Nhạc sĩ Xuân Tiên & ca khúc Về dưới mái nhà


Nhạc sĩ Xuân Tiên không sáng tác nhiều về tình ca đôi lứa, nhưng lại chủ ý viết cho nhiều đôi lứa, cho nhiều con người. Những con người trong nhạc của ông thường là những con người trẻ mà ‘tình yêu nước nung nấu’, đi bên nhau, thương yêu nhau, ngồn cạnh nhau trong ánh lửa hồng bếp cũ: Đi lớp lớp đi lớp lớp người đi, theo tiếng gió đưa tiếng hát gần xa..Người ơi mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay..’

Những nhạc phẩm như thế thật rất quí hóa vì không có nhiều trong nhạc Việt Nam. Người ta có thể cùng nhau hát những ca khúc như vậy trong những buổi họp mặt chung với tâm hồn thật thoải mái. Những bản tình ca đôi lứa thì chúng ta không thiếu, nhiều vô cùng, nhưng lại không có chỗ đứng trong các buổi sinh hoạt cộng đồng!

Thành công đặc biệt với những ca khúc đi tới hết sức tươi sáng như vậy, nhạc sĩ Xuân Tiên quả đã có vị trí của riêng ông trong nền âm nhạc miền Nam thời kỳ 54-75.

Nói như thế không có nghĩa là ông chỉ ‘chuyên trị’ về nhạc vui. Ông không đơn giản như vậy đâu. Những bài hát mang sắc thái nhớ nhung về một mối tình xa xưa, về nỗi mất mát trong đời, hay một quá khứ vàng son không trở lại như Xa Quê Hương, Chờ Một Kiếp Mai, Hận Đồ Bàn… đã được viết bằng một loại ngôn ngữ gợi cảm, xa vắng và cất cánh với những âm điệu, tiết tấu rất cân phương và hoàn chỉnh.

Về dưới mái nhà là một bài hát vui tươi rộn rã của nhạc sĩ Xuân Tiên ca ngợi tình yêu gia đình, quê hương, hướng người nghe tới những tình cảm trong sáng, tích cực.

Các bạn nghe Quang Lê, Trần Thái Hòa & Thế Sơn hát nhé…
 

5 thoughts on “Nhạc sĩ Xuân Tiên & ca khúc Về dưới mái nhà”

  1. anh em nào ai có biết nhạc sĩ bác xuân tiên ở đâu không tại sydney
    xin cho tôi số điện thoai của ông ấy,để tôi trò chuyện với ông ấy hỏi
    vể ca khúc Hận Đồ Bàn tôi là ngưòi chăm ở tại ùc melbourne victoria
    liên lạc qua châu,số điện thoại Email lividavan …sô ĐT 0423700173
    th2nh thật cám ơn.

    Like

  2. Xalam Lividavan.
    Cụ Xuân Tiên đã già (ông sinh 1921) chắc là đã “Đom dahluw wơr hadei” (nói trước quên sau).

    Mình đọc thấy đoạn này có thể giải đáp thắc mắc cho bạn:

    Ngày xưa nhạc sĩ Xuân Tiên đã kể lý do nào ông đã sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng “Hận Đồ Bàn “:

    “.Vào năm 1962 ,ông đã đi qua vùng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bình Định, Phan Rang, tận mắt chứng kiến những di tích Chàm đổ nát với thời gian nhưng vẫn còn Hùng tráng, ông chợt hiểu rằng Ngày xa xưa dân tộc Chàm cũng đã từng có một quá khứ Oanh liệt.
    Than ôi ngày oanh liệt đó giờ chỉ còn là những ngôi Tháp Chàm đổ nát phơi mình trong nắng mưa và thấp thoáng đàng sau những rừng lau sậy, với những cảm xúc đó ông đã viết lên Ca khúc “Hận Đồ Bàn”

    Hy vọng bạn vừa ý 😀
    Thuk siam.

    Like

  3. Co ai biet dia chi cua bac Xuan Tien ko? Cac ban nho dua len nhe. Toi rat muon viet thu cho bac. Toi duoc biet nay bac van con khoe,con viet bao duoc. Cam on cac ban nhieu

    Like

  4. Ông nhạc sĩ Xuân Tiên này thật vĩ đại như vĩ nhân của nền âm nhạc vietnam thời xa xưa. Nhưng thường vĩ nhân sống rất khác người, trả lời phỏng vấn là một vơ một chồng nhưng tình bắc duyên nam với người đàn bà Vĩnh Long, có con rồi lặng bỏ con không nhà, không cửa ở Sài Gòn 35 năm phải sống kiếp nghèo khổ, thuê phòng trọ, không một sư giúp đỡ của người cha nổi tiếng giàu có với nhưng đại nhạc hội, bản quyền này nọ. Vĩ nhân không có tình cha con, không tình ruột thịt, không tình người đến nỗi từ thiện nhân đạo giúp cho thằng con có cơ hội vươn lên cũng không. Một lòng một dạ với người vợ chính thức bà Hoàng Thị Hương, má ghẻ của tôi, chỉ sợ tôi có tên để chia gia tài, nên cả cuộc đời bà tìm cách cùng ông vĩ nhân bỏ rơi tôi, không dám bảo lãnh cho tôi có cơ hội….

    Like

Leave a comment