Sinh viên Việt Nam ‘tự thú’

BBC

Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn và các tài liệu nói tới trong đơn

Một sinh viên Việt Nam, anh Nguyễn Anh Tuấn, vừa gửi đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tự thú việc “tàng trữ” một số bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ.

Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, anh Tuấn cho biết lá đơn đã được gửi theo đường chuyển phát nhanh tới Viện Kiểm sát vào hôm thứ Ba 26/04/2011.

Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1990 tại Đà Nẵng, hiện là sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Cơ sở Hà Nội.

Anh Tuấn cho biết: “Hiện chưa có phản hồi gì từ phía cơ quan kiểm sát, nhưng bạn bè và gia đình khi biết chuyện thì có gọi điện hỏi thăm và lo lắng”.

Lá đơn dài hai trang được gửi kèm theo bức ảnh sinh viên này cầm trong tay một số tài liệu đã in ra trên giấy, cụ thể là bài viết ‘Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ’ và ‘Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền VNCH’, cũng của ông Hà Vũ.

Đơn của Nguyễn Anh Tuấn viết: “Xét hành vi của cá nhân tôi: tàng trữ một số tài liệu bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội cho là có nội dung chống Nhà nước XHCN Việt Nam theo cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ…”

“Xét bản án ngày 4/4/2011 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên ông Cù Huy Hà Vũ có tội theo Điều 88 BLHS với hành vi làm ra các tài liệu chống nhà nước thì đương nhiên cá nhân tôi cũng phải bị coi là có tội theo Điều 88 BLHS với hành vi tàng trữ các tài liệu đó.”

Sinh viên này đề đạt Viện KSND khởi tố và truy tố “tôi, công dân Nguyễn Anh Tuấn, theo Điểm C, Khoản 1, Điều 88 ra trước tòa”.

Trong trường hợp không khởi tố, theo anh Tuấn, thì có nghĩa hành vi tàng trữ tài liệu không phải là tội phạm và “tài liệu nêu trên không gây hại cho xã hội”.

“Nếu thế, tôi kiến nghị Viện KSND Tối cáo tiến hành kháng nghị theo quy định đối với bản án tuyên cho ông Cù Huy Hà Vũ theo hướng: ông Cù Huy Hà Vũ vô tội”.

Cân nhắc kỹ càng

Về các bài viết của TS luật Cù Huy Hà Vũ, người đang kháng cáo án tù giam 7 năm mà tòa án Hà Nội phán quyết cho ông, Nguyễn Anh Tuấn nói: “Tuy không đồng ý hoàn toàn, nhưng tôi cho rằng các ý kiến của ông Vũ ở mức độ nào đó là xác đáng.”

“Tôi nghĩ đây là vấn đề tự do ngôn luận.”

Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.
SV Nguyễn Anh Tuấn

Anh Tuấn cho rằng hành động của anh có thể giúp “bảo vệ pháp quyền ở một mức độ nào đó”.

Trong lời tâm sự gửi tới những người theo dõi, Nguyễn Anh Tuấn thổ lộ rằng anh không thể ” tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình”.

“Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.”

Anh nói với BBC:”Dù anh có giàu hay nghèo, tốt hay xấu, quốc tịch gì đi nữa, sinh ra ở Việt Nam thì anh cũng chung giống nòi máu đỏ da vàng”.

“Mỗi người nên làm việc gì đó tốt cho đất nước, và tôi thấy bảo vệ nền pháp quyền là một việc tốt.”

“Một đất nước thiếu pháp quyền và hỗn loạn là điều không ai muốn.”

Nguyễn Anh Tuấn cho biết trước khi gửi lá đơn, anh đã có quá trình suy nghĩ và cân nhắc, “chuẩn bị tinh thần cho những hậu quả có thể xảy đến với mình”.

7 thoughts on “Sinh viên Việt Nam ‘tự thú’”

  1. Mình chẳng hiểu Phong Trần nói gì cả?

    Đương nhiên là chuyện này phải có sắp đặt. Ít nhất là cậu SV phải sắp đặt. Và có thể là có vài người bạn giúp tay… Ít người làm thế mà chẳng nói chuyện với ai đó để lấy ý kiến, tư vấn, hỗ trợ tinh thần, tiếp tay, v.v…

    Nhưng vấn đề là, hành động đó có ý nghĩa gì.

    Việc người nào hỗ trợ và sắp đặt với bạn ấy thì có nghĩa lý gì?

    Who cares?

    Ta nên học suy nghĩ đúng trọng tâm một chút. Cứ như là người ăn xin được cho 50.000 đồng. Thay vì cám ơn về nghĩa cử đó, thì cứ thắc mắc tại sao bà này cho mình nhiều thế? Có sắp đặt gì lý do gì không…?

    Mình thấy dân Việt ta có tật đặt vấn đề tại nơi không cần đặt, nơi cần đặt thì không đặt, cho nên logic rất tồi. Yes, logic dân Việt nói chung rất yếu (dù là giỏi toán).

    Các bạn nên tập trung tư tưởng vào đúng chỗ khi suy nghĩ.

    Khi ta thấy hành động phi pháp, cần tìm ra tội phạm và mọi tòng phạm, thì hãy tập trung tư tưởng vào việc “sắp đặt” và “ai sắp đặt”.

    Còn hành động hợp pháp và đứng đắn, thì suy nghĩ về chính hành động đó để lấy ra các bài học cho chính mình, hoặc để hỗ trợ, hoặc không đồng ý, v.v…

    Nếu các bạn không biết đặt trong tâm suy nghĩ thì cả đời chỉ biết nói nhảm. Suy nghĩ chỉ có hiệu lực khi tư tưởng ta tập trung vào một chỗ, và đúng chỗ.

    Like

  2. Em có thể hiểu phản ứng của Phong Tran (Phong Trần?).Đây là phản ứng của phần nhiều người (em đoán vậy) . Đại loại là khi đọc bài này xong, rất nhiều người, kể cả lớp trẻ cùng lứa, thậm chí là bạn bè quen biết Nguyễn Anh Tuấn sẽ có những phản ứng theo trình tự sau:
    1. Ngạc nhiên (một thoáng) :ồ, sao lại có người mạo hiểm thế?
    2. Nghi ngờ: Có học vậy dại chi làm thế, chắc là có mục đích gì đằng sau
    3. Phán đoán:
    – Chắc là có sự sắp đặt (ví dụ cách Phong Tran bóng gió ở đây là có thể “phe cánh” của bác Hà Vũ thuê mướn làm để cứu bác ấy???)
    – Chắc là cậu Tuấn lại muốn đánh bóng bản thân?
    – Các suy diễn phán đoán khác …

    Và sau những trình tự trên, thì hành động của Tuấn nằm lại ở mọi người không có chút ý nghĩa, bài học…mà là sự nghi ngờ, một thái độ bàng quan…:(

    Em đồng ý với phân tích của anh Hoành. Đó là việc đánh đồng và đặt không đúng chỗ tư duy cho hành động và đối tượng. Chính vì thế mà với hành động của Tuấn, thay vì đặt suy nghĩ xem hành động đó đúng hay không? tốt xấu, hay có gì thiếu sót? có gì đang học tập, có gì cần rút ra? hay có gì mình cần giúp, có gì mình cần ngăn chặn?…thì sẽ lại đặt vào nghĩ xem Tuấn vốn là người ra sap? có thân quen với ai? có tư đồ gì? anh ta sẽ đượ gì/mất gì ?

    Bên cạnh đó, đôi khi em cảm thấy nhiều người Viêt mình, cả thế hệ trẻ sống với sự nghi ngờ, đề phòng một cách không cần thiết, nếu không nói là tiêu cực. Nhiều người không tin có người tốt, có hành động với ý tốt…mà luôn nghĩ một hành động luôn có ý đồ đằng sau. Em thừa nhận là ngay cả bạn bè, người thân của em cũng hay “dạy”: đừng tin quá rồi sự thật nó tát vào mặt!!! Nhưng em thấy nhiều khi chính cái “không tin, sợ sự thật” ấy mới là cái làm biến đổi bóp méo con người, sự việc, hành động theo hướng tiêu cực như người ta nghi ngờ, áp đặt!

    Về việc làm trên của Tuấn thì em thấy thật sự khâm phục. Em không care có điều gì đằng sau hay không, và kể cả có hay không, thế lực, động cơ là xấu hay tốt thì xét góc độ lí luận, em thấy Tuấn đưa ra khá chặt chẽ. Chú ý, đó không phải là cái lí luận nằm ở chỗ cậu ấy nói mình cần làm gì, nên làm gì, nghĩ như thế nào…mà nằm ở chỗ lập luận vào cái điểm “mâu thuẫn” trong luật pháp nước ta

    [[[Sinh viên này đề đạt Viện KSND khởi tố và truy tố “tôi, công dân Nguyễn Anh Tuấn, theo Điểm C, Khoản 1, Điều 88 ra trước tòa”.
    Trong trường hợp không khởi tố, theo anh Tuấn, thì có nghĩa hành vi tàng trữ tài liệu không phải là tội phạm và “tài liệu nêu trên không gây hại cho xã hội”.
    “Nếu thế, tôi kiến nghị Viện KSND Tối cáo tiến hành kháng nghị theo quy định đối với bản án tuyên cho ông Cù Huy Hà Vũ theo hướng: ông Cù Huy Hà Vũ vô tội”.]]]

    Ngoài ra cách hành động phản ứng lại điểm “mâu thuẫn” đó của Tuấn cũng rất tích cực, thậm chí là rất trách nhiệm…không hề bạo loạn, hô hào biểu tình, chửi bới, phẫn nộ, căm ghét, hằn học…Ở đây không hề có sự đòi hỏi “đất nước phải làm gì cho ta” mà là “ta cần phải làm gì cho đất nước tốt hơn”…

    Em rất hi vọng viện KSND sẽ có phản ứng tích cực với tinh thần hợp tác. Điều này không phải chỉ phản ánh sự cởi mở, tiếp thu của người làm quản lí…mà hơn hết nó khẳng định sự làm chủ, quyền đóng góp của người dân.

    Like

  3. Cảm ơn Phúc đã nói lên sự thật căn bản trong tâm lý Việt hiện nay.

    Đúng đó là vấn đề tiêu cực căn bản trong cung cách tư duy của một bộ phận rất lớn của dân ta, kể cả người “trí thức”. Tất cả mọi sự gì trên đời cũng được nhìn với con mắt và tư duy tiêu cực, mà toàn là phỏng đoán tiêu cực. Và dùng mọi lý lẽ và tư duy tiêu cực, để bảo vệ hành động tiêu cực của chính mình–lãnh cảm với mọi việc chung quanh, thậm chí chống đối và kết án cả người làm việc tích cực, chỉ để tự đánh lừa chính mình về giá trị của đầu óc tiêu cực và hành động tiêu cực của mình.

    Dĩ nhiên là anh biết hiện tượng văn hóa này. Đó chính là văn hóa tiêu cực đã làm cho Việt Nam cứ nằm dưới đáy thế giới cho đến ngày nay.

    Anh hy vọng là không bạn nào thường xuyên của vườn chuối mà có thể mù mờ về điểm quan trọng này. Chẳng lẽ vào vườn chuối thường xuyên mà nằm ở đai trắng mãi.

    Chúng ta phải biết tư duy tích cực trong mọi việc trong cuộc sống. Không chỉ đọc bài ĐCN mà không biết thực hành trong đời.

    Comment của Phúc là ánh sáng trí tuệ. Anh rất phục, và cảm ơn em.

    Like

  4. Hi Harmony,

    Chính vì tư duy tiêu cực và thái độ tiêu cực rất lớn ở VN mà nước ta lụn bại, và cũng chính vì thế mà những người tư duy tích cực phải thường xuyên thực hành tư duy tích cực, dạy người khác làm theo mình, khuyến khích mọi người khác làm theo mình, và đừng ngại nói với người tiêu cực là hãy dẹp bỏ tác phong tiêu cực vì tác phong của họ đang làm hại đất nước.

    Năng lượng tích cực cho quốc gia chỉ có thể mạnh mẽ nếu nhừng người tư duy tích cực có tác phong và hành động mạnh mẽ.

    Em khỏe nhé.

    Like

Leave a comment