Category Archives: Lịch sử

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Chính phủ của dân, do dân và vì dân sẽ không lụi tàn khỏi trái đất này – Abraham Lincoln và Diễn văn Gettysburg

 
Abraham Lincoln (12 tháng 2 năm 1809 – 15 tháng 4 năm 1865), phiêm âm tiếng Việt là Lincôn (còn được biết đến với tên Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người gii phóng vĩ đi) là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1861 đến 1865. Ông là một trong những người đã thiết lập Đảng Cộng hoà năm 1854.

Lincoln thuộc mẫu người tự lập. Tự học, ông trở thành một luật sư hàng đầu tại Illinois. Ông là lãnh đạo Đảng Whig (và đã đại diện cho Đảng tại Hạ viện trong một nhiệm kỳ). Khi vấn đề về chế độ nô lệ xảy ra năm 1854, ông góp phần tạo dựng Đảng Cộng hòa mới và trở thành lãnh đạo tại Illinois. Lincoln phản đối lao động nô lệ và kiên quyết khước từ mở rộng chế độ nô lệ ra thêm trong liên bang. Những cuộc tranh luận của ông với lãnh đạo Đảng Dân chủ Stephen Douglas năm 1858 khiến ông được cả nước biết tới, và với tư cách ứng cử viên ôn hòa miền tây ông đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vào chân ứng cử viên tổng thống năm 1860. Chiến thắng của ông trong cuộc Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 1860 là giọt nước làm tràn ly đối với phương Nam, nơi bảy bang quyết định ly khai, thành lập lên Liên hiệp các bang miền Nam, và chiếm quyền kiểm soát các pháo đài cũng như tài sản khác của Hoa Kỳ bên trong biên giới của họ, tạo bước khởi đầu dẫn tới cuộc Nội chiến Mỹ.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Chính phủ của dân, do dân và vì dân sẽ không lụi tàn khỏi trái đất này – Abraham Lincoln và Diễn văn Gettysburg

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Những chiến sĩ Ngự Lâm Quân của tôi: Tôi xin chào chia tay – Napoleon Bonaparte

 

Napoleon Bonaparte (1769-1821) là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị nổi tiếng trong lịch sử. Ông là Hoàng đế của Pháp 9 năm (1804-1814) và 100 ngày (1915) với danh hiệu Napoleon I. Napoleon được biết đến cho sự cải cách pháp lý qua Bộ luật Napoleon (Napoleonic code). Đây là một bộ luật có ảnh hưởng lớn đến pháp luật dân sự (civil law) nhiều nơi trên thế giới, cho đến ngày nay.

Ông cũng được nhớ đến cho các cuộc chiến tranh ông đã lãnh đạo, “Chiến tranh Napoleon”, để chống lại một loạt liên minh (Coalitions) nhằm thiết lập quyền bá chủ trên lãnh thổ Châu Âu.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Những chiến sĩ Ngự Lâm Quân của tôi: Tôi xin chào chia tay – Napoleon Bonaparte

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Chúng ta tất cả đều là Người Cộng hòa, Chúng ta tất cả đều là Người Liên Bang – Thomas Jefferson

Ông Thomas Jefferson đã đóng góp rất lớn lao vào các nguyên tắc của nền Dân Chủ Hoa Kỳ. Cùng với Tổng Thống George Washington, ông Jefferson là một trong các nhân vật vĩ đại của cuộc Cách Mạng Bắc Mỹ mà danh tiếng đã vang lừng trên khắp Thế Giới. Ông Jefferson đã ủng hộ các Quyền của Con Người, các tự do ngôn luận, tôn giáo và báo chí và cũng vì tôn trọng nền tự do sau này mà ông đã phải chịu đựng nhiều vụ nói xấu của các tờ báo vô trách nhiệm. 

Ông Thomas Jefferson đã được chôn cất bên cạnh vợ của ông tại Monticello. Trên mộ chí của ông, mọi người đã đọc được hàng chữ mà trước kia, ông đã viết ra cho thợ khắc mộ bia : “Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”.

Đây là những thành tích vẻ vang mà chính ông Thomas Jefferson đã đánh giá cao hơn Chức Vụ Tổng Thống Hoa Kỳ.

 

Thưa bằng hữu đồng bào,

Được kêu gọi đảm trách các nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan hành pháp của đất nước chúng ta, tôi xin nhân sự hiện diện của các đồng bào của tôi đang tụ tập ở đây để bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với tấm thịnh tình mà đồng bào đã vui lòng dành cho tôi, để bày tỏ một sự ý thức chân thành rằng nhiệm vụ này vượt quá tài năng của tôi, và tôi tiếp nhận nhiệm vụ này với những biểu hiện lo âu và lung túng đến từ sự to lớn của trọng trách và sự yếu ớt của sức mình. Một đất nước đang lên, trải trên một miền đất phì nhiêu và rộng lớn, bắt qua tất cả các biển với những nguồn tài nguyên dồi dào, tham gia giao thương với những quốc gia cho rằng mình rất mạnh và quên mất lẽ phải, nhanh chóng tiến đến một vận mệnh vượt ngoài tầm mắt con người – khi tôi chiêm ngưỡng các cảnh ngút ngàn này, và thấy các vinh dự, hạnh phúc và hi vọng của đất nước đáng yêu này được gắn kết với vấn đề và tình trạng của ngày nay, tôi rút khỏi dòng chiêm nghiệm và cúi mình trước sự quan trọng của nhiệm vụ này. Rõ ràng là, thực sự, nếu tôi tuyệt vọng, không phải là sự hiện diện của nhiều người tôi nhìn thấy ở đây nhắc tôi rằng trong các cơ quan quyền lực cao cấp khác mà Hiến Pháp của chúng ta quy định, tôi sẽ tìm được nguồn thông thái, đức hạnh và nhiệt huyết để dựa vào đó mà vượt qua mọi khó khăn sao? Thế nên, nơi quý vị, những người mang chức năng lập pháp của quốc gia, và nơi những cộng sự của quý vị, tôi tìm kiếm những hướng dẫn và hỗ trợ giúp chúng ta lèo lái an toàn chiếc thuyền mà tất cả chúng ta đã lên giữa những yếu tố xung đột của một thế giới rối ren.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Chúng ta tất cả đều là Người Cộng hòa, Chúng ta tất cả đều là Người Liên Bang – Thomas Jefferson

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Một Quốc gia bám víu đam mê vào một Quốc gia khác sẽ tạo ra nhiều xấu xa” – George Washington

 
George Washington sinh ngày 22 tháng 02 năm 1732 tại thuộc địa Virginia. Ông xuất thân từ một gia đình chủ đồn điền, làm tổng tư lệnh Quân đội Lục Địa của các thuộc địa (Mỹ) chống lại Anh quốc, và sau đó thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789–1797). Ông đã xây dựng một đất nước phồn thịnh tránh chiến tranh, ngăn chặn nhiều nổi loạn và được lòng yêu mến của toàn dân. Washington được biết đến như là “Cha của nước Mỹ”. Nhiều học giả lịch sử xếp ông là một của hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Washington mất ngày 14 tháng 12 năm 1799, ngày tiển đưa ông, Tướng Henry, đã ca ngợi Washington: “nhất trong thời chiến, nhất trong thời bình, và nhất trong lòng của người dân”.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Một Quốc gia bám víu đam mê vào một Quốc gia khác sẽ tạo ra nhiều xấu xa” – George Washington

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Bài diễn văn trên đoạn đầu đài – Vua Charles I

Vua Charles I của Anh (1600 – 1649) là vua của Anh, Scotland và Ireland từ 1625 đến 1649. Charles I là một thành viên của Triều đại Stuart. Ông là con trai của James I của Anh và Anne của Đan Mạch. Ông lên ngôi vua ngày 27 tháng 3 năm 1625 sau khi cha qua đời. Triều đại Charles I được khắc họa bởi những khó khăn về tài chính và xung đột giữa Triều Đình và Nghị Viện với hạt nhân là xung đột về các vấn đề tôn giáo và kết thúc bằng cuộc Nội Chiến.

Charles cưới Henrietta Maria, con gái của vua nước Pháp và là một người theo Công giáo Roman, không lâu sau khi lên ngôi, khơi mào cho sự chia cắt giữa Charles với đại bộ phận dân chúng là những người Kháng Cách (Protestant). Sự chia cắt này ngày càng được khoét sâu hơn bởi khuynh hướng tôn giáo nghiêng về Công giáo Roman trong các quyết định đối nội và đối ngoại của ông.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Bài diễn văn trên đoạn đầu đài – Vua Charles I

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Ta mang một trái tim và tấm lòng của một vì vua” – Elizabeth I

N Hoàng Elizabeth I , Tilbury, 1588

N hoàng Elizabeth I (1533 –1603) là Nữ hoàng Anh và Nữ hoàng Ireland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi qua đời. Bà được biết đến với những danh hiệu khác như N hoàng Đng trinh, Gloriana, hoặc Good Queen Bess, và trở nên bất tử với tên Faerie Queene trong thiên sử thi cùng tên của Edmund Spenser. Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, cống hiến một giai đoạn ổn định rất quí báu cho nước Anh và là nhân tố chủ chốt giúp hình thành ý thức dân tộc cho người dân Anh và đưa Vương quốc Anh trở thành một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Ta mang một trái tim và tấm lòng của một vì vua” – Elizabeth I

Hoà Thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu và chùa Thiên Mụ

Nguyễn Hữu Vinh biên soạn

Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung.  Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ”.

Continue reading Hoà Thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu và chùa Thiên Mụ

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Kinh Hòa Bình và Bài Giảng Cho Loài Chim – Thánh Phanxicô Nghèo Khó

Thánh Francis xuất thân từ một gia đình thương gia giàu có của thành phố Assisi, miền Trung Nước Ý vào đầu thế kỷ 13, nên thường được gọi là Thánh Francis Vùng Assisi (Saint Francis of Assisi).  Nhưng cuộc sống giàu sang và dường như có được mọi thứ mình muốn đã không đem lại sự đủ đầy cho tâm hồn ông.  Cho đến một ngày ông tìm được sự đầy đủ ấy trong tình yêu với Chúa Giêsu Kitô và học theo hình ảnh và cuộc sống của Ngài trong Phúc Âm.

Từ bỏ cuộc sống giàu sang, hưởng thụ, ông bước vào cuộc sống khó nghèo và phục vụ. Ông cũng từ bỏ gia đình và để cha đẻ từ mình – có lẽ đó là bước cuối cùng trong việc từ bỏ mọi lối mòn, ràng buộc của cuộc sống thế gian để chỉ còn sống trọn vẹn với tinh thần của Thiên Chúa. Với sự hiến thân trọn vẹn ấy, ông đã đóng góp đáng kể trong việc xây dựng lại Giáo Hội Công Giáo, thời bấy giờ, đang bị chia rẽ và khủng hoảng trầm trọng.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Kinh Hòa Bình và Bài Giảng Cho Loài Chim – Thánh Phanxicô Nghèo Khó

Tha thứ và hòa giải – tù nhân và chúa ngục

    (TĐH: Chiến tranh thường lấy đi nhân tính của con người, cho nên là mẹ đẻ của vô số tội ác dã man. Tha thứ và hòa giải chỉ có thể xảy ra khi người ta có thể nói ra sự thật, cùng đối diện sự thật, và cùng khóc để những giọt nước mắt vừa tủi nhục vừa vui mừng rửa sạch mọi đớn đau và tội lỗi.

    Bài này là môt chuỗi 5 bài của Lao Động và Dân Trí)

Người về từ “địa phủ” và 9 chiếc răng lưu lạc (*)

Ông – cựu tù Vũ Minh Tằng nuốt 9 cái răng của mình rồi bới phân tìm lại “chùm răng” suốt hơn 30 năm, trước khi hiến chúng cho bảo tàng. Gặp tôi, ông Tằng khóc: “Tôi về từ địa phủ, không bao giờ dám nghĩ mình còn sống trở về cùng 9 chiếc răng lưu lạc đó”…

Tám chiếc răng của ông Tằng hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày (Phú Xuyên, Hà Nội).

Vừa rồi, ra khu vực di tích nhà tù Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), tôi đã tìm bằng được viên cai ngục thuộc loại tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam Trần Văn Nhu (năm nay 83 tuổi). Trong gần ba chục trò tra tấn dã man đối với cộng sản hồi trước năm 1973, hãi nhất là trò dùng gậy đục gãy từng chiếc răng của người tù, rồi bắt họ tự uống máu, tự nuốt răng mình.

Continue reading Tha thứ và hòa giải – tù nhân và chúa ngục

30 năm chinh phục Đồng Tháp Mười

(ĐCN: Bài này là một chuỗi 4 bài phóng sự trên Tuổi Trẻ)

TT – Ấy là nơi mà các chuyên gia nước ngoài từng lắc đầu khẳng định: Không thể khai phá. Chỉ sau ba thập kỷ, người Việt đã chứng minh điều ngược lại: biến vùng “đất chết” thành vùng sản xuất lúa gạo, nông sản chủ lực của ĐBSCL.

Kỳ 1: Ký ức thời hoang dã

Trong ký ức của một người hiểu Đồng Tháp Mười đến chân tơ kẽ tóc như ông Hai Lương (xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp – từng làm phó ban sản xuất tỉnh Kiến Phong từ năm 1966), đây là một vùng đất vô cùng khắc nghiệt. Nói là vùng “đất chết” cũng không sai.

Giữa mênh mông đồng hoang người dân nghĩ ra cách lấy lúa trời làm lương thực- Ảnh tư liệu

Ba chìm, bảy nổi… đồng hoang

Continue reading 30 năm chinh phục Đồng Tháp Mười

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Kinh Chuyển Pháp Luân

Đức Phật xuất thân là một vị hoàng thái tử tại Népal, Ấn Độ, được sinh ra vào khoảng 1030 năm trước Công Nguyên trong nhung lụa và sự mong mỏi có người kế vị của vua cha. Tuy nhiên, Ngài đã sớm cảm nhận nỗi thống khổ của nhân gian. Sau khi đứa con trai của mình ra đời, Ngài đã từ bỏ cuộc đời của một vị thái tử để đi tìm con đường giải thóat nhân loại khỏi các nỗi khổ này.

Ngài đã thử lối tu hành khổ hạnh, ép xác như xu thế của các nhà tu hành ở Ấn Độ lúc bấy giờ trong sáu năm. Và nhận ra rằng, đó không phải là con đường đúng đắn. Ngài tự mình tu tập để tìm chân lý. Rồi một ngày, Ngài hốt nhiên đại ngộ khi Ngài ba mươi tuổi. Sau khi giác ngộ Ngài than rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc”. Với ý này, Như Lai (hay Phật) tức là Ngài và cũng tức là người giác ngộ. http://www.tosuthien.com/kinh-sach/cong-an-phat-thich-ca-va-to-dat-ma/tieu-su-phat-thich-ca/

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Kinh Chuyển Pháp Luân

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy Hướng Mặt Về Đền Thánh – Kinh Koran (2:142-167)

Hãy Hướng Mặt về Đền Thánh

Trong giáo lý của Hồi Giáo, Kinh Koran, Thánh Kinh của Hồi Giáo, là Lời phán truyền của Chúa Trời, Allah, do thiên thần Jibril đem xuống đọc cho Thiên Sứ Mohammad để người đọc lại cho nhân loại bằng tiếng Ả Rập vào đầu thế kỷ thứ 7. Thiên sứ Mohammad xác nhận mình không phải là tác giả của Kinh Qur’an.

Kinh Koran được viết dưới thể văn xuôi, theo vần bằng tiếng Ả Rập, có lẽ cho dễ thuộc, dễ nhớ vì việc thuộc lòng Kinh Koran nhắc lại mỗi khi cầu nguyện theo đúng nguyên bản tiếng Ả Rập là điều bắt buộc đối với mỗi tín đồ Hồi Giáo. Để tránh sai sót, người Hồi Giáo không chấp nhận bản Thánh Kinh được dịch lại sang ngôn ngữ khác. Các bản dịch Kinh Koran sang những ngôn ngữ khác nhau chỉ được sử dụng để tìm hiểu, học tập hay tham khảo mà không được xem là một phiên bản của Thánh Kinh (ví dụ như để sử dụng trong cầu nguyện).

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy Hướng Mặt Về Đền Thánh – Kinh Koran (2:142-167)

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Bài Giảng Trên Núi (phần 1)

Phần 1 – Matthew 5, Holy Bible, New International Version (1984)

Sinh ra vào năm thứ 4 trước Công Nguyên tại Palestine, Jesus đã rao giảng một phiên bản cơ bản và triệt để của Kinh Thánh của Đạo Do Thái. Việc giảng đạo, chữa trị và thực hiện các phép màu của ông đã thu hút nhiều người đi theo cũng như sự chú ý của các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, những người thấy rằng ông đang đe dọa sự ổn định của đất nước Palestine khi ấy đang bị Roma chiếm đóng.

Nhiều người cho rằng Bài Giảng Trên Núi là tập hợp các lời dạy của Jesus mà các môn đồ đầu tiên của ông ghi lại hơn là một bài nói hoàn chỉnh vào một ngày hay sự kiện nào đó. Bản văn này chứa đựng những nội dung trọng yếu của Thiên Chúa Giáo và được người Thiên Chúa Giáo xem là “Hiến Chương của Nước Trời” (http://gxdaminh.net/tai-lieu/244-bai-giang-tren-nui.html) .

Đối với nền đạo đức nhân loại, Bài Giảng Trên Núi là một sự nâng cấp so với các giới luật đã hình thành và được truyền bá trong xã hội Do Thái thời bấy giờ như Mười Điều Răn, Lời Ngôn Sứ trong Kinh Thánh của Đạo Do Thái. Và ngay cả cho đến nay, Bài Giảng Trên Núi vẫn được chính người công giáo xem như những lý tưởng hoàn thiện của luân lý và nhân cách, “một lý tưởng nhưng không thể thực hiện được” mà chỉ “một vài người nhận được ơn gọi đặc biệt thì mới có thể thi hành nổi”.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Bài Giảng Trên Núi (phần 1)

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Mười Điều Răn

Xin giới thiệu đến các bạn chuỗi bài về các bài diễn văn đánh dấu ấn vào lịch sử nhân loại.  Các bài được giới thiệu tại đây phần lớn được trình bày theo trình tự thời gian, trình tự của lịch sử và sự phát triển của văn minh nhân loại.

Những bài đầu tiên được giới thiệu là những bài trích trong kinh sách của các tôn giáo lớn – Cựu Ước, Tân Ước, Kinh Qur’an và Kinh Phật.  Tuy nhiên các bài kinh luôn chứa đựng những thông điệp, sự gợi mở, dẫn dắt, truyền tải các giá trị cao đẹp vượt xa khỏi khả năng truyền đạt của ngôn ngữ đơn thuần mà không có niềm tin tôn giáo tương ứng. Việc dịch sang một ngôn ngữ khác những bài này không thể tránh khỏi làm mất đi phần nào những thông điệp trong đó. Do vậy, các bản dịch tiếng Việt được giới thiệu tại đây không nhằm sánh với những bản tiếng Việt mà các tín đồ của mỗi tôn giáo đang gìn giữ và tụng niệm. Là một người không theo một tôn giáo nào, người dịch chỉ cố gắng cảm nhận những giá trị chứa đựng trong các bài này và chuyển tải nhiều nhất có thể những giá trị này vào cuộc sống và góc nhìn của một người không tôn giáo.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Mười Điều Răn

Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc

Đài tưởng niệm Đồng Lộc
Đài tưởng niệm Đồng Lộc

Chào các bạn,

Ai trong chúng ta lại không cảm thấy bi tráng với câu chuyện 10 Cô Gái Đồng Lộc. Mình có cơ duyên “gặp” các cô năm 1995 tại nghĩa trang Đồng Lộc. Cuộc viếng thăm làm mình buồn rất nhiều năm, và có lẽ là sẽ tiếp tục buồn suốt đời, mỗi lần nhớ đến.

Năm 2005, mình có cơ duyên được chị Diệu Ánh (Sài gòn) gửi bài thơ “Lời Thỉnh Cầu Ở Nghĩa Trang Đồng Lộc,” của anh Vương Trọng, lúc đó đã được khắc vào bia đá ở Nghĩa Trang, đã đổi tên thành Đài Tưởng Niệm Đồng Lộc. Mình dịch ra tiếng Anh.

Đây là bài thơ với một cách nói chuyện rất chân chất, từ tốn, bình thường—chết tan xác vì bom cũng chỉ bình thường—vì vậy nó vượt được lên trên tất cả màu sắc chính trị và nghệ thuật, và nói lên được tiếng khóc vượt biên giới, vượt thời gian, tiếng nói bi thảm của chiến tranh, không phải như một hành động chính trị, mà như một ung nhọt trong tâm thức con người. Continue reading Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc