Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Xin hãy tiến lên” – Winston Churchill

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, có rất nhiều sự việc được đem ra mổ xẻ và phân tích, và (như thường lệ) có rất nhiều từ “nếu” được đặt ra nhằm giúp mọi người tưởng tượng về các kịch bản: “nếu Đức đánh chiếm Anh ?”, “nếu Hitle không tấn công Liên Xô mà cũng cố châu Âu và xâm chiếm Bắc Phi” …Và trong các “nếu” đó, nổi bật là câu mọi người hay hỏi “liệu nước Anh (và thế giới) sẽ ra sao, nếu không có Churchill ?” (người ta không hỏi câu tương tự về Charles de Gaulle hay Stalin).

Trong giờ phút tuyệt vọng nhất của nước Anh, Churchill nổi lên như 1 điểm tựa tinh thần, người đã kêu gọi cả nhân dân Anh đứng lên chuẩn bị chống lại nước Đức Phát Xít, nước vừa đánh tan rã liên quân Đồng Minh 1 cách chớp nhoáng

Muốn mường tượng vai trò của Churchill và các bài diễn văn của ông, chúng ta phải xem xét tình hình tuyệt vọng lúc bấy giờ.

Trong 1 cuộc tiến công chớp nhoáng, Đức đã loại 70% quân của Đồng Minh trên lục địa ra khỏi vòng chiến, hầu hết các quốc gia Đồng Minh (trừ Anh) đều chỉ tồn tại trên danh nghĩa (các chính phủ lưu vong, tỵ nạn ở khắp nơi mà chủ yếu là Anh)

Nước Anh may mắn rút kịp 230.000 quân ra khỏi lục địa, nhưng phải vứt lại toàn bộ vũ khí trên đường rút chạy, số vũ khí đó nền công nghiệp Anh còn lâu mới bù đắp nổi. Không quân Anh cũng thiệt hại nặng nề trong chiến dịch và trong khi bảo vệ quân đội rút lui

Và giờ đây mũi dùi chiến tranh chĩa sang nước Anh đơn độc, quân Đức tập trung các phương tiện tiến hành oanh kích Anh dữ dội và tập trung tàu bè chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ cuối lên Anh…

Rất nhiều người nghĩ thất bại của Anh lúc này là chắc chắn, và nên tìm một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, Churchill, bằng tài hùng biện của mình, đã liên kết dân tộc Anh thành một khối thống nhất, cổ vũ tinh thần của quân đội phòng thủ nước Anh, giúp nước Anh có thể hiên ngang kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.

Chúng ta hãy cùng xem 3 bài diễn văn của Churchill trong 3 thời điểm khác nhau của cuộc chiến:

–          Ngày 13 tháng 5 năm 1940: lúc cuộc chiến của Đồng Minh với Đức đang dữ dội, mọi người vẫn tràn đầy khí thế và hy vọng

–          Ngày 18 tháng 6 năm 1940: Quân Đồng Minh tại Châu Âu gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, mọi nỗ lực cuối cùng của Pháp, Anh bị dập tắt (vài ngày sau khi không quân Pháp bị tiêu diệt hoàn toàn)

–          Ngày 28 tháng 8 năm 1940: Cuộc chiến trên không đang diễn ra kịch liệt trên bầu trời nước Anh

Về Churchill (nguồn Wikipedia)

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11, 1874 – 24 tháng 1, 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Thế chiến thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác gia, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trong nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ

Ông đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí như Huân chương Garter, Huân chương Công lao, Huân chương Companions of Honour, Huân chương Quân địa phương và Viện sĩ Hội Hoàng gia và là hội viên Hội đồng cơ mật Nữ hoàng Canada.

Họ chính thức của Churchill là Spencer-Churchill (ông có quan hệ với gia đình Spencer), nhưng bắt đầu từ cha ông, Sir Randolph Churchill, nhánh gia đình ông luôn chỉ sử dụng tên Churchill trước công chúng.

(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu và bình)

 

Máu, sự cực nhọc, nước mắt và mồ hôi

Ngày 13 tháng 5 năm 1940
Bài phát biểu đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ với Hạ viện

    Ngày 10 tháng năm 1940, Winston Churchill trở thành Thủ tướng. Khi ông gặp nội các của ông ngày 13 tháng 5 ông đã nói với họ rằng: “Tôi chẳng có gì cho các ngài ngoài máu, sự cực nhọc, nước mắt và mồ hôi.” Sau đó ông nhắc lại rằng những lời này trong ngày ông đề nghị Hạ viện bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ mới gồm tất cả các đảng phái. Phản hồi của Đảng Lao Động là những tình cảm ấm áp, Đảng Bảo Thủ trả lời bằng sự lãnh đạm. Thực sự họ vẫn muốn Neville Chamberlain. Ở lần đầu tiên, người ta đã hy vọng, nhưng Churchill nhận xét với Tướng Ismay rằng: “Nhân dân tội nghiệp, nhân dân tội nghiệp. Họ tin tưởng vào tôi, và tôi chẳng thể cho họ cái gì ngoài thảm họa trong một thời gian khá dài…”

    Xin hãy tiến lên,

Vào tối thứ sáu vừa rồi tôi đã nhận được lệnh của Vua để thành lập một Chính quyền mới. Đó là ý chí và mong muốn rõ ràng của Quốc hội và quốc gia rằng Chính quyền này cần được hình thành trên nền tảng cởi mở nhất có thể và nên gồm tất cả các đảng phái, cả những người đã ủng hộ Chính phủ cũ cũng như các đảng phái Đối Lập. Tôi đã hoàn thành phần quan trọng nhất của nhiệm vụ này.

Một nội các chiến tranh đã được thành lập gồm năm thành viên, đại diện cho, Đảng Lao Động, những đảng Đối Lập, những đảng phái Tự Do, sự thống nhất của dân tộc. Điều cần thiết là việc này nên được hoàn thành chỉ trong một ngày, do tính chất cực kỳ khẩn cấp và khắc nghiệt của các sự kiện. Một số vị trí quan trọng khác đã được lấp đầy vào ngày hôm qua. Tôi sắp sửa đệ trình lên Hoàng thượng thêm một danh sách [nhân sự] nữa vào tối nay. Tôi hy vọng sẽ hoàn tất việc bổ nhiệm các Bộ trưởng chính trong ngày mai.
Việc bổ nhiệm các Bộ trưởng khác thường lâu hơn một chút. Tôi tin tưởng rằng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ này của mình khi Quốc hội họp vào lần tới, và Chính quyền sẽ hoàn chỉnh trên mọi khía cạnh. Cân nhắc cho lợi ích công, tôi đề xuất với Chủ Tịch Hạ Viện rằng Ha Viện nên được triệu tập vào hôm nay. Vào cuối tiến trình ngày hôm nay, Hạ viện được đề xuất nghỉ đến thứ ba, ngày 21 tháng 5, và có thể họp sớm hơn, nếu cần thiết. Các việc cho các cuộc họp sẽ được thông báo đến các nghị viên cách sớm nhất.

Còn bây giờ tôi xin mời Hạ viện ghi nhận sự phê duyệt của mình đối với các bước đã thực hiện và tuyên bố sự tin tưởng của mình đối với chính phủ mới.

Quyết nghị:

“Rằng Hạ viện hoan nghênh việc thành lập một chính phủ đại diện cho sự quyết tâm thống nhất và không chuyển đổi của quốc gia này để theo đuổi cuộc chiến tranh với nước Đức cho đến một kết cục thắng lợi.”

Việc thành lập một chính quyền với quy mô và phức tạp như thế này bản thân nó là một cam kết nghiêm túc. Nhưng chúng ta đang trong giai đoạn sơ bộ của một trong những trận chiến lớn nhất trong lịch sử. Chúng ta đang hành động tại nhiều điểm khác – ở Na Uy và ở Hà Lan – và chúng ta phải chuẩn bị cho mặt trận Địa Trung Hải. Cuộc không chiến đang diễn ra liên tục và nhiều sự chuẩn bị cần phải được thực hiện ở đây, ở nhà.

Trong cuộc khủng hoảng này, tôi hy vọng tôi có thể được thứ lỗi nếu tôi không nói gì nhiều với Hạ viện ngày hôm nay, và tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào trong các bạn bè và đồng nghiệp, hoặc đồng nghiệp cũ của tôi, những người đang bị ảnh hưởng bởi việc tái cơ cấu chính trị, sẽ cho phép, cho phép hết mức, cho mọi sự thiếu nghi thức, vì cần thiết phải hành động với sự thiếu nghi thức như vậy.

Tôi xin nói với Hạ viện, như tôi đã nói với các bộ trưởng đã tham gia chính phủ này, rằng tôi chẳng có gì cho các ngài ngoài máu, sự cực nhọc, nước mắt và mồ hôi. Trước mặt chúng ta là một thử thách vào loại nặng nề nhất. Trước mặt chúng ta là nhiều, nhiều tháng tranh đấu và khổ đau.

Các ngài hỏi: chính sách của chúng ta là gì? Tôi nói đó là phát động chiến tranh, trên đất liền, trên biển và trên không. Cuộc chiến với tất cả sức mạnh của chúng ta và với tất cả sức mạnh mà Chúa đã ban cho chúng ta, và phát động chiến tranh chống lại một chế độ độc tài kinh khiếp chưa từng có gì sánh bằng trong toàn danh sách tội ác tối tăm và đáng than khóc của con người.

Các ngài hỏi: mục tiêu của chúng ta là gì? Tôi có thể trả lời trong một từ. Đó là chiến thắng. Chiến thắng bằng mọi giá – chiến thắng bất chấp mọi sợ hãi – chiến thắng, dù rằng con đường có thể dài và gian khổ, vì không chiến thắng, sẽ không ai sống sót.

Chúng ta hãy nhận thức rõ về điều đó. Không có sự sống sót nào cho Vương quốc Anh, không có sự sống sót nào cho tất cả những gì mà Vương quốc Anh đã đại diện, không có sự sống sót nào cho các thôi thúc, thúc đẩy của các thời đại, để nhân loại có thể tiến tới về phía mục tiêu của con người.

Tôi nhận lãnh nhiệm vụ của mình với hăng hái và hy vọng. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng sự nghiệp của chúng ta sẽ không bị thất bại giữa nhân loại. Tại thời điểm này, trong tình hình này tôi cảm thấy có quyền yêu cầu sự trợ giúp của tất cả mọi người, và nói, “Đến đây, chúng ta hãy cùng nhau tiến tới với sức mạnh đoàn kết của chúng ta.”

Giờ khắc hào hùng nhất của họ

18 Tháng Sáu, 1940
Hạ Viện

Chúng ta vẫn chưa biết điều gì sẽ xảy ra ở nước Pháp hay liệu sự kháng cự của Pháp sẽ kéo dài được không, cả ở Pháp lục địa lẫn ở đế quốc Pháp ở hải ngoại. Chính phủ Pháp sẽ vứt bỏ những cơ hội lớn và bỏ mặc tương lai của họ nếu họ không tiếp tục cuộc chiến tranh theo những nghĩa vụ mà họ đã cam kết theo hiệp ước, các nghĩa vụ mà chúng ta không cảm thấy có thể xóa bỏ được cho nước Pháp.

Hạ viện rồi sẽ đọc lời tuyên bố lịch sử mà trong đó, với sự mong mỏi của nhiều người Pháp – và sự mong mỏi của trong lòng chúng ta – chúng ta đã thể hiện thiện ý của chúng ta trong giờ phút đen tối nhất của lịch sử nước Pháp để hoàn thành một liên minh của công dân chung [của hai nước] trong cuộc đấu tranh này.

Tuy nhiên vấn đề có thể vẫn còn đối với nước Pháp hoặc với Chính phủ Pháp, hoặc các chính phủ khác của Pháp, chúng ta, ở trên hòn đảo này và tại Vương quốc Anh, sẽ không bao giờ để mất tình đồng đội với nhân dân Pháp. Nếu bây giờ chúng ta được kêu gọi nếm trải những gì nhân dân Pháp đang chịu đựng, chúng ta sẽ tranh đua về lòng can đảm với họ, và nếu chiến thắng cuối cùng được trao cho những cực nhọc của chúng ta thì họ sẽ cùng chia sẻ lợi ích, và rồi tự do sẽ được khôi phục lại cho tất cả. Chúng ta không giảm chút nào các đòi hỏi của mình, chúng hoàn toàn không lùi lại dù chỉ một chút. Séc, Ba Lan, Na Uy, Hà Lan, Bỉ đã gia nhập sự nghiệp của họ với chúng ta. Tất cả những điều này sẽ được khôi phục.

Cái mà Tướng Weygand gọi là Trận Chiến của nước Pháp đã xong rồi. Tôi cho rằng Trận chiến của nước Anh sắp bắt đầu. Sự sinh tồn của nền văn minh Kitô giáo phụ thuộc vào cuộc chiến này. Cuộc sống của người Anh của chúng ta, và sự trường tồn của các thể chế và đế chế của chúng ta lệ thuộc vào cuộc chiến này. Toàn bộ sự điên cuồng và sức mạnh của kẻ thù ắt sẽ sớm hướng về chúng ta.

Hitler biết rằng ông ta sẽ phải đánh bại chúng ta trên hòn đảo này hoặc ông ta sẽ thua trong cuộc chiến này. Nếu chúng ta có thể chống lại ông ta, toàn bộ châu Âu có thể được tự do và cuộc sống của thế giới có thể tiến tới vùng sáng sủa, rộng lớn. Nhưng nếu chúng ta thất bại, thì cả thế giới, gồm cả Hoa Kỳ, bao gồm tất cả những gì chúng ta biết đến và quan tâm, sẽ chìm vào vực thẳm của một Thời Đại Đen Tối xấu xa hơn, và có thể là kéo dài hơn, bởi những ánh đèn của nền khoa học lầm lạc .

Vì thế chúng ta hãy dũng cảm trước nhiệm vụ của mình, và vậy hãy trấn an chính mình rằng, nếu Đế chế Anh và Khối thịnh vượng chung của Đế chế Anh kéo dài cả ngàn năm sau, người ta vẫn sẽ nói, “Đây đã là giờ khắc hào hùng nhất của họ.”

Thiểu số

Ngày 20 tháng tám năm 1940
Hạ Viện

Ngày 15 tháng 8, cuộc khủng hoảng của Trận chiến Anh quốc đã đến. Tất cả các nguồn lực của Tư Lệnh Không Quân Miền Nam đã cạn kiệt. Thời kỳ khó khăn nhất và nguy hiểm của Trận chiến Anh Quốc là từ 24 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9, khi các cuộc tấn công của Đức nhắm vào các sân bay Không quân Hoàng gia ở miền Nam của nước Anh đạt những thành công đáng kể. Trong bài phát biểu này Churchill đặt ra cụm từ “Thiểu số” (the few) để mô tả các phi công chiến đấu Hoàng gia Anh. Cụm từ sống mãi. Câu cuối cùng của bài phát biểu, bao gồm cả việc sử dụng các từ “lành”, là một ví dụ tốt về sự lựa chọn của Churchill tính từ bất ngờ và quyết đoán để tạo ra một cụm từ không thể quên.

Lòng biết ơn của mỗi gia đình ở hòn đảo của chúng ta, trong Vương quốc của chúng ta, và thực sự trên toàn thế giới, ngoại trừ trong những ổ tội lỗi, đều hướng về các phi công Anh, những con người không bị khuất phục bởi sự chênh lệch lực lượng, kiên cường trước những thách thức và những nguy hiểm chết người liên tục, đang chuyển trào cuộc Chiến Tranh Thế Giới bởi sự dũng cảm và sự hiến thân của họ. Chưa bao giờ trong các cuộc xung đột của con người, nhiều người đến vậy nợ nhiều như vậy đối với ít người như vậy

Mọi trái tim đều hướng về các phi công chiến đấu, những người mà chúng ta chứng kiến bằng chính mắt mình các hành động sáng chói của họ ngày lại ngày; nhưng chúng phải không bao giờ được quên rằng trong mọi lúc, ngày qua ngày, tháng qua tháng, các phi đội máy bay ném bom của chúng ta di chuyển vào sâu trong nước Đức, tìm các mục tiêu trong bóng tối với những kỹ năng định hướng cao nhất, thực hiện các cuộc không kích, thường là dưới làn pháo lửa dày đặc, thường với những tổn thất nghiêm trọng, với khả năng phân biệt cẩn thận và chú tâm, và giáng những đòn choáng váng vào toàn bộ các cấu trúc chiến tranh và kỹ thuật của sức mạnh Đức Quốc xã.

(Ngô Quỳnh Linh dịch)
 

Blood, Toil, Tears and Sweat

May 13, 1940
First Speech as Prime Minister to House of Commons

    On May 10, 1940, Winston Churchill became Prime Minister. When he met his Cabinet on May 13 he told them that “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat.” He repeated that phrase later in the day when he asked the House of Commons for a vote of confidence in his new all-party government. The response of Labour was heart-warming; the Conservative reaction was luke-warm. They still really wanted Neville Chamberlain. For the first time, the people had hope but Churchill commented to General Ismay: “Poor people, poor people. They trust me, and I can give them nothing but disaster for quite a long time.”

    I beg to move,

On Friday evening last I received His Majesty’s commission to form a new Administration. It as the evident wish and will of Parliament and the nation that this should be conceived on the broadest possible basis and that it should include all parties, both those who supported the late Government and also the parties of the Opposition. I have completed the most important part of this task.

A war cabinet has been formed of five members, representing, with the Labour, Opposition, and Liberals, the unity of the nation. It was necessary that this should be done in one single day, on account of the extreme urgency and rigour of events. Other key positions were filled yesterday. I am submitting a further list to the King tonight. I hope to complete the appointment of the principal Ministers during tomorrow.

The appointment of the other Ministers usually takes a little longer. I trust when Parliament meets again this part of my task will be completed, and that the administration will be complete in all respects. I considered it in the public interest to suggest to the Speaker that the House should be summoned today. At the end of today’s the proceedings, the adjournment of the House will be proposed until Tuesday, 21st May, with provision for earlier meeting, if need be. Business for that will be notified to MPs at the earliest opportunity.

I now invite the House to record its approval of the steps taken and to declare its confidence in the new government.

The resolution is:
“That this House welcomes the formation of a government representing the united and inflexible resolve of the nation to prosecute the war with Germany to a victorious conclusion.”

To form an administration of this scale and complexity is a serious undertaking in itself. But we are in the preliminary stage of one of the greatest battles in history. We are in action at many other points – in Norway and in Holland – and we have to be prepared in the Mediterranean. The air battle is continuing and many preparations have to be made here at home.

In this crisis I hope I may be pardoned if I do not address the House at any length today, and I hope that any of my friends and colleagues or former colleagues who are affected by the political reconstruction, will make allowance, all allowance, for any lack of ceremony with which it has been necessary to act.

I say to the House as I said to ministers who have joined this government, I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat.We have before us an ordeal of the most grievous kind. We have before us many, many months of struggle and of suffering.

You ask, what is our policy? I say it is to wage war, by land, sea, and air. War with all our might and with all the strength God has given us, and to wage war against a monstrous tyranny never surpassed in the dark and lamentable catalogue of human crime. That is our policy.

You ask, what is our aim? I can answer in one word. It is victory. Victory at all costs – victory in spite of all terror – victory, however long and hard the road may be, for without victory, there is no survival.

Let that be realized. No survival for the British Empire, no survival for all that the British Empire has stood for, no survival for the urge, the impulse of the ages, that mankind shall move forward towards its goal.

I take up my task in buoyancy and hope. I feel sure that our cause will not be suffered to fail among men. I feel entitled at this juncture, at this time, to claim the aid of all and to say, “come then, let us go forward together with our united strength.”

Their Finest Hour

June 18, 1940
House of Commons
Listen to an excerpt here at the BBC Archives.

We do not yet know what will happen in France or whether the French resistance will be prolonged, both in France and in the French Empire overseas. The French Government will be throwing away great opportunities and casting adrift their future if they do not continue the war in accordance with their treaty obligations, from which we have not felt able to release them.

The House will have read the historic declaration in which, at the desire of many Frenchmen-and of our own hearts-we have proclaimed our willingness at the darkest hour in French history to conclude a union of common citizenship in this struggle.

However matters may go in France or with the French Government, or other French Governments, we in this Island and in the British Empire will never lose our sense of comradeship with the French people. If we are now called upon to endure what they have been suffering, we shall emulate their courage, and if final victory rewards our toils they shall share the gains, aye, and freedom shall be restored to all. We abate nothing of our just demands; not one jot or tittle do we recede. Czechs, Poles, Norwegians, Dutch, Belgians have joined their causes to our own. All these shall be restored.

What General Weygand called the Battle of France is over. I expect that the Battle of Britain is about to begin. Upon this battle depends the survival of Christian civilization. Upon it depends our own British life, and the long continuity of our institutions and our Empire. The whole fury and might of the enemy must very soon be turned on us.

Hitler knows that he will have to break us in this Island or lose the war. If we can stand up to him, all Europe may be free and the life of the world may move forward into broad, sunlit uplands. But if we fail, then the whole world, including the United States, including all that we have known and cared for, will sink into the abyss of a new Dark Age made more sinister, and perhaps more protracted, by the lights of perverted science.

Let us therefore brace ourselves to our duties, and so bear ourselves that, if the British Empire and its Commonwealth last for a thousand years, men will still say, “This was their finest hour.”

The Few

August 20, 1940
House of Commons

    On August 15, the crisis of the battle of Britain was reached. All the resources of Fighter Command in the South were used. The most difficult and dangerous period of the Battle of Britain was between August 24 and September 6, when the German attack was directed against the R.A.F airfields in the South of England with considerable success. In this speech Churchill coined the phrase “The Few” to describe the R.A.F fighter-pilots. The phrase stuck. The final sentence of this speech, including the use of the word “benignant,” is a good example of Churchill’s choice of unexpected and assertive adjectives to make a phrase memorable.

The gratitude of every home in our Island, in our Empire, and indeed throughout the world, except in the abodes of the guilty, goes out to the British airmen who, undaunted by odds, unwearied in their constant challenge and mortal danger, are turning the tide of the World War by their prowess and by their devotion. Never in the field of human conflict was so much owed by so many to so few.

All hearts go out to the fighter pilots, whose brilliant actions we see with our own eyes day after day; but we must never forget that all the time, night after night, month after month, our bomber squadrons travel far into Germany, find their targets in the darkness by the highest navigational skill, aim their attacks, often under the heaviest fire, often with serious loss, with deliberate careful discrimination, and inflict shattering blows upon the whole of the technical and war-making structure of the Nazi power.

Links

http://www.winstonchurchill.org/learn/speeches/speeches-of-winston-churchill

http://www.winstonchurchill.org/learn/speeches/speeches-of-winston-churchill/92-blood-toil-tears-and-sweat

9 thoughts on “Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Xin hãy tiến lên” – Winston Churchill”

  1. Cám ơn Quỳnh Linh và Anh Kiệt. Đây là 3 bài diễn văn với lời lẽ rất mạnh rất hay. Quỳnh Linh dịch rất tốt. Và Anh Kiệt, như thường lệ, mang vào những phân tích và giải thích rõ ràng, giúp cho chúng ta cảm nhận được các bài diễn văn rõ ràng và sâu sắc hơn rất nhiều.

    Like

  2. Cám ơn anh Hoành đã sửa bài cho em, đặc biệt là những đoạn mà em dịch nhưng hầu như chẳng hiểu nó nói gì. 🙂

    Cám ơn anh Kiệt đã viết phần giới thiệu với tài kể chuyện lịch sử rất tự nhiên, rõ ràng và cuốn hút người nghe. Thế nên dù khá xấu hổ với kiến thức lịch sử của mình, em vẫn muốn hỏi cuối cùng điều gì khiến nước Anh cầm cự được trước quân Đức? Chỉ nhờ lòng can đảm, đoàn kết và kiên cường của nhân dân Anh?

    Theo em nhớ hình như điều giúp chuyển trào cuộc chiến này sự tham chiến của nước Mỹ và Liên Xô? Vậy vị trí của Anh ở phần sau của cuộc chiến này là như thế nào?

    Like

  3. Vấn đề này quá rộng cho 1 bài viết. Mình cố gắng trả lời thật ngắn

    1) Điều gì khiến nước Anh cầm cự được trước quân Đức? Chỉ nhờ lòng can đảm, đoàn kết và kiên cường của nhân dân Anh?
    Thật ra hy vọng của Anh là không nhiều, nhưng không phải không có
    – Lực lượng Hải quân của Anh đang mạnh nhất thế giới, và các công trình phòng thủ bờ biển rất kiên cố, nên Anh vẫn có hy vọng nếu bằng mọi giá ngăn cản không cho thuyền của Đức vượt eo biển
    – Anh hy vọng khi có chuyện thì Mỹ sẽ giúp, vì Mỹ rất sợ là nạn nhân kế tiếp sau Anh. Mỹ chỉ thích “mọi người đánh nhau, đừng ai chết cả, nhưng đừng ai mạnh hết”

    Ngoài ra, nước Anh có sự tự tôn của 1 nước lãnh đạo đồng Minh, người Anh không hề quen việc chiến bại. Nên có lẽ cũng không dễ bảo nước Anh chưa đánh đã hàng

    2) Theo em nhớ hình như điều giúp chuyển trào cuộc chiến này sự tham chiến của nước Mỹ và Liên Xô?

    Điều này không rõ ràng

    Mỹ bản chất là ngồi chờ hưởng lợi, bên nào gần thắng thì Mỹ sẽ vào chia sẻ chiến thắng (miễn là bên đó phải kiệt quệ sau chiến tranh). Hầu như mọi người đều thống nhất là nếu Đức đánh Anh, có rất nhiều khả năng Mỹ sẽ giúp Anh tận tình, vì Đức chiến thắng sẽ quá mạnh

    Liên Xô thì bị buộc phải tham chiến sớm do bị Đức đánh, chứ chuyện ở Anh chẳng liên can đến việc Liên Xô tham chiến

    3) Vậy vị trí của Anh ở phần sau của cuộc chiến này là như thế nào?

    Anh cũng như Mỹ, chờ Đức đánh Liên Xô, cả hai cùng kiệt quệ thì nhào vô. Do đó 6-1944, liên quân Anh Mỹ đổ bộ vào Châu Âu lúc Đức đã kiệt quệ (đến 4-1945 Đức đầu hàng)

    Like

  4. Chào bạn Kiệt,
    Lang thang trên mạng nên vào trang này,mình rất thích những bài diễn văn bạn đã dịch ! Mình ko tính viết nhưng với thông tin ở trên của bạn cho rằng ” Liên Xô bị buộc phải tham chiến sớm do bị Đức đánh, chứ chuyện ở Anh chẳng liên can đến việc Liên Xô tham chiến ” thì mình hoàn toàn ko đồng tình ! Liên Xô ko phải kẻ đứng ngoài mà là phe tham chiến ngay từ những ngày đầu.Bản chất chiến tranh thế giới thứ 2 chính là cuộc đấu trí quyết liệt và liên tục lợi dụng nhau nhằm thủ lợi trên bàn cờ quốc tế của 3 tay chơi : Đồng Minh (Anh-Pháp-Mỹ),Phát xít (Đức-Ý-Nhật) và Liên Xô (khối cộng sản) Cuộc chiến ở châu Âu chia thành 3 giai đoạn :
    1/ Giai đoạn Phát Xít và Cộng Sản thắng thế :
    -Đức bộc lộ rõ tham vọng.Liên Xô lại rất yếu kém quốc phòng và đề nghị liên minh với Anh-Pháp nhưng thất bại,chủ yếu do phe Đồng Minh muốn đẩy Đức đánh Liên Xô trước để phe mình thủ lợi.
    -Để nhanh chóng mạnh lên,Liên Xô bất ngờ liên minh với Đức với hiệp ước Xô-Đức ko xâm phạm nhau và cùng chia sẻ Đông Âu nhằm đẩy Đức đánh Anh-Pháp trước.Lập tức Liên Xô thủ lợi vì có Đức cung cấp vũ khí để hiện đại quốc phòng.Đức cũng thủ lợi vì rảnh tay tấn công ko phải chia quân ra hai mặt trận và Đức cần nguyên liệu từ Liên Xô để vận hành chiến tranh giai đoạn đầu.
    -Theo thoản thuận,năm 1939,Đức tấn công tây Ba Lan,Liên Xô tấn công đông Ba Lan.Đồng Minh và Phát Xít buộc phải đánh nhau.Đức chiếm được Pháp và chiến thắng liên tục tới Địa Trung Hải với Ý hỗ trợ,Liên Xô cũng chiếm được Tây Belarus, Tây Ukraina, Estonia, Latvia, Litva,Rumania..và mạnh lên ko ngừng.
    2/ Giai đoạn Phát Xít và Cộng Sản đánh nhau
    -Đức mạnh lên quá nhanh khi phe Đồng Minh đại bại,Đức trở mặt đánh Liên Xô ngay lập tức nhằm thủ lợi khi Liên Xô đã dàn mỏng quân để chiếm nửa Đông Âu.Liên Xô thua nặng nề ở Belarus,Ukraina và biển Baltic ..nhưng kịp rút về cố thủ.
    -Phát xít-Cộng Sản đánh nhau đẫm máu và hai bên thiệt hại nặng nề.
    Phe Đồng Minh tuy bại trận nhưng tranh thủ được thời gian nên thực lực mạnh lên nhanh chóng.
    3/ Giai đoạn Đồng Minh và Cộng Sản đánh Phát Xít
    -Từ khi Đức đánh Liên Xô,phe Anh-Mỹ lập tức viện trợ vũ khí cho Liên Xô nhằm kéo dài tối đa thời gian Đức-Xô đánh nhau và để Liên Xô làm suy yếu Đức.Khi phe Liên Xô vừa đủ lực để phản công Đức thì lúc này phe Đồng Minh mới mở mặt trận phía Tây nhằm thủ lợi chia đôi châu Âu với Liên Xô.
    Nếu ta nhìn cục diện bàn cờ quốc tế lúc đó thì Anh ko phải mục tiêu của Đức mà là Liên Xô.Mũi dùi chỉa vào Anh chỉ là kế nghi binh khiến Liên Xô chủ quan.Thực tế,Đức chỉ ném bom để Anh suy yếu ko thể ngay lập tức đánh sau lưng Đức được và việc đổ quân chiếm Anh chỉ làm Đức thêm rủi ro là dàn mỏng quân khiến cho Liên Xô đang mạnh lên sẽ trở mặt đánh Đức trước khi Đức trở mặt đánh Liên Xô.Mà nếu như Đức có đánh chiếm Anh như đã chiếm Pháp thì Mỹ vẫn ko giúp vì Mỹ vẫn đang ở thế tọa sơn quan hổ đấu !

    Links :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_X%C3%B4-%C4%90%E1%BB%A9c

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_t%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_Ba_Lan_(1939)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_th%E1%BB%A9_hai

    Like

  5. Mình xin bổ sung thêm,nếu nghiên cứu kỹ có thể thấy chiến tranh thế giới thứ 2 chính là một ” tam quốc diễn nghĩa phiên bản châu Âu “,có một sự tương đồng lạ lùng ở đây
    1/ Đồng Minh-Phát Xít-Cộng Sản chính là Ngụy-Thục-Ngô
    Hiệp định Xô-Đức là liên minh Thục-Ngô do Gia Cát Lượng chủ trì,Đức và Nga cùng nhất trí tấn công Ba Lan để chia thế chân vạc,đánh phe Đồng Minh một phen tan nát như trận Xích Bích.
    2/ Đức tự phá vỡ liên minh đánh Liên Xô bầm dập tại Stalingrad như trận quyết đấu ở Kinh Châu,cuối cùng Lục Tốn đánh tan tác Lưu Bị uất hận mà chết,cũng như Liên Xô phản công làm Hitle phải tự vẫn.
    3/ Người hưởng lợi nhất chiến tranh ko phải là Anh-Pháp-Đức hay Liên Xô mà là Mỹ-một Tư Mã Ý thời hiện đại.
    4/ Thục mất nước đầu tiên,rồi tới Ngô,sau đó tới Ngụy.Đức đại bại,sau đó Liên Xô sụp đổ,châu Âu phụ thuộc vào Mỹ cũng như gia đình Tư Mã Ý lên ngôi vương !

    Like

  6. Riêng mặt trận Thái Bình Dương thì đơn giản hơn nhiều ! Nhật cũng đồng cảm với Đức vì đất ít,tài nguyên ít lại săm soi miếng bánh của phe Đồng Minh quá lớn nên té nước theo mưa,bắt chước Đức đánh chiếm các thuộc địa của phe Đồng Minh giành miếng ăn.Sai lầm lớn nhất của Nhật chính là cả gan đánh Mỹ,một tay chơi chuyên sản xuất vũ khí để bán thu lợi và chưa hề tham chiến.Mỹ đánh Nhật tan tác vì năng lực sản xuất vũ khí và các nguồn lực khác của Nhật ko thể bằng Mỹ.Kết thúc là châu Á cũng bị chia đôi,một phần liên minh với Mỹ,một phần liên minh với Liên Xô ! Đến giai đoạn chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô thì hai đại ca ko trực tiếp đánh nhau nữa mà chủ yếu mấy thằng đệ đánh ủy nhiệm là chính : chiến tranh liên Triều,chiến tranh VN,chiến tranh Afghanistan,…

    Like

  7. Em Quỳnh Linh Thân yêu! Quỳnh Linh giỏi quá. Các bạn trẻ ở ĐCN này bạn nào cũng giỏi. Thật bất ngờ.
    Cảm ơn ĐCN

    Like

  8. Cảm ơn các anh chị nhiều nhé!
    Nhờ có bản dịch rất sát và rất hay của Anh chị mà em hiểu được bài (dù trên tay có từ điển tra hết các từ, không có kiến thức lịch sử cũng không thể hiểu hết được). Mong các anh chị tích cực hơn nữa! Mong rằng sau này khi đạt đến một trình độ nhất định em cũng có thể dịch hay được như các anh chị! ❤

    Like

  9. Mình có chút góp ý với bạn Hoang Linh.
    Nhật không sai lầm khi đánh Mỹ, chỉ là do không đủ may mắn. Vì Nhật cạn kiệt tài nguyên và nguyên liệu cho chiến tranh, chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng lúc này Mỹ ở thế cửa trên lại cấm vận Nhật, đưa Nhật vào thế khó. Nhật lên kế hoạch chiến tranh với Mỹ, bắt đầu bằng trận Trân Châu Cảng. Nên nhớ lúc bấy giờ Mỹ dù giàu những quân sự chỉ đứng thứ 14 của thế giới. Quyết tâm của người Nhật là tiêu diệt tận gốc người Mỹ, đánh vào cái tinh thần để Mỹ từ bỏ ý định tham chiến, vì họ biết mình không có khả năng cọ xát dài hơi. Họ chiến đấu với Mỹ ở trận Trân Châu Cảng, trận chiến biển Coral. Và lên kế hoạch cho trận Midway, hòng diệt tận gốc sức mạnh hải quân Mỹ do sau 2 trận trước hải quân Mỹ vẫn còn 2 tàu sân bay. Nhưng tính toán của Nhật vẫn không tránh được xui xẻo ở Midway, bị quân Mỹ lật kèo. Nhờ chiến thắng quan trọng ở Midway mà người Mỹ chủ động phát triển ngành công nghiệp chiến tranh, đẩy quân tiến sâu hơn vào Thái Bình Dương để giải phóng châu Á. Dù ở tình thế khó khăn khi Phát Xít Đức đã đầu hàng nhưng Nhật vẫn chiến đấu đến cùng, khi mà người Mỹ không đủ kiên Nhẫn, họ buộc phải dùng đến bom hạt nhân để kết thúc chiến tranh.

    Like

Leave a comment