Category Archives: Thế giới

Khi sách bị cấm ở trường học

TRÚC ANH 25/2/2022 6:10 GMT+7

TTCT Nhà tù kiểm duyệt sách đã đành, ngay ở chốn học đường, chuyện cấm sách cũng đã liên tục diễn ra trong hơn một thế kỷ qua ở Mỹ, nhân danh bảo vệ trẻ em. Làn sóng đó đã trở lại và vẫn tiếp diễn, từ cuối 2021 đến nay.

 Ảnh: AFP

Tại Tennessee, nơi những quyển sách văn học hư cấu bị vùi trong lửa, hội đồng trường học quận McMinn hồi cuối tháng 1 yêu cầu cấm Maus, hồi ký dưới dạng truyện tranh về nạn diệt chủng Holocaust của tác giả Art Spiegelman, lưu hành trong trường học. Các quan chức giáo dục McMinn cho rằng họ không phản đối chuyện dạy về thảm sát, nhưng những lời nói tục tĩu, cảnh khỏa thân, hình ảnh bạo lực và mô tả cảnh tự tử trong Maus “quá người lớn để được dùng trong nhà trường”.

Continue reading Khi sách bị cấm ở trường học

Yemen: The world’s largest humanitarian crisis

UNFPA

You might not know it from the headlines, where crises around the world compete for attention, but Yemen lays tragic claim to the world’s largest humanitarian crisis and aid operation. Two-thirds of the population, or 20.7 million people, need humanitarian assistance in 2021. Multiple emergencies have pummeled the country: violent conflict, an economic blockade, currency collapse, flooding and the COVID-19 pandemic in a country where only half of health facilities are operational.

Continue reading Yemen: The world’s largest humanitarian crisis

Trung Quốc thắng kiện Mỹ ở WTO, Mỹ ‘thất vọng sâu sắc, nên cải tổ WTO’

TTO – 28/01/2022 – 11:17

Ngày 26-1, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép Trung Quốc áp đặt mức thuế phạt 645 triệu USD với Mỹ.

Trung Quốc thắng kiện Mỹ ở WTO, Mỹ thất vọng sâu sắc, nên cải tổ WTO - Ảnh 1.
Trung Quốc thắng kiện Mỹ ở WTO – Ảnh: EXPORTSNEWS

Theo Hãng tin Reuters, đây là một chiến thắng mang tính biểu tượng khác của Bắc Kinh tại cơ quan thương mại có trụ sở tại Geneva. 

Continue reading Trung Quốc thắng kiện Mỹ ở WTO, Mỹ ‘thất vọng sâu sắc, nên cải tổ WTO’

Diện mạo mới của vở ballet ‘Kẹp hạt dẻ’: Gánh nặng của đúng đắn chính trị

TƯỜNG ANH 30/12/2021 6:10 GMT+7

TTCTVở ballet The Nutcracker (Kẹp hạt dẻ) vừa trở lại sân khấu sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch. Tuy nhiên, ở Mỹ và một số nước châu Âu, đây không phải là vở ballet Giáng sinh mà mọi người từng xem. Các đoàn múa đã làm lại vở ballet kinh điển này để chúng trở nên “đúng đắn về chính trị” (political correctness).

 Một cảnh trong “Kẹp hạt dẻ” trên sân khấu nhà hát ballet Kremlin. Ảnh: kremlinpalace.org

 Tác giả Javier C. Hernandez viết trên The New York Times cho biết, năm nay, một nhân vật mới đã xuất hiện trong cảnh “Cung điện kẹo ngọt Confiturenburg” của vở ballet Kẹp hạt dẻ. Đó là Dế Trà Xanh – năng động, giống siêu anh hùng. 

Nhà hát ballet Tulsa (Oklahoma), trong nỗ lực xóa bỏ “những mô tả lạc hậu về người châu Á” đã đưa vào vở các yếu tố võ thuật do một người gốc Trung Quốc dàn dựng. Còn công ty ballet Boston đã dựng một màn nhảy đôi dựa trên điệu múa truyền thống của Trung Quốc với những dải ruy băng.

Continue reading Diện mạo mới của vở ballet ‘Kẹp hạt dẻ’: Gánh nặng của đúng đắn chính trị

Nền kinh tế thế giới và thái độ “xóa bài làm lại”

XÊ NHO 23/11/2021 14:10 GMT+7

TTCTĐôi lúc chúng ta phải tự hỏi liệu thế giới này có tự điều chỉnh được không, để xóa đi các sai lầm từng mắc phải? Câu trả lời của người lạc quan là có, dù cơ chế “xóa bài làm lại” này chưa hiện rõ.

 Minh họa

Nguyên nhân thực của đứt gãy chuỗi cung ứng

Lấy ví dụ chuyện nhiều nước đang thiếu hàng hóa đủ loại, nếu chỉ đọc các lập luận giải thích trấn an đăng trên các báo thì chúng ta sẽ thấy chúng rất hợp lý nhưng không đủ. Tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến thiếu hụt hàng hóa quả thực là đang trầm trọng ở nhiều nước.

Continue reading Nền kinh tế thế giới và thái độ “xóa bài làm lại”

Khổng Tử phán rằng…

15/12/2021 6:00 GMT+7

LÊ QUANG – Sinh năm 1956 ở Hà Nội, học kiến trúc tại ĐH Bauhaus Weimar (Đức). Từ 2000 đến nay đã dịch khoảng 40 đầu sách.

TTCTNhiệm kỳ thứ tư của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã qua, nhưng dấu chân bà để lại trong chính trường và xã hội Đức sau ba thập kỷ làm chính trị sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực. Ít nhất thì về quan hệ kinh tế giữa Đức – chắc chắn là một cường quốc kinh tế – với một Trung Hoa đang có tham vọng nổi lên dẫn đầu thế giới, hôm nay đã có thể lược ra vài nét sơ kết mang màu sắc Merkel.

Giao tiếp với người Đức những năm gần đây, chợt nhận ra mỗi khi cần mở đầu chủ đề gì sâu xa là họ có cách vào đề mới: “Khổng Tử đã phán rằng …”; cho dù đôi khi kèm ý bông đùa, nhưng không hẳn vô cớ. 

Mà cũng không phải phỏng đoán xa xôi, các con số thực tế có trọng lượng của nó: Trung Quốc trong 16 năm trị vì của Merkel đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức, vượt xa các nước châu Âu đồng minh và thậm chí cả Hoa Kỳ. 

Ảnh: The Economist

Continue reading Khổng Tử phán rằng…

Campuchia: 30 năm nhìn lại

DANH ĐỨC 13/12/2021 6:00 GMT+7

TTCTThứ năm 14-11-1991, Hoàng thân Sihanouk hồi loan từ Bắc Kinh, cùng theo ông có hoàng tử Ranariddh. Chủ nhật 5-12-2021 vừa rồi, hoàng tử hồi hương từ Paris trong một quan tài, sau nhiều năm dài xa xứ. Cũng tuần rồi, Thủ tướng Hun Sen giới thiệu con trai cả là ứng viên thủ tướng thay ông. Trong 30 năm qua, Campuchia thay đổi chính thể, triều đại, nền kinh tế, song có một thứ không thay đổi: quan hệ với Trung Quốc.

9h sáng thứ hai 6-12-2021, báo Khmer Times hoan hỉ đăng tin: “Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên cho biết dự kiến Campuchia sẽ sản xuất vắc xin Covid-19 vào năm tới”. Số là ông đại sứ sáng đầu tuần ấy dự lễ khánh thành một con đường ở tỉnh Prey Veng, nhân tiện báo tin tốt lành đó.

Ông Hun Sen (phải) và đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên. Ảnh: AFP

Continue reading Campuchia: 30 năm nhìn lại

Tài chính khí hậu: Tiền đi đâu, về đâu?

LÊ MY 18/11/2021 15:10 GMT+7

TTCT Cách đây 12 năm, các nước giàu có cùng đưa ra một cam kết tốt đẹp để giúp các nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng con số long lanh 100 tỉ USD viện trợ mỗi năm. Lời hứa hoa mỹ hóa ra lại thành quả táo bất hòa, mà hệ quả của nó tới nay vẫn còn.

 Một ngôi nhà tạm bị hư hại ở Bangladesh, trong khu vực ven biển đang bị đe dọa bởi xói mòn và xâm nhập mặn. Ảnh: Getty

“Chúng tôi không xin tiền bố thí, chúng tôi yêu cầu tiền bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi thói hoang phí của các quốc gia phát triển. Những kẻ đã thải ra lượng khí thải carbon này, gây ra các hiện tượng khí hậu, phải trả tiền” – Molwyn Joseph, bộ trưởng môi trường của quốc đảo Antigua và Barbuda, nói với báo Financial Times ngày 3-11.

Continue reading Tài chính khí hậu: Tiền đi đâu, về đâu?

Khi môn toán kẹt giữa chính trị tả, hữu

XÊ NHO 1/12/2021 7:05 GMT+7

TTCTChuyện chia phe “bảo thủ” với “cấp tiến” tưởng chỉ có trong nền chính trị Mỹ, ai dè, theo tờ The Economist, cũng hiện diện trong việc dạy toán cho trẻ con nước này.

 Minh họa

 Số liệu khách quan cho thấy nước Mỹ có vấn đề về dạy và học toán. Năm 2018, trình độ toán của học sinh Mỹ lớp 10 xếp hạng 25 trong 38 nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), một nhóm chủ yếu gồm những nước giàu. Người Mỹ trưởng thành xếp thứ 4 từ dưới lên về kỹ năng tính toán khi so với các nước giàu có khác. Chỉ có 30% người Mỹ là thành thạo các phép tính cơ bản.

Nước Mỹ lo nhất hai điều: năng lực toán của học sinh ngày càng yếu, điểm toán trong kỳ thi quốc gia đánh giá tiến bộ giáo dục (NAEP) của học sinh 13 tuổi năm 2020 sụt mất 5 điểm so với lứa học sinh cùng tuổi năm 2012 – và chuyện yếu toán như thế đã kéo dài mấy thập niên rồi chưa giải quyết nổi. 

Continue reading Khi môn toán kẹt giữa chính trị tả, hữu

Public Citizen: 50 năm tranh đấu cho thường dân

HỒNG VÂN 24/11/2021 6:30 GMT+7

TTCT“Doanh nghiệp có chuyên gia vận động hành lang. Nhân dân cũng cần người tranh đấu”. Tổ chức phi lợi nhuận Public Citizen đã bền bỉ đứng lên nói thay tiếng nói của người dân và chống lại quyền lực doanh nghiệp trong nửa thế kỷ qua, mới nhất là thách thức quyền lực của các hãng vaccine ngừa COVID-19 khi thế giới đang vô cùng cần chúng.

 Ảnh: Public Citizen

“Chúng tôi mong ngài công khai làm rõ vai trò của NIH (Viện Y tế quốc gia Mỹ) với quá trình phát minh [vaccine mRNA của Moderna] và giải thích các bước ngài dự định thực hiện, kể cả các biện pháp pháp lý, để đảm bảo đóng góp của các nhà khoa học liên bang được công nhận đầy đủ” – Public Citizen viết trong bức thư ngày 2-11 đến giám đốc NIH, tiến sĩ Francis Collins.

Trước đó, Moderna nộp đơn xin cấp 4 bằng sáng chế liên quan đến vaccine COVID-19 của hãng, nhưng chỉ ghi nhận sự đóng góp của các nhà khoa học NIH ở một bằng. Public Citizen cho rằng điều này là vô lý và kêu gọi NIH hành động để khẳng định vai trò của các nhà khoa học chính phủ trong quá trình phát minh ra vaccine. Việc này có ý nghĩa quan trọng bởi nếu chứng minh được các nhà khoa học NIH có vai trò lớn trong quá trình phát minh vaccine, Chính phủ Mỹ sẽ có quyền tác động đến giá bán cũng như năng lực sản xuất vaccine Moderna trong tương lai, thay vì để hãng dược tự tung tự tác.

Việc thấy chuyện bất bình và hành động, bằng cách lên tiếng phản đối, tỏ sự ủng hộ hay vận dụng các công cụ pháp lý, thậm chí điều tra là cách mà Public Citizen đã hoạt động trong 50 năm qua, nhằm bảo vệ các công dân bình thường khỏi “làm mồi” cho các doanh nghiệp lớn.

Continue reading Public Citizen: 50 năm tranh đấu cho thường dân

Chủ nghĩa khủng bố được nuôi dưỡng bởi điều gì?

ND – Thứ Bảy, 11-09-2021, 10:08

Khi không hiểu đối thủ, phương Tây “không có chiến lược” hữu hiệu nào. Ảnh: Lowy Institute

Ted Kaczynski, một cựu giáo viên ở Mỹ, từ năm 1978 đến 1995, đã tiến hành hàng loạt vụ đánh bom thư khủng bố khắp nước Mỹ đúng theo kiểu “sói đơn độc” cổ điển, đã dùng nguồn tài trợ nào để chế tạo bom? Anders Behring Breivik, kẻ thủ ác ngày 22/7/2011 ở Oslo – Na Uy, cũng chỉ là một nhân viên “cà là èng” ở một công ty vô danh, thì lấy đâu ra tiền để tiến hành khủng bố? Hai câu hỏi này đủ để trả lời cho vấn đề lớn hơn rất nhiều: “Tài chính có phải nền tảng nuôi dưỡng khủng bố tiên quyết nhất?”.

Continue reading Chủ nghĩa khủng bố được nuôi dưỡng bởi điều gì?

Trung quốc: Tan cuộc trỗi dậy – China Is a Declining Power—and That’s the Problem

Original English version >>

Gs.Ts. Hal Brands, ĐH Johns Hopkins
Gs.Ts. Michael Beckley, ĐH Turfs,

24/9/2021, Foreign Policy (Mỹ)

Lời người dịch: Ngày 24/9/2015, giáo sư Graham Allison, thuộc Đại học Havard, dùng cụm từ “Bẫy Thucydides”, để nói đến tiềm năng xảy ra chiến tranh giữa một thế lực đương vị và một thế lực đang lên, như Sparta đã lâm chiến với Athens thời cổ Hy Lap, theo sử gia Thucydides.

Từ đó đến nay, “Bẫy Thucydides” đã thường xuyên được dùng để chỉ tiềm năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc – một siêu cường đương vị, đại diện cho hiện trạng, và một siêu cường đang lên, muốn thay đổi hiện trạng.

Nhưng đúng sáu năm sau, đến ngày 24/9/2021 vừa qua, trên tạp chí Foreign Policy (Mỹ), hai tác giả Hal Brands, giáo sư Đại học Johns Hopkins, và Michael Beckley, giáo sư Đại học Turfs, cho rằng, nhận định về Bẫy Thucydides của Allison là “sai lầm”. Cả hai cũng là tác giả bài báo được dịch ở đây.

Trong bài báo đăng ngày 24/9, hai giáo sư cho rằng một siêu cường “đang lên” không nguy hiểm bằng một siêu cường “đã lên tới đỉnh” và bắt đầu xuống. Vì khi đang lên, họ cần bình ổn để hùng mạnh hơn nữa, như Đặng Tiểu Bình từng muốn giấu mình chờ thời. Còn khi các điều kiện giúp phát triển thần tốc không còn, suy thoái trầm trọng kéo dài, cộng thêm đông đảo đối thủ hợp lực chống mình, thì đó là lúc siêu cường trở nên rất nguy hiểm, vì họ có thể liều lĩnh để cứu vãn tình thế, trước khi quá trễ, như Đức và Nhật đã từng gây chiến để thoát hiểm, thời Thế Chiến II. Và xét về tiềm lực, thì không phải Mỹ, mà Trung Quốc mới là siêu cường đã lên tới đỉnh và có vẻ rất khó chấp nhận kết quả đau thương của viễn cảnh suy tàn cận kề.

Continue reading Trung quốc: Tan cuộc trỗi dậy – China Is a Declining Power—and That’s the Problem

The Global Sustainable Competitiveness Index 2021

Sustainable_Competitiveness_Model

solability.com

  • Scandinavia keeps topping the GSCI: Sweden is leading the Sustainable Competitiveness Index, closely followed by Denmark, Iceland & Finland, while Norway is ranked 9
  • The top 20 are dominated by Northern European countries, including the Baltic states
  • Of the top twenty nations only one is not European – New Zealand on 11
  • The UK is ranked 15, Germany 22
  • The World’s largest economy, the US, is ranked 32. The US ranks particularly low in resource efficiency, but also social capital – potentially undermining the global status of the US in the future
  • Of the large emerging economies (BRICs), China is ranked 37, Brazil 49, Russia 51, and India 130.

Continue reading The Global Sustainable Competitiveness Index 2021

Trung Quốc có thể không vào được ‘sân chơi’ CPTPP, nhưng…

PLO 27/09/2021 – 20:15

Giới phân tích nhận định Trung Quốc có thể không thành công trong nỗ lực xin gia nhập CPTPP, nhưng đó là bước đi “khôn khéo” của Bắc Kinh đối phó Mỹ.

Các nhà phân tích nhận định Trung Quốc (TQ) có thể sẽ thất bại trong nỗ lực tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng động thái nộp đơn xin gia nhập của họ cho thấy sự thiếu chính sách kinh tế của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc có thể không vào được 'sân chơi' CPTPP, nhưng… - ảnh 1
Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập sau tuyên bố thành lập liên minh an ninh AUKUS của Mỹ-Anh-Úc. Ảnh: REUTERS

Continue reading Trung Quốc có thể không vào được ‘sân chơi’ CPTPP, nhưng…