Thực hành quy luật tâm linh

Chào các bạn,
humility
Tất cả mọi quy luật tâm linh–khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng—không chỉ để ta dùng cho chính ta, mà phần lớn là trong giao tiếp với mọi người chung quanh.

Khiêm tốn: Ta có thể tư duy khiêm tốn hay kiêu căng một mình ta, nhưng hành động khiêm tốn hay kiêu căng thì thực sự chỉ thực hiện hướng vào người khác, đối với người khác, hay trong khung cảnh có người khác. Nếu ta ở một mình trên rừng thì khiêm tốn hay kiêu căng thật ra chẳng ăn nhập gì với ai cả.

Thành thật, yêu người và tĩnh lặng cũng vậy.

Cho nên khi nói đến các đức tính này, chúng chỉ có nghĩa lý trong cung cách ứng xử của ta đối với tập thể của ta—bạn làm việc cùng phòng, bạn bè trong một nhóm, những người ta giao tiếp hàng ngày… Ta hành động thế nào với họ để ta tự thấy là ta khiêm tốn, thành thật, yêu thương và tĩnh lặng với họ.

Nói rằng “ta tự thấy” vì chỉ có chính ta mới thực sự biết ta làm gì. Hakuin nói “vậy à” và chỉ có thiền sư hiểu được hai từ đó. Người khác có thể cho đó là kiêu căng hay ngu dốt.

Dù sao thì mỗi người chúng ta tự thực hành khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng vì đó là ta muốn làm thế cho đời sống tâm linh của mình. Mình tự động làm thế vì mình muốn thế.

Trong những tổ chức tâm linh mà một thầy bắt các đệ tử phải theo đủ công thức hành lễ hành đạo để được cứu rỗi, thì đó là các con đường không thể cứu rỗi. Công thức bên ngoài và thầy bên ngoài không thể giúp bạn giải thoát.

Chỉ có tâm của bạn, tự nguyện và tự do, không công thức, nhưng đầy sâu sắc tâm linh mới có thể giải thoát bạn khỏi các ngục tù của tâm trí.

Chúc các bạn một ngày tự do và sâu sắc.

Mến,

Hoành

© copyright 2013
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

9 thoughts on “Thực hành quy luật tâm linh”

  1. Dear Anh Hai

    “Nếu ta ở một mình trên rừng thì khiêm tốn hay kiêu căng thật ra chẳng ăn nhập gì với ai cả” có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân ngày nay Giáo Hội công giáo bỏ hình thức tu rừng hoặc tu ở một mình.

    Và trong quan hệ giao tiếp càng đông càng rộng… Cuộc sống càng phức tạp vì không phải trăm người trăm ý nhưng là chín người mười ý!

    Vì vậy như Anh Hai chia sẻ: “Ta hành động thế nào với họ để ta tự thấy là ta khiêm tốn, thành thật, yêu thương và tĩnh lặng với họ”

    Em cảm ơn Anh Hai về bài chia sẻ nhất là với câu kết: “Chỉ có tâm của bạn, tự nguyện và tự do, không công thức, nhưng đầy sâu sắc tâm linh mới có thể giải thoát bạn khỏi các ngục tù của tâm trí.”

    Em M Lành

    Like

  2. Hi anh Hoành,

    Anh cho em hỏi là nếu đối với bản thân ta nếu mình không khiêm tốn thì có thể khiêm tốn với mọi người xung quanh không ạ? Vì theo em nghĩ thì có thể sẽ trở thành thói quen.

    Xin anh Hoành giải thích giúp em.

    Em Tuấn.

    Like

  3. Hi Tuấn,

    Tuấn nói rất đúng. Nếu đối vói chính mình mình không khiếm tốn thì không thể khiêm tốn với người khác được. Lý thuyết là vậy (hay là thực hành giữa mình với Thượng để của mình. Thực sự, là không có khiêm tốn một mình. Ta lại vòng về điểm này.) Rất complex lý luận.

    Nhưng thực hành vẫn là: Nếu ta thực sự muốn khiêm tốn với mọi người, ta sẽ khiêm tốn với cả chính ta.

    Vế nào đi trước cũng được: từ ta đến người, hay từ người đến ta, đều được.

    Nhưng vấn đề chính là: Hâu như tất cả mọi người chúng ta đều nghĩ là ta khiêm tốn, nhưng trong tư duy và ứng xử đối với người khác ta thục sự không khiêm tốn. Nhưng ta không tháy như vậy.

    Sở dĩ thế vì người ta hay nghĩ đến khiêm tốn một mình, và không tập trung nó vào ứng xử.

    Like

  4. From: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
    Date: 2013/7/10
    Subject: THẦY CHÙA kiêm THẦY CÚNG ! THẦY CHẠY ! THẦY HẠI BÁ GIA – BÁ TÁNH ! nên tránh các THẦY ! Những hình thức lễ nghi cúng kiến này KHÔNG PHẢI Phật Giáo
    To: PHẬT-HOC TỊNH-QUANG CANADA <
    cutranlacdao@yahoo.com>, “VP. Phật-Học Tịnh-Quang” <VP.PHTQ.CANADA@gmail.com>,

    ———- Forwarded message ———-
    From: PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
    Date: 2012/10/17
    Subject: Nhà sư biến chất thành phù phép tào lao – Nhà sư chết biết có siêu chưa ? Nhà sư có khả năng vớt vong cầu siêu độ qua các hình tướng lòe loẹt như kép cải lương hay sao ?
    To: PHẬT-HOC TỊNH-QUANG CANADA <
    cutranlacdao@yahoo.com>

    Những Lời Nguyện tào lao – sao có lắm người tin?

    Nhà sư biến chất thành phù phép tào lao – Nhà sư chết biết có siêu chưa ?
    Nhà sư có khả năng vớt vong như vớt bèo cầu siêu độ qua các hình tướng lòe loẹt
    như kép cải lương hay sao ?
    Trì chú vào chai nước trị được bá bệnh sao?
    Nếu được – dẹp bỏ các bệnh viện – có bệnh chạy vô chùa
    nhờ sư cọ tụng kinh trì chú thỉnh chai nước về uống
    SƯ CỌ BỊ BỆNH THÌ CHẠY ĐI ĐÂU ? – HẾT ĐƯỜNG CHẠY THÌ VÔ LÒ THIÊU THÔI!
    Những hình thức lễ nghi cúng kiến này KHÔNG PHẢI Phật Giáo
    Xin liên lạc qua Email: VP.PHTQ.CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
    Kính mời viếng thăm:

    Like

  5. Hi anh Hoành,

    Em cám ơn anh đã giải thích để em hiểu rõ hơn nữa trong việc ứng xử khiêm tốn, thật thà, yêu người và tĩnh lặng đối với mọi người xung quanh.

    Em Tuấn.

    Like

  6. Chú Hoành ơi, cháu đang rất phân vân vì cháu chót đi đền khi ông ngoại cháu mới mất chưa được trăm ngày. Vì cháu không để ý đến việc cần phải kiêng. Bây giờ cháu đang rất buồn, và cảm giác vận đen sẽ đến với mình. Cháu phải làm gì để thoát khỏi ý nghĩ về tâm linh đó ạ.

    Like

  7. Hi Dương,

    Gọi anh là anh, đừng gọi là chú, anh buồn năm phút. 🙂 Em đọc trang Giới Thiệu của ĐCN sẽ biết lý do tại sao.

    Em mê tín kinh khủng. Nếu em còn mê tín kiểu này, cơ hội em có bạn gái thông minh (anh có cảm tưởng tên em là tên nam) sẽ rất gần zero.

    Chẳng có vận đen, nếu em biết nhìn đời thì chỉ có vận đỏ. Nửa ly nước có thể nhìn như nửa ly cạn hay nửa ly đầy. em cần học nhìn nửa ly đầy.

    A. Hoành

    Like

  8. Cảm ơn anh Hoành nhiều nha. Em là nữ. Mê tín là không tốt. Em sẽ cố gắng đọc thêm nhiều sách về tâm linh. thêm kiến thức, bỏ mê tín ạ.

    Like

  9. Hi Dương,

    Em có thể đọc loạt bài Tư Duy Tích Cực của anh ở cột bên trái của ĐCN. Em đọc nơi khác cũng được, nhưng anh chắc chắn là nếu em đọc anh kỹ càng em sẽ không lạc đường.

    A. Hoành

    Like

Leave a comment