc nhớ ngay.■

Chuyến đi của Voulet-Chanoine được gọi là “con đường giết chóc” và sau này được Joseph Conrad dựa vào để viết tiểu thuyết Trái tim bóng tối. Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành phim Apocalypse Now về chiến tranh Việt Nam.

Ý kiến của một người làm điện ảnh về việc phục dựng hệ thống thủy văn ‘Thành Cổ Loa’

 

TS. toán học Nguyễn Ngọc Chu vừa có bài viết rất đáng chú ý: KHÔNG NÊN PHỤC DỰNG TOÀN BỘ HỆ THỐNG THUỶ VĂN ‘THÀNH CỔ LOA’ (https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2981018015364942), ông cho biết: “Nghe tin UBND TP. Hà Nội chủ trương lập dự án “Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa” với chi phí 1.480 tỉ đồng mà lo sợ; và ông quả quyết : “Không thể tái tạo lại toàn bộ ‘Thành Cổ Loa’ vì không có đủ dữ liệu lịch sử tường minh. Đến nhà nghiên cứu ‘Thành Cổ Loa’ còn chưa phân biệt được rõ ràng: “ Ở hào rất khó phân biệt giai đoạn, nhưng nó có cả di tích cả hiện vật thời An Dương Vương (đá và ngói), có cả di tích thời Hán và sau Hán…” thì làm sao có thể khẳng định di tích được phục dựng đúng? (https://thanhnien.vn/hon-nghin-ti-dung-lai-he-thong-thuy…). Càng không nên phục dựng toàn bộ hệ thống thuỷ văn ‘Thành Cổ Loa’ vì tốn kém và vô nghĩa. Không nói về mặt chưa chính xác về lịch sử, thì việc tái tạo toàn bộ hệ thống thuỷ văn ‘Cổ Loa Thành’ không tạo nên sự kỳ vỹ của một “đại quốc” trong quá khứ, mà có thể có hiệu ứng ngược lại về “chiến luỹ” của một “tiểu cát cứ”. Thành quách, chiến hào, kênh mương bảo vệ ‘Thành Cổ Loa’có thể lớn cho triều đại cách đây vài ngàn năm, nhưng lại bé nhỏ thô sơ trong con mắt người đương đại. Đã là di tích lịch sử thì không thể phóng đại. Nên không thể phóng tác ‘Thành Cổ Loa’ thành pháo đài hùng vĩ như phim trường”.

Continue reading Ý kiến của một người làm điện ảnh về việc phục dựng hệ thống thủy văn ‘Thành Cổ Loa’

An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học

Thứ tư, 26/04/2023 00:15 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Đưa giáo dục di sản văn hoá tới học sinh, ngay tại khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê là một phương pháp rất hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa; giúp thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết, thêm tự hào về di tích, thêm trân trọng tiền nhân và cùng ra sức giữ gìn các di tích của địa phương.

Điệu múa Óc Eo do diễn viên Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật An Giang biểu diễn

Nghệ thuật múa Óc Eo

Theo một nghiên cứu của TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, khoảng 2.000 năm trước, vùng đất An Giang từng là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Óc Eo, với sự xuất hiện của một “đô thị” quan trọng của quốc gia cổ Phù Nam vào đầu Công nguyên.

Nơi đây từng có một thời hoàng kim với những hoạt động kinh tế nông nghiệp và thương mại sôi động, là điểm dừng quan trọng của những tuyến hàng hải đường dài kết nối phương Đông và phương Tây.

Continue reading An Giang: Đưa nghệ thuật múa Óc Eo vào trường học

Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước – Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975

Ảnh hiếm: Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước

Cập nhật lúc: 12:25 12/03/2019

(Kiến Thức) – Thành lập năm 1917, trường nữ sinh Đồng Khánh là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh quý về ngôi trường này do người Pháp thực hiện vào thập niên 1920.

Giờ tan trường tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trung học cơ sở Trưng Vương ở 26 Hàng Bài) ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.

Continue reading Trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội một thế kỷ trước – Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975

Nguồn gốc người Việt (3 kỳ)

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng

Tiasang – Trần Trọng Dương

Nguồn gốc người Việt là một vấn đề nóng hổi ở mọi thời điểm lịch sử. Người Việt đến từ đâu luôn là câu hỏi mang tính triết học, xuất phát từ một câu hỏi lớn hơn: ta là ai, ta từ đâu tới, và ta sẽ đi về đâu? Bài viết này sẽ không thảo luận về các câu trả lời nào là đúng hay sai, chính xác hay không chính xác, khoa học hay không khoa học mà trình bày các kiến giải khác nhau về nguồn gốc người Việt như là một tham số khả biến trong hoạt động tri nhận của con người, cố gắng lý giải vì sao người ta lại đặt ra câu hỏi ấy, những bối cảnh lịch sử – văn hóa của các câu hỏi – và cả câu trả lời, cũng như bối cảnh tri thức, động lực chính trị và nền tảng khoa học của các phương thức được sử dụng để giải quyết.


Truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ được khởi từ ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái. Ảnh: Internet.

Continue reading Nguồn gốc người Việt (3 kỳ)

Đường Lâm ở Hà Tĩnh và giao lộ Đông Tây từ Biển Đông đến Mekong (2 kỳ)

Đường Lâm ở Hà Tĩnh và giao lộ Đông Tây từ Biển Đông đến Mekong (Kỳ 1: Đường Lâm ở Hà Tĩnh)

TS – Trần Trọng Dương

Phần lớn giới nghiên cứu và xã hội đều cho rằng địa danh Đường Lâm gắn liền với sự kiện hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền nằm ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội ngày nay. Nhưng khi đối chiếu một cách hệ thống các nguồn sử liệu thời Đường, tôi cho rằng Đường Lâm là một huyện thuộc châu Phúc Lộc (hoặc châu Đường Lâm) tương đương với tỉnh Hà Tĩnh. Con đường từ núi Giăng Màn huyện Hương Sơn nay là một cửa ngõ quan trọng trong giao lộ Đông – Tây qua Hà Tĩnh Nghệ An thế kỷ X-XI, nối liền từ Biển Đông đến sông Mekong, nối liền Giao Châu với Chân Lạp, Khmer và thế giới Nam Á.


Phần lớn giới nghiên cứu và xã hội hiện nay đều cho rằng Đường Lâm gắn liền với sự kiện hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền nằm ở xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) ngày nay. Ảnh: Cổng làng Đường Lâm. Nguồn: Nhân dân.

Continue reading Đường Lâm ở Hà Tĩnh và giao lộ Đông Tây từ Biển Đông đến Mekong (2 kỳ)

Đi tìm bí ẩn giếng Chăm

tiasang – Nguyễn Tiến Đông

Nhắc tới Chăm pa, nhiều người thường liên tưởng đến những đền tháp, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm chứ ít ai nghĩ tới kĩ năng tìm các mạch ngầm nước ngọt gần như độc nhất vô nhị của người Chăm. Vì vậy, trong rất nhiều năm, chúng tôi đã đi dọc dải đất miền Trung khảo sát chỉ để tìm câu trả lời: giếng Chăm có vị trí thế nào trong đời sống Chăm?

Nếu tháp Chàm được xem là biểu trưng của thượng tầng văn minh Champa thì giếng vuông Chàm là biểu tượng đặc thù của đời sống bình dân Chăm. Nguồn: Zing. 
Continue reading Đi tìm bí ẩn giếng Chăm

Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận

tiasang – Nguyễn Tiến Đông

Lời tòa soạn: Như chúng tôi đã đề cập trong những số báo gần đây về vùng Đồng bằng sông Hồng là hợp lưu của những luồng di dân từ hàng ngàn năm trước cho đến đầu thời Đại Việt. Bài viết dưới đây của TS Nguyễn Tiến Đông tiếp tục dòng thảo luận ấy ở một khía cạnh cụ thể hơn: người Cham pa đã đóng góp như thế nào vào không gian văn hóa ngay tại kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận.


Ngay trên chính Hoàng thành này, những dấu tích văn hóa Cham Pa đã hiển hiện khi các nhà khảo cổ học khai quật khu di tích 18 Hoàng Diệu. Trong ảnh, sinh viên đại học nghe nhà khảo cổ học Nguyễn Tiến Đông giới thiệu những di tích thời Lý – Trần (Khu A). Ảnh: Viện Khảo cổ học (2004).

Làm nhạt nhòa sự mô phỏng phương Bắc

Continue reading Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam

Nghien cuu lich su – Tháng Tám 31, 2016

Cham_People_in_Vietnam_and_Cambodia.jpg

Người Chăm ở Việt Nam và Campuchia.

Nguyễn Văn Huy*

 I. Nhận lại anh em, tìm lại bạn bè

Chăm là một trong 54 nhóm chủng tộc bất khả phân của dân tộc Việt Nam. Dân số người Chăm hiện nay khoảng 100.000 người, trong đó hơn 2/3 định cư tại Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết và Bình Tuy ; số còn lại sinh sống tại Châu Đốc, Tây Ninh và Sài Gòn. 

Cũng nên biết, trong thực tế, có khoảng 400.000 người Chăm sinh sống tại khắp nơi trên thế giới, đông nhất là tại Kampuchia (270.000 người), kế đến mới tới Việt Nam (100.000 người), sau là Thái Lan (15.000 người) và cuối cùng là Liên Bang Mã Lai, năm 1979 đã  tiếp nhận khoảng 10.000 người Chăm đến từ Kampuchia. Hải ngoại có khoảng 200 người Việt gốc Chăm (hơn 50 gia đình), đa số định cư tại Hoa Kỳ. 

Continue reading Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam

Phép Lạ Tại Chiến Trường – Hưu Chiến Giáng Sinh 1914

Vào Giáng Sinh năm 1914, giữa lúc cao điểm của thế chiến thứ nhất, sau nhiều tuần lễ giao chiến một bên là quân Đức còn bên kia là quân Anh, Pháp và Bỉ, có biết bao quân lính đã ngã gục. Tuy nhiên, một điều lạ lùng đã xảy ra trong đêm ấy, binh lính của hai phe tại mặt trận miền Tây đã hạ súng để cùng nhau ăn mừng đêm Thiên Chúa ra đời.

Bắt đầu chỉ có một giọng ca đơn độc được cất lên : “Stille Nacht, Heilige Nacht… – Silent night, Holy night – Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình…” trên bãi chiến trường đang đẫm đầy máu và đầy khói súng. Tiếng ca bắt đầu trông thật lẻ loi tội nghiệp. Không đầy một trăm mét đối diện, dưới các lũy hào, quân Anh vẫn bất động im lặng không phản ứng. Tuy nhiên bên này chiến hào, quân Đức lại sôi nổi lên: một vài người, hàng trăm, và cuối cùng thì đến hàng ngàn người cùng ngân cao “Stille Nacht, Heilige Nacht… – Silent night, Holy night – Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình…”

Continue reading Phép Lạ Tại Chiến Trường – Hưu Chiến Giáng Sinh 1914

‘Like walking on missiles’: US airman recalls the horror of the Vietnam ‘Christmas bombings’ 50 years on

Operation Linebacker II saw more than 200 American B-52 bombers fly 730 sorties and drop over 20,000 tons of bombs on North Vietnam over a period of 12 days in December 1972.

Operation Linebacker II saw more than 200 American B-52 bombers fly 730 sorties and drop over 20,000 tons of bombs on North Vietnam over a period of 12 days in December 1972.

By Brad Lendon, CNN

Published 7:09 PM EST, Sat December 17, 2022

CNN — It was one of the heaviest bombardments in history. A shock-and-awe campaign of overwhelming air power aimed at bombing into submission a determined opponent that, despite being vastly outgunned, had withstood everything the world’s most formidable war machine could throw at it.

Operation Linebacker II saw more than 200 American B-52 bombers fly 730 sorties and drop over 20,000 tons of bombs on North Vietnam over a period of 12 days in December 1972, in a brutal assault aimed at shaking the Vietnamese “to their core,” in the words of then US national security adviser Henry Kissinger.

Continue reading ‘Like walking on missiles’: US airman recalls the horror of the Vietnam ‘Christmas bombings’ 50 years on