Category Archives: Nước Việt Mến Yêu

Giữa mùa biển động: Nơi ấy là Trường Sa

(TNO) Bao năm rồi, cứ dịp gần Noel, Tết Dương lịch, trong khi mọi người náo nức rộn ràng chờ đón những ngày nghỉ lễ, đoàn tụ hạnh phúc bên nhau thì những người lính đảo lại vượt hàng trăm hải lý bập bùng sóng gió ra với biên đảo xa xôi, thay quân, chuyển hàng Tết.

 


Đại úy Nguyễn Văn Quang tay áp tấm ảnh vợ con, món quà do Báo Thanh Niên chụp và in tặng, trên ngực rất thiêng liêng trước ngày ra đảo – Ảnh: Mai Thanh Hải

Continue reading Giữa mùa biển động: Nơi ấy là Trường Sa

Bạn trẻ Việt quảng bá đất nước bằng dự án độc đáo

 

VnExpress Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, thiết kế áo đồ lưu niệm cực kute… là những dự án hay ho, tính khả thi cao của các bạn trẻ.

Dự án ‘I Love Vietnamese”

Người khởi xướng dự án này là cô bạn Tô Hoài Quỳnh Châu, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Mục đích của chương trình là đưa tiếng Việt phổ biến tới cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, dự án được nhiều bạn bè quốc tế rỉ tai nhau và theo học.

Dự án nảy sinh khi Châu nghe cô giáo kể về việc nhóm bạn trẻ Nhật dạy tiếng  Nhật cho người nước ngoài. Thế rồi, Châu bắt tay vào thực hiện dự án khi trong đầu không hề có một khái niệm, kinh nghiệm nào về nghề Sư phạm.

du-an-Viet-Nam-1.jpg
Quỳnh Châu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ảnh: Hoàng Quyên.

Continue reading Bạn trẻ Việt quảng bá đất nước bằng dự án độc đáo

Mừng Quốc khánh – Nhìn lại và tiếp bước

 

Chào các bạn,
VNflag1
2h chiều ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố với quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước độc lập và tự do đã ra đời.

Dưới đây là các bài hát/video clip nhìn lại một chút lịch sử Việt Nam từ thời con Lạc cháu Tiên cách đây khoảng bốn nghìn năm, qua các thời Đinh Lý Trần Lê…, đến thời khắc Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 và đến những gì mà thanh niên và cả nước chung tay để tạo nên hoà bình và vẻ vang cho đất nước hôm nay. Continue reading Mừng Quốc khánh – Nhìn lại và tiếp bước

Những mảng màu Bắc Sơn

 
VnExpress – Được bao bọc bởi vòng cung núi đá vôi, thung lũng Bắc Sơn với những thửa ruộng bằng phẳng đang bước vào mùa vàng mới. Từ trên cao, cảnh vật thiên nhiên tạo nên một bức tranh đầy màu sắc.

Ký sự đường rừng

 
Kỳ 5 : Phép thuật kì bí của tộc người trên đỉnh Trường Sơn

TPĐã hơn 50 năm được tìm thấy và gia nhập cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhưng tộc người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn mang trong mình những nét riêng có, bí ẩn cần được khám phá và bảo tồn.
 

Góc mới bản Rục bây giờ
Góc mới bản Rục bây giờ.

 
Hoài niệm hang đá

Cuối năm 1959, Bộ đội Biên phòng Cà Xèng đóng tại Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, trong một lần tuần tra đã phát hiện một nhóm “người rừng” nhút nhát, người không mảnh vải che thân, leo trèo vách đá, chuyền cành nhanh như thú hoang. Continue reading Ký sự đường rừng

Bài hát, bài thơ Mời trầu – dân ca các miền

 

Chào các bạn,
1307634062IMG7654resize
Hôm nay mình mời các bạn nghe các ca khúc Mời trầu theo 4 làn điệu dân ca khác nhau và nghe bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương nhé.

Các bạn đều biết, dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến từng vùng, từng dân tộc… Các bài hát được gọt giũa qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững với thời gian. Continue reading Bài hát, bài thơ Mời trầu – dân ca các miền

Bài thơ, bài hát – Tiếng Việt

 

Chào các bạn,
tiengnuoctoi
Hôm nay mình mời các bạn nghe bài hát Tiếng Việt của nhạc sĩ Lê Tâm, phỏng thơ Lưu Quang Vũ nhé.

Nói về bài thơ “Tiếng Việt” của của nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng – Lưu Quang Vũ, đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh, một người bạn thân thiết của Lưu Quang Vũ nhận định rằng: “Cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thùy Yên, Lưu Quang Vũ là một trong số rất ít người làm nghệ thuật thể hiện được cái tình đậm đà, thắm thiết, đắng cay mà hồn hậu, nhân ái của Mẹ Việt Nam. Người làm thơ viết về quê hương thì rất nhiều, nhưng viết hay, thân thiết và xúc động như Lưu Quang Vũ trong bài “Tiếng Việt” thì rất ít”. (CAND) Continue reading Bài thơ, bài hát – Tiếng Việt

‘Resort Trường Sa’ kiêu hùng giữa Biển Đông

 

TPOTừ một nơi hoang vu, nhờ bao máu xương, mồ hôi, trái tim và trí tuệ Việt đã biến Trường Sa trở thành địa điểm chẳng khác nào khu resort kiêu hùng, tráng lệ giữa trùng khơi.

> Ảnh ‘độc’ chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa

> Rèn quân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Trường Sa

……

Trường Sa hồi mới giải phóng. Chính quyền SG chú trọng xây dựng TS như là một căn cứ phòng ngự tạm thời. Mọi thứ có vẻ tạm bợ ngổn ngang và đất trông giống sa mạc. Hình như chẳng có lấy một cái cây, kể cả cây bàng vuôngTrường Sa hồi mới giải phóng năm 1975, mọi thứ có vẻ tạm bợ, ngổn ngang và cảnh quan hoang vu trông giống sa mạc. Chẳng có lấy một công trình xây dựng nào kiên cố, một bóng cây xanh cũng không

Trường Sa 1989, có nhiều nhà kiên cố và khang trang hơn, có sân bay và lác đác vài cái cây. Tỏ ra là một nơi có thể sống tốt được
Nhưng Trường Sa năm 1989 đã có nhiều nhà kiên cố và khang trang hơn, có sân bay và lác đác vài bóng cây. Nhờ những người lính đảo kiên trung, đảo Trường Sa Lớn đã bắt đầu nhen lên sức sống mới.

Continue reading ‘Resort Trường Sa’ kiêu hùng giữa Biển Đông

Cựu binh Mỹ đúc tượng sống mẹ Việt Nam Anh hùng

TienPhongOnline
TP – Mẹ già 96 tuổi nằm thiêm thiếp. Ngoài cửa sổ, một người Mỹ tuổi chừng thất thập mải mê nhào nặn mẫu đất sét trên bệ tượng. Thi thoảng ông dừng tay nhìn mẹ qua cửa sổ, hoặc chạy vào đứng bên giường lặng ngắm gương mặt người mẫu của mình…

Cựu binh Jim không nén được xúc động bên Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Nhứt. Ảnh: Hoài Nam
Cựu binh Jim không nén được xúc động bên Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Nhứt. Ảnh: Hoài Nam.

Continue reading Cựu binh Mỹ đúc tượng sống mẹ Việt Nam Anh hùng

Clip kể chuyện ‘Tiếng Việt’ bằng âm nhạc và tranh vẽ

 
VnExpress Trên nền bài hát Tiếng Việt phổ thơ Lưu Quang Vũ, “tiếng nước tôi” không còn là khái niệm trừu tượng mà chính là tiếng mẹ ru, tiếng cha dặn, tiếng đàn, tiếng người nói qua đường mỗi sớm, cả tiếng suối heo may gọi về…
Clip toàn cảnh lịch sử Việt Nam gây ‘sốt’
 
Bo-me

‘Tiếng nước tôi’ sinh ra trong lao động và chiến đấu, vừa dịu dàng, mềm mại lại khỏe khoắn, chân chất.

Continue reading Clip kể chuyện ‘Tiếng Việt’ bằng âm nhạc và tranh vẽ

Dân “phượt” tự sản xuất clip du lịch đẹp như quảng cáo

 
Dân tríLoạt clip du lịch đẹp như tranh vẽ, miêu tả xứ Thanh, xứ Huế, Cô Tô, Hội An… đều do bàn tay “nghiệp dư” của chàng trai Vũ Nam Dương làm nên, với mong muốn quảng bá thiên nhiên, con người Việt Nam.

 

phuot1
Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên tuyệt đẹp trong góc quay của anh Nam Dương.

Continue reading Dân “phượt” tự sản xuất clip du lịch đẹp như quảng cáo

Hưng Yên quê tôi.


 

Dù ai buôn bắc bán đông,
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên.

Quê tôi, Hưng yên, quê hương của nhãn lồng, với Phố Hiến nằm ở ngã ba sông. Có bờ cát dài chạy theo con đê, với cánh đồng xanh thẳm, thẳng cánh cò bay. Quê tôi không có đồi núi, không có biển, chỉ thuần đồng bằng. Nơi đây là cột mốc đánh dấu tâm của đồng bằng sông Hồng. Vậy nên nó chứa trong mình tất cả những đặc trưng văn hoá, lịch sử, địa lý của đồng bằng Bắc Bộ. Xin giới thiệu với các bạn,  Hưng Yên- quê tôi:  Thứ nhất Kinh Kì, Thứ nhì phố Hiến.

Continue reading Hưng Yên quê tôi.

Về Tháp Phước Duyên của Chùa Linh Mụ

Nguyễn Hữu Vinh biên soạn 

Chùa Linh Mụ gắn liền với Huế như hai mà một. Ngôi chùa như là máu thịt của Huế, là biểu trưng của Huế, là hồn của Huế, là là Huế. Ngôi chùa trầm nhiên, tự tại trong lòng người dân Huế, tự nhiên như cơm ăn áo mặc. Cho nên đôi lúc, người dân Huế đã quên, đã nhớ ngôi chùa như chuyện thường ngày tưởng như không có một chút gì xao động trong cõi lòng. Nhưng trong tiềm thức, ngôi chùa vẫn đã và đang sống âm thầm, mãnh liệt, là nguồn năng lực cho mỗi con tim khi mỗi người con Huế trở về với Huế trong cuộc sống thường ngày, hay trở về với Huế trong tâm tưởng của những người con Huế xa nhà. Tôi là một trong những kẻ đã quên, đã nhớ ngôi chùa, bình thường như đã quên, đã nhớ chuyện ăn cơm, uống nước. Huế và chùa Linh Mụ đã cho tôi quá nhiều, tôi làm sao quên được. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên dưới bóng tháp của ngôi chùa ngày ngày êm ả soi mình xuống dòng sông thơ mộng đó. Và đã trưởng thành trong xóm làng bên ngôi chùa thân yêu này. Tôi ngày ngày ngẩn đầu nhìn bóng tháp, đêm đêm nghe tiếng chuông vọng lại. Đối với tôi, chùa là nhà, là vườn, là hơi thở, là những gì thân yêu nhất của tôi. Do vậy, chùa Linh Mụ trong tiềm thức của tôi là một cái gì không thể thiếu và tự nhiên. Nếu nói, tôi đã quên ngôi chùa thì cũng như tôi đã quên rằng tôi đã hít thở không khí, thì chuyện quên nhớ này cũng đáng được thứ lỗi lắm thay!

Continue reading Về Tháp Phước Duyên của Chùa Linh Mụ

Lễ “Ăn Trâu” – Đừng nhìn nghi lễ rởm mà phán xét

 

Chúng ta phải tôn trọng quyền của chủ thể văn hóa – quyền của con người Tây Nguyên với văn hóa của họ. Họ là người cuối cùng quyết định văn hóa đó tồn tại hay không tồn tại.

“Ăn trâu” thể hiện triết lý sống của người Tây Nguyên

Trước tiên phải gọi chính xác là lễ “ăn trâu”, như cách gọi của các dân tộc Tây Nguyên, chứ không phải đâm trâu như người Kinh thường gọi. “Ăn trâu” là một nghi lễ trong nhiều lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong các lễ hội này, con trâu là vật hiến sinh cho thần linh, xưa kia phổ biến ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Á, nơi con trâu được thuần dưỡng và là vật nuôi từ khá sớm, khác với các vùng khác nuôi bò.

Tục dùng trâu là vật hiến sinh thần linh, nay phổ biến hơn cả là Tây Nguyên của Việt Nam, một nơi duy nhất ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, còn ở các vùng khác phong tục này đã mất đi nhiều. Bản thân hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) cũng là di vết của tục hiến sinh trâu cho thần biển.

Continue reading Lễ “Ăn Trâu” – Đừng nhìn nghi lễ rởm mà phán xét

Hoà Thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu và chùa Thiên Mụ

Nguyễn Hữu Vinh biên soạn

Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung.  Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ”.

Continue reading Hoà Thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu và chùa Thiên Mụ