All posts by Kinh Tâm

Từng bước hoa sen nở

Đạo Phật và “trường phái kiến tạo” trong khoa học quan hệ quốc tế

image

Trước đây, trong một vài bài viết, chúng tôi đã có dịp giới thiệu về sự hiện diện một cách “tự phát” các yếu tố Phật giáo nơi những nhân vật tinh hoa của nhân loại, là các nhà văn, nhà triết học, nghệ sĩ…

Trong bài viết này, chúng tôi xin được ghi nhận yếu tố Phật giáo ở một trường phái khoa học quan hệ quốc tế, được gọi là trường phái kiến tạo (constructivism).

Đúng ra, phải gọi là học thuyết kiến tạo, hay chủ nghĩa kiến tạo (vì từ “trường phái” thường được dùng để dịch từ “school”), nhưng vì trên thực tế, đây chỉ mới là một thuyết có tính cách học thuật, hơn là một “chủ nghĩa” theo cách hiểu thông thường của người Việt, nên chúng tôi xin phép dịch bằng từ “trường phái”.

Khoa học về quan hệ quốc tế còn tương đối mới mẻ với bạn đọc Việt Nam. Sách, tài liệu giáo trình tiếng Việt của bộ môn này còn khá hiếm hoi, chủ yếu chỉ lưu hành trong Học viện Quan hệ quốc tế và một số trường đại học. Sách tiếng nước ngoài cũng nhập vào rất hạn chế, vì tính chất chuyên môn hẹp của nó.

Vì vậy, trước khi đi vào trường phái kiến tạo, chúng tôi xin điểm qua một số trường phái, học thuyết khác trong khoa học quan hệ quốc tế.

Có thể kể đến các trường phái chính: trường phái hiện thực, trường phái tự do, trường phái kiến tạo.

Continue reading Đạo Phật và “trường phái kiến tạo” trong khoa học quan hệ quốc tế

Chạy Theo Hay Chống Lại

Thích Thái Hòa

Bạn thử nghĩ, một người ca ngợi những chú chó ăn phẩn và một người khác chống lại việc của những chú chó ăn phẩn, cả hai hạng người làm như vậy có ích lợi gì cho họ và cho cả những chú chó?

Đối với các dục ở trong thế gian cũng vậy, có những người đem hết tâm lực để ca ngợi sự hưởng thụ các dục và có một số người khác cũng đem hết tâm lực để chống đối lại việc con người hưởng thụ các dục, cả hai hạng người làm như vậy, có lợi gì cho họ và cho thế giới con người?

Continue reading Chạy Theo Hay Chống Lại

Dòng sông tự tại

Thích Pháp Bảo

Đối với cuộc sống này, lắm lúc dòng sông tâm thức mỗi lúc mỗi khác hẳn, chẳng như giây phút ban đầu ta tưởng. Nó giống như phép thuật ảo ảnh, sáng khác, trưa khác và chiều tối lại khác. Đứng khác, ngồi khác, tựa lưng vào gường lại khác. Có một lần trong một buổi chiều Sư cô Thoại Nghiêm nói chuyện về cách làm mới thân tâm, phương pháp làm mới tình yêu và nuôi dưỡng sự sống. Sư cô Ví dụ như vầy, ở trong vườn trà Tu viện hằng ngày Cô luôn thấy những người hái trà, cứ mỗi vài tháng họ cho xới đất một lần, họ làm như các người làm nông, cày ruộng vậy. Nhưng với công việc làm đất cho trà lại khó khăn nhiều, vì người ta phải cho lưỡi cày vào ngay giữa hai luống ,để con bò kéo đi, dần dần đất được ủi mềm ra và có những gốc rễ cằn cỗi, các rễ tầm gởi khác được cắt bỏ bớt, còn lại thân cây trà và gộc rễ chính mà thôi. Để khỏi hao tốn chất dinh dưỡng nuôi lá trà.

Như những hạt sương vàng
Long lanh trên thềm cỏ
Chợt mây nắng trôi lăn
Hư không một chén trà

Continue reading Dòng sông tự tại

Nói với nhà giáo dục

Thích Thái Hòa

Cầu học với tâm danh lợi, thì càng học, tâm ta càng trở nên tăm tối và đời sống của ta lại càng trở nên gần gũi với cái gian, cái ác; học tập với tâm vô cầu, thì càng học, tâm ta càng sáng lên và đời sống của ta lại càng trở nên gần gũi với cái chơn, cái thiện.

Ngày xưa có vị lang y tài giỏi, thấu hiểu mọi phương thuật chữa bệnh. Có lần ông ta chữa lành bệnh cho những người nghèo, những người nầy đem thổ sản để cảm ơn ông, ông không nhận, những người ấy năn nỉ ông, ông nói: “Tôi đã nhận được từ nơi tấm lòng cao quý của quý vị rồi”.

Continue reading Nói với nhà giáo dục

Mùa đông còn lại gì

    TĐH: Kinh Tâm Thích Pháp Bảo, tu sĩ tại Thiền viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, nhân đọc và mến Đọt Chuối Non đã gởi bài này để chia sẻ với các anh chị em vườn chuối. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Mong là mối duyên lành này sẽ sinh nhiều quả phước mai sau. Cám ơn thịnh tình của Đại Đức Thích Pháp Bảo.

Mùa đông về thật rồi ư, cây cối trở nên hiu quạnh, đâu đó nỗi buồn man mác chợt hiện về. Biển cũng âm thầm cất lời sám hối, con giã tràng đang gọi một linh hồn vô thường nơi cát mộng. Để lại trong trong tôi những ý niệm nhớ thương. Mùa Đông năm ấy, tháng chín bầu trời bỗng sập tối, tha thiết tìm lại bóng dáng người xưa. Mọi người tưởng rằng, Đông là trong bốn mùa tuyệt vọng, dường như với tôi là khác, nó vẫn băn khoăn tiếp nối. Bất cứ tái sinh ở cảnh giới nào, đều là cách giới của sự sống, bất tuyệt mầu nhiệm. Còn lại một mùa đông mãi trong ký ức của tôi.

(Kinh Tâm)

Continue reading Mùa đông còn lại gì