Đam mê tuyệt vời

Chào các bạn,

Mấy năm về trước (2004) mình có viết một bài trong diễn đàn VNBIZ, nhan đề là Passion for Excellence. Sau đó một thời gian, bài này được chuyển đi rộng rãi trong giới sinh viên học sinh trên mạng và được một số bạn chuyển sang tiếng Việt.

Gần đây có một bạn gửi mình một bản tiếng Việt. Hôm nay gửi đến các bạn cả bản tiếng Việt lẫn bản tiếng Anh. Mình không biết bạn nào dịch bài tiếng Việt này, rất hay. Nếu các bạn nào biết, cho mình gửi lời cám ơn đến người dịch.

Các chữ in đậm trong này là từ trên mạng. Trong bài nguyên thủy tiếng Anh, mình không in đậm chỗ nào cả.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

________________

[Dưới đây là comment của người dịch trên ĐCN ngày 28-5-2009.]

Bác Hoành thân mến,

Cháu là người đã dịch bài viết của bác khi còn học cấp 3. Thật vui vì bản dịch của cháu đã được đến với bác. Hẳn là vào thời điểm đó khi dịch cháu còn nhiều sai sót, mong bác thứ lỗi.

Cháu đọc bản gốc bài viết này lần đầu trong những năm đầu “teenage years,” dịch nó sang tiếng Việt năm 17 tuổi rưỡi. Có lẽ bây giờ, 19 tuổi rưỡi, là lúc cháu nên đọc lại những gì bác viết để nhìn lại bản thân mình trong suốt thời gian qua, và động viên mình trên chặng đường sắp tới. Trong suốt nhiều năm qua, cháu đã đọc đi đọc lại Passion for Excellence, và lần nào cũng thấy được khích lệ rất nhiều. Cháu muốn cám ơn bác vì tất cả điều đó.

Nếu có cơ hội, cháu hy vọng được đọc nhiều bài viết trên mail list vnbiz hơn nữa. Từ lần đầu tiên đọc bài PfE cháu đã ngấp nghé muốn join mail list lắm rồi, nhưng tất cả những lần cháu request thì đều bị expire ạ.

Cháu xin phép gửi bác link đến bản dịch của cháu trên blog 2 năm trước, bao gồm cả comment của những người đọc blog cháu: http://blog.360.yahoo.com/blog-8eibskc9dKq.zv0gIYludeRFgmenow–?cq=1&p=3342. (cháu đọc lại những tranh luận hồi đó thấy khá thú vị và …. hoa mắt quá ạ :D).

Chúc bác một ngày đẹp đẽ và đam mê!
Hiền Nga
Bryn Mawr College 2012
B.A. candidate in Psychology and Theater

________________

Các bạn thân mến,

Có điều này cứ khiến tôi trăn trở từ khoảng 10 năm nay. Giờ có lẽ chính là lúc để tôi chia sẻ với các bạn.

Thường thì khi chỉ ra một điểm yếu kém hay một vấn đề nào đó của quốc gia, sẽ có người phản biện rằng, “Chúng ta còn tốt hơn nhiều nước châu Phi,” hay “Nhiều nước đang phát triển còn tệ hơn chúng ta,” hay “Chúng ta là một nước nghèo.”

Đó là cái mà tôi gọi là “Tâm lý của kẻ thua cuộc.”

Thử tưởng tượng khi giáo viên nói với học sinh, “Em có thể học tốt hơn thế này, hãy cố gắng hơn nữa,” và cậu học sinh trả lời, “Thưa thầy, gia đình em nghèo, nhiều bạn học sinh nghèo khác còn học kém hơn em.”

Tại sao lại so sánh mình với những kẻ thua cuộc? Tại sao không đem mình ra so sánh với những người xuất sắc nhất? Thay vì so sánh chúng ta với những nước đang phát triển, hay những nước nghèo, tại sao không nói, “Chúng ta muốn sẽ đánh bại Pháp và Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.”

“Anh điên à? Đó là hai trong số các cường quốc lớn nhất trên thế giới. Thật là hão huyền và viển vông!”

“Người anh em, nếu tôi nhớ không nhầm, chúng ta đã đánh bại hai nước này trên mặt trận quân sự. Vậy thì kinh doanh hay công nghệ có là gì?”

Thử tưởng tượng 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cả nước, “Thưa Đồng bào, Pháp là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới. Chúng ta không thể đọ được với súng ống và đại bác của họ. Các vị thật quá điên rồ khi nghĩ đến chuyện chiến đấu với họ, chưa nói đến việc đánh bại họ.” Nếu Người đã nói như vậy, giờ chúng ta sẽ ra sao?

Thật không may, sau chiến thắng trên mặt trận quân sự, những thế hệ tiếp theo sống đớn hèn, không nghị lực, không ý chí, không khát khao chiến thắng, không hoài bão vượt trội.

Mấy năm trước, khi tôi bay về Việt Nam, vài người bạn của tôi ở Bộ Ngoại giao đón tôi ở sân bay. Tôi đã rất bức xúc trước thực trạng cán bộ Hải quan đòi tiền Việt kiều ở sân bay, nên tôi nói với bạn mình, “Cậu biết không, mấy thằng trong kia chỉ chăm chăm đòi tiền dân chúng.” Một người bạn của tôi nói rằng, “Ồ, các anh có hàng đống tiền cơ mà. Anh nên chia bớt cho những người anh em nghèo khó mới phải.”

Nghe đến đó, tôi rất thất vọng, nên im lặng không trả lời. Đó là tâm lý của kẻ thua cuộc, tâm lý chấp nhận chất lượng hạng ba, và lý luận bảo vệ sự cam chịu đó. Người bạn này của tôi về sau trở thành đại sứ ở nhiều nước, anh ta không hề thấp kém. Vậy bạn có thể hình dung bao nhiêu người ở nước ta có tâm lý của kẻ thua cuộc như thế.

Nếu có nhiều đến thế những người mang tâm lý của kẻ thua cuộc, Việt Nam sẽ đi về đâu?

Chúng ta, thế hệ này, nên cảm thấy hổ thẹn với cha ông. Cha ông ta đã không nói, “Pháp và Mỹ quá mạnh, chúng ta không thể chiến thắng.” Cha ông ta chỉ có một điều duy nhất trong suy nghĩ – chiến thắng hay là chết. Đó chính là hoài bão vượt trội, khát vọng chiến thắng, khao khát không chấp nhận đứng thứ hai (bởi vị trí thứ hai đối với họ chính là cái chết).
the-thao

Nếu muốn chiến thắng, cần phải tư duy như một người thắng cuộc. Và đó là, “Chúng ta muốn thắng những người mạnh nhất. Chúng ta muốn là vô địch. Và chúng ta sẽ tạo ra con đường của mình từ đây đến chiến thắng cuối cùng.” Tâm lý của người thắng cuộc đó sẽ tự động buộc tâm trí ta vào trạng thái không chấp nhận làm kẻ tầm thường, không chấp nhận biểu hiện kém cỏi, không chấp nhận bất cứ cái gì thấp hơn nỗ lực cao nhất, phấn đấu lớn nhất, làm việc chăm chỉ nhất, và tư duy tích cực nhất.

Ai đó có thể nói, “Nhưng chiến đấu vì sinh tồn khác với cạnh tranh để làm giàu. Nền văn hóa của chúng ta chưa bao giờ coi trọng sự giàu sang. Trong nền văn hóa truyền thống, một thầy giáo nghèo là người được coi trọng nhất.”

Câu trả lời của tôi sẽ là:

(1) Khi chúng ta chiến đấu chống lại Pháp và Mỹ, đó không chỉ là chiến đấu để tồn tại. Chúng ta vẫn có thể sống dưới ách đô hộ của Pháp và Mỹ. Nhưng đó là một cuộc sống không có danh dự. Chúng ta chiến đấu vì danh dự, không phải vì sinh tồn.

(2) Ngày nay, chiến đấu để làm giàu và chống đói nghèo cũng là chiến đấu vì danh dự, bởi bất cứ ai trên thế giới cũng đều khinh thường công dân của một nước nghèo.

(3) Nền văn hóa truyền thống tôn vinh cái nghèo là hoàn toàn sai lầm. Là thuốc phiện. Đối với một cá thể, có thể sự giàu sang là vấn đề ý thích cá nhân, và không ảnh hưởng nhiều đến người khác. Nhưng đối với một quốc gia, đói nghèo là cái tội, sự giàu sang là sức mạnh và độc lập. Nếu Việt Nam giàu và mạnh từ một ngàn năm trước, thì Trung Quốc, Pháp, Mông Cổ, Nhật, và Mỹ đã chẳng dám tấn công chúng ta. Nếu thế, ta đã chẳng mất một ngàn năm chiến tranh. Đối với một quốc gia, nghèo nghĩa là yếu, là mở cửa cho những kẻ khác tấn công, là để bị đô hộ và giày xéo bởi các quốc gia khác, là bị khinh thường bởi người dân của các nước giàu có hơn. Hãy đi ra thế giới và bạn sẽ hiểu.

Đói nghèo là căn bệnh của một quốc gia. Đói nghèo cần phải bị xóa bỏ.

Bất kể triết lý cá nhân của mỗi chúng ta về sự giàu sang ra sao, đối với đất nước, làm giàu là mục tiêu chính yếu. Vì vậy hãy nhắc nhau đòi hỏi nhiều hơn nữa ở bản thân mình, ở bạn bè, thầy cô, chính phủ, và những nhà lãnh đạo. Hãy nhìn cách những nước giỏi nhất thế giới, như Nhật, Anh, Úc làm việc, học hỏi từ họ với quyết tâm về sau sẽ vượt qua họ (và họ sẽ vui lòng lắng nghe bạn, các bạn sinh viên, nói lên điều này, bởi bất cứ một giáo viên chân chính nào cũng muốn nhìn thấy cái ngày học trò đánh bại mình). Hãy ngừng suy nghĩ “Chúng ta là một nước nghèo, nên thế này là tốt rồi.” Không, sẽ là không đủ cho tới khi ta có thể đánh bại những người xuất sắc nhất trên thế giới.

Hãy tin vào chính mình. Nếu ta nghĩ ta có thể làm được, thì ta sẽ làm được

Đừng chấp nhận làm kẻ tầm thường. Đừng chấp nhận đứng ở vị trí thứ hai.

Hãy chấp nhận là người xuất sắc nhất.

Luôn đòi hỏi bản thân và dân tộc vượt trội nhất.

Và chúng ta có lịch sử hỗ trợ bên mình, rằng chúng ta có thể làm được những gì mà các dân tộc khác cho là không tưởng.

Hãy có một ngày thật tuyệt vời, bạn nhé!

Hoành

Bài tương tự: Hoa trái đầu tiên

.

the-thao-vu-thi-thu-thuy1
Dear các anh các chị,

There is this thing that has been bothering me seriously for, well, probably 10 years or so. Now I’ve thought that probably I should share it with you all.

Very often, when we point out some weakness, some problem in our nation or our system, I would hear a response like “We do much better than many countries in Africa” or “There are many developing countries doing worse than us” or “We are a poor country.” That is what I call “The Loser’s Mentality.”

Imagine a teacher tells a student, “You can do better than this, try harder,” and the student responds, “Teacher, my family is poor, many poor students do worse than I do.”

Why compare ourselves with the losers? Why can’t we compare ourselves with the best and the brightest instead? Instead of comparing ourselves with other developing countries, other poor countries, why don’t we just say “We want to eventually beat the France and beat the American in technology and business”?

“Are you crazy? These are two of the most advanced countries in the world. You are so day dreaming and unrealistic.”

“Brother, if I remember correctly, we did beat these two countries on the military battlefield already. What’s the big deal about business and technology?”

Imagine that 70 years ago president Ho Chi Minh told the nation, “You guys, France is one of the most advanced nations on earth. We cannot compete with their guns and cannons. You will be crazy to think about fighting them, not mentioning defeating them.” Had he said that, where are we now?
Unfortunately, after we won the military battles, the succeeding generations act like wimps, no back bone, no will, no aspiration to win, no passion for excellence.

Several years ago, when I got out of the airport in Vietnam, several friends from Ministry of Foreign Affairs picked me up at the airport. I was upset at seeing the custom officers asking for Vietkieu’s money at the airport, so I told my friends: “You know, these guys in there just ask for people’s money blatantly.” One of my friends said: “Oh, you guys have a lot of money. You can give some to your poor brothers.”

I was very disappointed when I heard that, so I didn’t respond. That was the loser’s mentality, the mentality of accepting the third-grade quality and coming up with rationale to support such acceptance. This friend of mine later became ambassador to several countries, so he is not low in ranking. You can imagine how many people in our country have such loser’s mentality. If so many of us have such a loser’s mentality, where will Vietnam go?
the-thao-hoang-anh-tuan

We, this generation, should be ashamed to our father’s generation. Our fathers did not say, “The French and the American are so powerful, we cannot beat them.” They had only one thing in mind —- win or die. That is the passion for excellence, the passion for winning, the passion for not accepting to be second (because second to them meant death).

If we want to win, we just have to think like a winner. And that is, “We want to beat the best. We want to be champion. And we will work our way, from here to championship.” Such winner’s mentality will automatically forces our mind into the state of not accepting mediocrity, not accepting low quality performance, not accepting anything less than the best effort, the best trial, the hardest work, the hardest thinking.

Some may say, “But fighting for survival is different than competing to be rich. In our culture, richness is never a big thing. In our traditional culture, being a poor teacher is the best position of all.”

My response would be:

(1) When we fought against the French or the American, that was not fighting for survival. We still could live under the French and the American. It was just not a very honorable way of living. So we were fighting for honor, not survival.

(2) Today, fighting against poverty and for wealth is also fighting for honor, because people around the world always look down on citizens of poor nations.

(3) Our traditional culture of glorifying poverty is just wrong. To use the communist terminology, it is opium. As an individual, probably wealth is a matter of personal taste and may not matter much to some of us. But as a nation, poverty is a sin, wealth is strength and independence. Had Vietnam been wealthy and powerful a thousand years ago, the Chinese, the French, the Mongolian, the Japanese, the American would not have had the guts to attack us. Then we hadn’t had to spend a thousand years fighting. As a nation, poverty means you are weak, you open yourself to attack by other guys, to be dominated and stepped upon by other nations, to be looked down upon by citizen of richer nations. Go around the world, and you will see this point clearer than the day light.

Poverty is a disease of the nation. Poverty has to be erased. Regardless what our personal philosophy about wealth, for the nation, wealth is a major goal.

So we need to tell each other to be more demanding of ourselves and our fiends, our teachers, our government, our leaders. Look at how the best of the world, the Japanese, the British, the Australian work, learn from them with the determination to outdo them later on. (And they will love to hear you, the student, say this, because every good teacher would love to see the day the student can beat him).

Stop thinking that “We are so poor, so this is good enough.” No, it won’t be enough until we can beat the best of the world.

Believe in ourselves. If we think we can do it, then we will do it. Don’t settle for mediocrity. Don’t settle for second. Settle for the best. Demand the best of ourselves and our people. And we have our history to back us up, that we can do what other peoples think impossible.

Have a great day!

Tran Dinh Hoanh
(Washingon DC, September 2004)

Similar article: The first fruit

Bài này đã được đăng trên ĐCN ngày 13-3-2009.

© copyright 2024
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

One thought on “Đam mê tuyệt vời”

  1. Em cám ơn anh vì bài viết truyền cảm hứng và cám ơn Hiền Nga vì bài dịch rất hay, nghe như bài viết gốc, hoàn toàn không giống văn dịch.

    Live fully so that our country will be the number one of the world.

    Have a nice day.

    Em Hương

    Like

Leave a comment