Category Archives: Phát triển chính trị

Dân hỏi, bộ trưởng trả lời’

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời trực tuyến hôm 7/3
Chính phủ hy vọng các phiên trả lời của các vị bộ trưởng sẽ tạo được đồng thuận cao ở người dân

Người dân trong cả nước có thể gửi câu hỏi về các vấn đề mình quan tâm về các chính sách, công việc điều hành của chính phủ đến các vị bộ trưởng trong nội các đến địa chỉ email danhoibotruong@chinhphu.vn.

Các vị bộ trưởng có liên quan sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của người dân vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 và cứ tuần tự như thế trong các Chủ nhật tiếp theo.

Continue reading Dân hỏi, bộ trưởng trả lời’

‘Tổng bí thư đã quyết tâm khởi xướng’

vnexpress
“Vấn đề lớn nhất làm suy yếu năng lực lãnh đạo của Đảng là chủ nghĩa cá nhân. Sự suy thoái về phẩm chất sẽ dẫn đến suy thoái chính trị”, trung tướng Nguyễn Quốc Thước trao đổi với VnExpress về một loạt vấn đề được Tổng bí thư khởi xướng.
>‘Nên công khai chất vấn trong Đảng’ / Lãnh đạo phải gương mẫu tự phê bình và phê bình

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, tinh thần phê và tự phê phải nâng cao thì chất vấn trong Đảng mới đạt hiệu quả. Ảnh: Lê Hiếu.

Continue reading ‘Tổng bí thư đã quyết tâm khởi xướng’

Kiến nghị với Đảng ‘rơi vào im lặng”

Trung tướng Nguyễn Trọng VĩnhTrung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói cần công khai nguồn gốc tài sản của ủy viên Bộ Chính trị

Nhân dịp đại hội chỉnh đốn Đảng Cộng sản được tổ chức và tuyên truyền rầm rộ tuần này, có ý kiến kêu gọi nên công khai việc chất vấn trong Đảng.

Continue reading Kiến nghị với Đảng ‘rơi vào im lặng”

Quốc Hội sẽ giám sát chỉnh Đảng

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Ông Đinh Xuân Thảo (thứ hai, phải sang)
Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo (thứ hai, phải sang) trao đổi với Ban Việt ngữ về chuyến thăm Anh Quốc của Đoàn nghị sỹ Quốc hội VN.

Quan chức lãnh đạo Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội của Việt Nam cho BBC hay Quốc hội sẽ có vai trò “giám sát” với đợt chỉnh đốn, xây dựng Đảng đang được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khởi xướng qua Nghị quyết Trung ương 4, Khóa 11.

Continue reading Quốc Hội sẽ giám sát chỉnh Đảng

Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam

Banner chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Theo đánh giá của phóng viên Reuters, căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất cho chính trị ở Việt Nam.

Ông John Ruwitch nhận định rằng Ấn Độ dường như nay cũng bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp này, khiến nguy cơ còn bị đẩy lên cao hơn nữa.

Continue reading Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam

Những việc Việt Nam ‘cần làm trước hết’

bbc

Trả lời BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về nhu cầu tái cấu trúc bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị, mục tiêu của Đảng Cộng sản và sức mạnh của dân khi bước vào một năm mới đầy thách thức.

Ông cho biết những việc cần làm ngay cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 là phải tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm là tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc thị trường tài chính, ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty nhà nước.

Nhưng để làm những việc trên, việc đầu tiên mấu chốt cần phải làm ngay, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh là: “tái cấu trúc bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị”.

Continue reading Những việc Việt Nam ‘cần làm trước hết’

Tiền bạc, ruộng đồng, và… thân phận của người nông dân


SGTT.VN – Vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng đồng của họ.

 

Khu đất bị giải tỏa của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Ảnh: báo Đất Việt

Trong đời sống của người nông dân Việt Nam, theo tôi, đã có hai cuộc cách mạng to lớn. Cuộc cách mạng thứ nhất là khi người nông dân thoát khỏi ách nô lệ và được chia ruộng đất. Cuộc cách mạng thứ hai là khi người nông dân được toàn quyền canh tác trên ruộng đồng của mình. Khởi đầu cuộc cách mạng này chính là “khoán 100”, sau đó là “khoán 10”. Kỳ tích khoán sản phẩm trong nông nghiệp đó đã đưa nông nghiệp Việt Nam thoát ra khỏi thời kinh tế tự cung tự cấp, tạo dựng vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo cho nước ta trên thị trường thế giới. Công đầu này thuộc về người nông dân Hải Phòng. Tôi đã nói về hai cuộc cách mạng này và cuộc cách mạng thứ ba mà người nông dân đợi chờ. Đó là cuộc cách mạng về tư duy canh tác trên cánh đồng của họ. Để cho đời sống của người nông dân hay nông nghiệp Việt Nam thực sự có một bước ngoặt lớn cần phải có cuộc cách mạng thứ ba. Nhưng khi cuộc cách mạng thứ ba mới bắt đầu thì một biến động lớn đã xảy đến với họ. Đó là khi, phong trào xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, sân gofl được khởi động. Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế để phát triển đã làm thu hẹp ruộng đồng. Chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một tất yếu trong quá trình phát triển, nhưng nó đã không được thực hiện đồng bộ khiến cho một bộ phận nông dân mất hẳn công cụ sinh nhai.

Continue reading Tiền bạc, ruộng đồng, và… thân phận của người nông dân

Quốc hội tranh luận nảy lửa về luật Biểu tình

Từ “chống chính phủ” đến “xúc phạm nhân dân”

SGTT.VN – Thảo luận tại hội trường sáng 17.11 về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã tranh luận nảy lửa với nhiều đại biểu về việc có nên đưa luật biểu tình vào trong chương trình làm luật hay không.

“Có luật biểu tình, đất nước sẽ an nguy”?

Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) mở màn với đề nghị “Quốc hội loại bỏ luật lập hội và luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII này”.

Đại biểu Dương Trung Quốc (phải) tỏ ra giận dữ trước nhận định “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình” của ông Hoàng Hữu Phước (trái).

Theo ông Phước, biểu tình trong tiếng Anh là “Demonstration” – tức là luôn để “chống chính phủ nước mình hay một chủ trương của chính phủ nước mình”. Mở rộng hơn, ông nói “còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng”.

Continue reading Quốc hội tranh luận nảy lửa về luật Biểu tình

‘Nhiều bộ trưởng đã dám cam kết’

vnexpress

“Tôi rất mừng khi nhiều bộ trưởng đã đưa ra cam kết, mục tiêu cụ thể, thay vì cứ im lặng làm và dân thì băn khoăn không biết mọi việc sẽ ra sao”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chia sẽ quan điểm với VnExpress.
> ‘Tôi đã đi xe đạp điện để ủng hộ Bộ trưởng Thăng’

Đại biểu Quốc hội: Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Continue reading ‘Nhiều bộ trưởng đã dám cam kết’

Biển Đông: Nói với dân, dân sẽ tin hơn

– Nói với dân chúng về Biển Đông, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm – ĐBQH Dương Trung Quốc nói.

Sáng thứ 7, 6/8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, các giải pháp cho 6 tháng cuối năm. ĐBQH các khóa 11, 12 Dương Trung Quốc là người thứ 17 phát biểu. Nhà sử học nói đến vấn đề hệ trọng – Biển Đông, mà theo ông, “chưa được Chính phủ quan tâm đúng mức xét từ khía cạnh quan tâm đến lòng tin của dân”.

Ông mở đầu bằng nhận xét khía cạnh tích cực về việc nhiều thành viên của Chính phủ khóa này “hóa thân vào Quốc hội”:
Một Nhà nước vì dân càng phải quan tâm đến lòng tin của dân

Với kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII này, chúng ta được chứng kiến một hiện tượng hy hữu trong lịch sử Quốc hội, một vị Phó Thủ tướng thường trực trình bày bản báo cáo của Chính phủ ở đầu kỳ họp lại trở thành Chủ tịch Quốc hội chủ trì giám sát ngay chính bản báo cáo của mình. Lần đầu tiên có một nhà hành pháp lại trở thành nhà lập pháp và hơn thế nữa chúng ta cũng chứng kiến nhiều thành viên của Chính phủ lại hóa thân vào Quốc hội.

Ông Dương Trung Quốc: Tại sao phải là đại biểu Quốc hội mới có thể dự một phiên họp kín để được nghe những thông tin mà theo tôi nếu để dân biết thì tốt biết bao nhiêu?

Thủ tướng nêu nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ mới

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 là đột phá vào 3 khâu yếu, đang được xem là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển, nhằm tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
> 5 thách thức với Chính phủ mới

Sau khi được Quốc hội khóa XIII tín nhiệm bầu tiếp tục giữ cương vị – đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2011 – 2016 trong bài viết của mình. VnExpress.net giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Chinhphu.vn.

Continue reading Thủ tướng nêu nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ mới

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

BBC

Các cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông đã diễn ra sáng Chủ nhật 05/06 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Các nhân chứng cho hay con số người tham gia cuộc biểu tình hiếm khi xảy ra ở Hà Nội là ‘hàng trăm người’, trong khi con số ở TP Hồ Chí Minh được biết là đông đảo hơn.

Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đã nhiều lần kế hoạch biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn cản, nhưng lần này các cuộc tuần hành đã diễn ra tại cả hai đô thị lớn nhất nước, dường như đã có sự nhân nhượng ngầm của chính quyền.

“Bầy sâu” và nỗi niềm của người lãnh đạo

Nhưng những con sâu- như ông đã trầm ngâm và xấu hổ thốt lên, thì DDT sẽ phải là loại biệt dược gì?… Đương nhiên không thể khác, thuốc DDT đặc trị- chính là 1 thiết chế quản lý xã hội văn minh, tiên tiến, hợp quy luật và vì lợi ích dân tộc.

Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang

Mới đây, 1 bài viết trên VietNamNet khiến dư luận cả xã hội xôn xao: “Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy”. Xôn xao, vì  đó là câu phát ngôn cực kỳ ấn tượng, và hay nhất của ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư trong cuộc tiếp xúc với cử tri Quận 1 (TP. HCM).

Continue reading “Bầy sâu” và nỗi niềm của người lãnh đạo

Tổng bí thư và thông điệp dân chủ

Cập nhật lúc 28/01/2011 08:55:00 AM (GMT+7)

– Có lẽ mong muốn lớn nhất của người dân là cơ chế dân chủ phải bắt đầu ngay từ bầu cử Quốc hội sắp tới.

Trong diễn văn ra mắt sau khi được bầu làm người đứng đầu Đảng khóa XI, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã long trọng cam kết trước toàn Đảng, toàn dân “kiên định độc lập dân tộc, phát huy dân chủ”.
Trong cuộc họp báo sau đó, không ít lần, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc đến từ dân chủ và nhấn mạnh phải xây dựng cơ chế như thế nào để có dân chủ thực chất chứ không phải là dân chủ hình thức, là “trình diễn cho có dân chủ”.

Điều cốt yếu là làm. Dân chủ đã có nhiều người viết và nói rất hay. Tuy nhiên để đi vào cuộc sống lại không đơn giản. Người dân chỉ mong muốn giản dị là được quyền nói chính kiến của mình, nói đúng nguyện vọng của mình, nói thật thực trạng mình đang chứng kiến, làm những điều gì có lợi cho mình, đồng bào mình, dân tộc mình. Và đó là bản chất nhất của dân chủ. Bác Hồ diễn đạt điều này thật nôm na dễ hiểu “Dân chủ là người dân được quyền mở miệng”.

Cử tri huyện Cái Nước, Cà Mau xem xét kỹ tiểu sử của các ứng cử viên để lựa chọn đúng đắn người có đủ đức, tài bầu vào đại biểu Quốc hội khóa XII. Ảnh: baoanhdatmu

Vấn đề đúng như Tổng bí thư nhấn mạnh chính là xây dựng cơ chế. Chừng nào chưa có cơ chế thì dân chưa dám nói ra những điều mình nghĩ mình tâm huyết, vẫn lo sợ “đấu tranh, tránh đâu”.

Continue reading Tổng bí thư và thông điệp dân chủ