Category Archives: Kỹ năng sống

Có cần tự bào chữa?

Hôm nay bà xã mình đưa một bà bạn đi thi lái xe. Bà này bị Bộ Phương Tiện Giao Thông tiểu bang tạm ngưng bằng lái vì trong 3 ngày bà tạo ra 2 tai nạn trong khi lui xe ra trong bãi đậu xe. Ở xứ nào cũng vậy, mất bằng lái là y như cụt chân, đi đâu cũng phải nhờ người chở, rất phiền toái, nhất là đi làm hàng ngày.

Thi lái xe thì thí sinh ngồi lái, người giám khảo ngồi bên cạnh ở ghế hành khách và yêu cầu thí sinh lái đi đâu, làm điều gì. Bà này lái xe quá tồi, cho nên kết quả là rớt (và có lẽ ông giám khảo cũng mừng là ông vẫn còn sống sót sau cuộc thi :-)).

Continue reading Có cần tự bào chữa?

Không sợ người không hiểu ta, chỉ sợ ta không hiểu người

Chào các bạn,

Khổng tử nói: “Không sợ người không hiểu ta, chỉ sợ ta không hiểu người”. Đây cũng rất giống cách sống vô ngã của Phật gia—yêu người và không chú tâm vào ta. (Dù là ở nhiều điểm khác thì Khổng giáo không vô ngã).

Đây là điều rất quan trọng trong giao tiếp và ngoại giao, và rất nhiều người lầm lỗi. Mình đã gặp nhiều nhà ngoại giao của các nước, và rất nhiều người chú tâm vào làm người khác hiểu nước họ, nhưng không chú tâm vào họ hiểu nước khác.

Sở dĩ người ngoại giao chuyên nghiệp cũng có lầm lỗi nầy thường xuyên là vì họ tự cao và xem thường nước khác, họ đã có thành kiến là nước kia tồi tệ dốt nát, hay gian ác, và đó là họ đã “hiểu” nước kia. Bây giờ họ chỉ cần nước kia hiểu họ.

Continue reading Không sợ người không hiểu ta, chỉ sợ ta không hiểu người

Người chẳng hiểu ta mà ta không buồn giận họ

Chào các bạn,

Câu đầu tiên của Luận Ngữ của Khổng Tử (trong bài Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới) viết:

Có học mà thường ôn luyện, chẳng phải là điều vui sướng hay sao?

Có bạn thiết từ phương xa đến thăm, chẳng phải là điều vui mừng hay sao?

Người chẳng hiểu ta mà ta không buồn giận họ, thế chẳng phải người đức hạnh, quân tử hay chăng?

Continue reading Người chẳng hiểu ta mà ta không buồn giận họ

Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết

 

Chào các bạn,

Khổng Tử nói: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy”.

Nhưng làm sao ta có thể biết ta không biết điều gì?

Thường thì ta biết ta biết điều gì—ví dụ nếu ta đã học nhạc 3 năm thì ta biết ta biết nhạc với kiến thức của người đã học nhạc 3 năm.

Nhưng nếu có một hành tinh như trái đất và một loại sinh linh gần giống người trên hành tinh đó, cách ta mấy trăm triệu năm ánh sáng. Chẳng ai biết sự hiệu hữu của hành tinh đó cả, thì làm sao ta biết là ta không biết đến hành tinh đó?

Continue reading Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết

Giáo dục làm mất tự tin

Chào các bạn,

Có một vài giáo dục làm cho chúng ta và con em chúng ta mất tự tin. Đó là các loại giáo dục có các điểm này:

1. Mắng mỏ là học trò ngu dốt. Mày dốt. Mày ngu. Mày không biết gì.

Nếu có một kẻ nô lệ và một kẻ là chủ, thì kẻ làm chủ rất thích mắng nô lệ là ngu dốt thường xuyên, để người nô lệ tin rằng hắn ta ngu dốt, và do đó sẽ nhắm mắt ngoan ngoãn nghe theo người chủ “thông thái” dạy bảo. Không lo nổi loạn.

Có lẽ dưới thời ta bị Tàu và Tây đô hộ, đây là phương cách các quan thầy đô hộ dùng với dân ta.

Continue reading Giáo dục làm mất tự tin

Giản dị hóa để giải quyết vấn đề

Chào các bạn,

Những bài thơ có ấn tượng nhất đối với chúng ta thường là những bài thơ rất giản dị, như là

Bão

Cơn bão nghiêng đêm
Cây gẫy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi…

(Tế Hanh)

Ngôn ngữ giản dị, ý‎ tưởng giản dị, trình bày trực tiếp, là cách nói/viết nhiều hiệu quả nhất.

Continue reading Giản dị hóa để giải quyết vấn đề

Tri túc thường lạc ?

Chào các bạn,

Tri tức thường lạc là “biết đủ thường vui”. Đây cũng là một ý với hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài “Chữ nhàn”:

Trí túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn

Nghĩa là:

Biết đủ là đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ?
Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?

Đậy là cách sống an lạc rất hay.

Nhưng vấn đề là:

Continue reading Tri túc thường lạc ?

Tôn trọng cảm xúc của nhau

Chào các bạn,

Có lẽ trở ngại lớn nhất trong quan hệ con người—cha mẹ con cái, anh chị em, bạn bè, người yêu, vợ chồng, chính trị–là chúng ta không thật sự hiểu được cảm xúc của nguời kia. Người hút thuốc thì không hiểu được người không hút thuốc khó chịu đến mức nào với khói thuốc, nguời không sợ ma không hiểu được người khác có thể sợ ma đến mức nào, Polpot và bè đảng không hiểu được nhân dân Kampuchia đau khổ thế nào với các hành động của họ…

Continue reading Tôn trọng cảm xúc của nhau

Một số thủ thuật tìm kiếm trên Internet

Chào các bạn,

Trong bài viết này, mình muốn giới thiệu với các bạn một số thủ thuật về tìm kiếm trên Internet, cụ thể là với trình tìm kiếm Google. Biết thủ thuật tìm kiếm sẽ giúp quá trình tìm thông tin của bạn tiện lợi rất nhiều.

1. Tìm kiếm bằng tiếng Việt với bộ gõ Unikey:

Khi bạn tìm kiếm bằng cách gõ tiếng Việt đầy đủ có dấu vào trình duyệt, bạn sẽ có các thông tin bằng tiếng Việt chuẩn hơn là chỉ gõ tiếng Việt không dấu.

Để gõ tiếng Việt vào trình duyệt hay comment tiếng Việt có dấu lên Đọt Chuối Non, bạn chỉ cần cài đặt phần mềm Unikey.

Ví dụ tìm kiếm:

Continue reading Một số thủ thuật tìm kiếm trên Internet

Ba hành động tích cực căn bản

Chào các bạn,

Nếu chúng ta nghiên cứu các truyền thống tâm linh cùng mọi kinh sách thì chúng ta sẽ thấy là đúng là thiên kinh vạn quyển. Thực ra thì vạn quyển cũng chưa đúng, ngày nay tất cả các truyền thống tâm linh cộng lại phải có hàng triệu quyển. Cứ vào các nhà sách tâm linh và tôn giáo thì thấy. Và đó là vấn đề lớn của phát triển tâm linh, vì đa số mọi người từ hàng thầy đến hàng giáo chúng thường thích nói, giảng và đọc về đủ mọi thứ triết lý, đọc mãi nói mãi giảng mãi nhưng không bao giờ hết. Và người ta tốn cả đời để nói triết lý và chẳng được gì hết, vì mục đích của tất cả mọi thứ triết lý đó cũng chỉ là để thuyết phục mọi người nên làm chỉ một vài hành động căn bản hàng ngày, nhưng ít người làm và nhiều người nói/đọc/giảng.

Continue reading Ba hành động tích cực căn bản

Đối thoại thế nào?

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta hãy cùng chia sẻ về nghệ thuật đối thoại. Làm thế nào để có một đối thoại mang đến nhiều lợi ích cho mình?

Đối thoại nhiều lợi ích nhất là đối thoại mang đến đồng cảm, khi xong cuộc đối thoại cả hai người thấy hiểu nhau hơn và gần nhau hơn.

– Tranh luận sùi bọt mép vì anh thích A tôi ghét A không phải là đối thoại (hay ít ra thì cũng không phải là đối thoại ta nên có).

– Ngồi giả vờ ừ ừ dạ dạ nhưng chẳng nghe chữ nào, và đầu thì đang ở cách đó 200km, không phải là đối thoại.

Continue reading Đối thoại thế nào?

Viết hay nói trước đám đông – suy nghĩ hai chiều

Chào các bạn,

Khi ta viết trên báo chí hay diễn đàn hay nói trước đám đông, tức là ta đang giao lưu với cả thế giới, ai ở đâu cũng có thể đọc được, nghe được. Có nghĩa là đọc giả và thính giả của ta rất rộng rãi. Vấn đề là làm thế nào để thuyết phục được những người có thể bất đồng ý kiến với ta mà ta chẳng bao giờ có dịp giao lưu với họ.

Điều này có nghĩa là bạn chỉ có “một phát” (one-shot deal). Bắn một phát là phải trúng mục tiêu, hụt là coi như hụt luôn, không có cơ hội thứ hai.

Sau đây là một vài điểm các bạn nên lưu ý‎ trong các trường hợp đó:

Continue reading Viết hay nói trước đám đông – suy nghĩ hai chiều

Luyện cách sống

Chào các bạn,

Có bao giờ bạn thấy hai nhạc sĩ cãi nhau phải đánh đàn thế này hay phải thế kia? Hay hai vũ công cãi nhau? Hay hai võ sĩ? Hay hai họa sĩ?

Các nghệ sĩ thực thụ biết một điều là: Chỉ có một cách duy nhất để thực hành nghệ thuật của mình là “thực hành nó”, l‎ý thuyết lý luận cãi vã chẳng nghĩa l‎ý gì cả. Mỗi người nghệ sĩ có phong thái riêng của mình và các người nghệ sĩ kính trọng phong thái riêng của nhau.

Continue reading Luyện cách sống

Hình ảnh hóa tư tưởng

Chào các bạn,

Khi ta học tư duy tích cực, cũng tương tự như các môn học khác, ta học những nguyên tắc với ngôn ngữ chung chung, tức là ít nhiều trừu tượng. Ta nói, yêu mọi người. Ta nói, yêu vô điều kiện. Ta nói, tích cực trong mọi tình huống. Tất cả những nguyên tắc này đều trừu tượng.

Ví dụ: Nói đến “yêu mọi người” thì hình ảnh gì hiện ra trong đầu ta? Có lẽ là một biển người, như là trong vận động trường ngày bóng đá; chẳng có gì cụ thể hơn thế. Hay nói đến “Yêu vô điều kiện”, trong đầu ta thấy gì? Chắc là chẳng có gì ngoài một màn ảnh TV trắng xóa. Đầu óc con người thường là như thế, chúng ta không thể suy tư tốt, cũng như không thể hành động tốt, với “số nhiều”, với khái‎ niệm tổng quát.
Continue reading Hình ảnh hóa tư tưởng

Chèo thuyền trên dòng đời

Chào các bạn,

Bài này mình viết đặc biệt cho các bạn trẻ–xấp xỉ 20, 30.

Các bạn thấy mình nói rất nhiều về tĩnh lặng, và vì các bạn còn trẻ, với nhiều khối tấn calories trong người phải tiêu thụ mỗi ngày, tĩnh lặng có thể là điều cuối cùng các bạn quan tâm.

Nhưng giả sử các bạn không muốn chỉ là sinh viên hay chuyên gia bình thường, mà còn muốn hành hiệp giang hồ khi cần—như khi thấy vài tên du côn hiếp đáp ai đó trên đường phố, bạn có thể ra tay can thiệp—thì có lẽ các bạn nên đi học võ. Và nếu bạn may mắn gặp được một sư phụ chân truyền, điều đầu tiên bạn sẽ được dạy là biết tĩnh lặng (và nhịn nhục).
Continue reading Chèo thuyền trên dòng đời