España Cañí (Vũ điệu Gipsy Tây Ban Nha) và vũ điệu Paso Doble

Chào các bạn,

Trong các bản nhac để khiêu vũ vũ điệu đấu bò sinh động Paso Doble, thì España Cañí là bản nhạc số 1 trên thế giới.

España Cañí có nghĩa là “Spanish Gypsy” hay Gipsy Tây Ban Nha. Gipsy là những nhóm người du sinh, gốc Romania và nói tiếng Romany, sống lang thang khắp Âu Châu, sống bằng cách làm thuê theo mùa và buôn bán lặt vặt. Họ thường dùng nhạc và vũ Flamenco hoặc múa bụng, để kêu gọi khách hàng đến quầy hàng của mình, như Sơn Đông mãi võ bán thuốc dạo. Continue reading España Cañí (Vũ điệu Gipsy Tây Ban Nha) và vũ điệu Paso Doble

Yêu người, Tin người

lovepeople
.

Chào các bạn,

Tất cả những ai giảng dạy về tư duy tích cực đều đồng ý về một định đề căn bản—Nền tảng của tư duy tích cực là yêu người. Từ “yêu láng giềng như yêu chính mình” cho đến “trái tim bồ đề giải thoát chúng sinh,” các truyền thống tư duy khác nhau xây dựng những kiến trúc tư duy khác nhau trên cùng một nền tảng “yêu người.” “Yêu người” là nền tảng cần thiết cho một tâm thức hướng thượng và tích cực. Càng ít yêu người, ta càng ít tích cực, và không yêu người tức là tiêu cực hoàn toàn. Định đề này về tư duy tích cực tạo ra một vài thắc mắc cho một số người, ít ra là trên phượng diện lý luận. Trong bài này chúng ta sẽ xét đến các thắc mắc đó. Continue reading Yêu người, Tin người

Phụ nữ là Phó – Bình hoa cho căn nhà?

Chào các bạn,

Chị Đặng Thị Ngọc Thịnh là Phó Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang năm 2018. Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần, chị không được lên làm Chủ tịch nước, thay vào đó là một lãnh đạo nam – TBT Nguyễn Phú Trọng.

Chị Võ Thị Ánh Xuân là Phó Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc năm 2023. Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ nhiệm, chị không được lên làm Chủ tịch nước, thay vào đó là một lãnh đạo nam – anh Võ Văn Thưởng. Tiếp đó, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức năm 2024, chị Xuân cũng không được lên làm Chủ tịch nước, thay vào đó là một lãnh đạo nam – Đại tướng Tô Lâm. Continue reading Phụ nữ là Phó – Bình hoa cho căn nhà?

I wanna be like you – nhạc swing trong phim The Jungle Book

Tôi muốn giống như bạn

Này, tôi là vua của đám đu đưa
Ô, VIP của rừng xanh
Tôi đã lên đến đỉnh và phải ngưng
Và đó là điều làm tôi bức xúc
Tôi muốn làm người, làm thằng bé con người
Và đi thẳng vào thành phố
Và cứ như mọi người khác
Tôi đã chán làm trò khỉ!

Continue reading I wanna be like you – nhạc swing trong phim The Jungle Book

Cho người

Spiritual Symbols

Rồi một người giàu nói, Giảng cho chúng tôi về Bố thí.

Và Tiên tri trả lời:

Bạn cho chỉ một tí khi bạn cho tài sản.
Khi cho chính mình bạn mới thực sự cho.
Bởi vì tài sản là gì nếu không là những thứ bạn canh giữ vì lo sợ mình có thể cần đến ngày mai?
Và ngày mai, ngày mai sẽ mang lại gì cho con chó quá cẩn thận đã giấu những khúc xương dưới lớp cát không dấu vết, trên đường theo chân đoàn hành hương đến thành phố linh thiêng?
Và lo sợ cho nhu cầu là gì, nếu không phải chính nó là nhu cầu?
Khi giếng bạn vẫn đầy, phải chăng sợ khát chính là cơn khát chẳng nguôi? Continue reading Cho người

Trăm năm đổi thay của quảng trường chợ Bến Thành

VNE – Thứ tư, 5/6/2024, 06:00 (GMT+7)

Ban đầu chỉ là bãi đất trống, trải qua 110 năm, quảng trường chợ Bến Thành trở thành đầu mối kết nối giao thông sầm uất bậc nhất, gắn bó nhiều thế hệ người Sài Gòn.

Mới đây, UBND TP HCM giao quận 1 lập kế hoạch triển khai cải tạo cảnh quan trước chợ Bến Thành, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025. Tổng diện tích chỉnh trang khoảng 45.000 m2, chia làm 4 vùng, bao gồm quảng trường và các con đường, vỉa hè, công trình gắn với quảng trường được xem là lâu đời nhất Sài Gòn. Sau khi hoàn thành cải tạo, nơi đây có thêm nhiều tiện ích công cộng, mảng xanh, phục dựng lại các công trình kiến trúc, tượng đài gắn với ký ức người dân thành phố.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bùng binh trước chợ Bến Thành những năm 1920, hiện khu vực này được tổ chức giao thông tạm trong thời gian chờ cải tạo, chỉnh trang. Ảnh: Quỳnh Trần – Tư liệu

Theo các tư liệu lịch sử, khu vực quảng trường vốn nằm ở bờ phía Đông của đầm lầy lớn, gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boresse). Thị trưởng đầu tiên của thành phố Sài Gòn Eugène Cuniac (1851-1916) đã cho lấp ao để xây ngôi chợ mới thay cho chợ Bến Thành cũ ở giữa đại lộ Charner và Rue d’Adran (đường Nguyễn Huệ và Hồ Tùng Mậu ngày nay) đã xuống cấp.

Quảng trường được khởi công cùng lúc với chợ Bến Thành vào năm 1912 do hãng thầu Brossard et Maupin xây dựng, hoàn tất sau gần hai năm. Lễ khai thị chợ Bến Thành mới được báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, gồm các hoạt động vui chơi kéo dài ba ngày 28, 29 và 30/3/1914 với hơn 100.000 người ở Sài Gòn và các tỉnh đổ về.

Các mặt chợ được bao bọc bởi bốn con đường, trong đó quảng trường nằm ở mặt tiền phía Nam, rộng 3.220 m2. Trong quá trình xây dựng, chính quyền phải di dời depot xe lửa thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt động gần 30 năm, về nhà ga phía Tây Nam của quảng trường. Khu vực này hiện là công viên 23 tháng 9.

Giai đoạn đầu, người Sài Gòn gọi khu vực này là Place du Marché (quảng trường Chợ), trong khi chợ Bến Thành được gọi là chợ Sài Gòn hoặc chợ Mới để phân biệt với chợ cũ. Đến tháng 7/1916, để tưởng niệm thị trưởng Cuniac vừa qua đời, quảng trường được đặt tên là Place Eugène – Cuniac. Những năm 1920, nơi đây diễn ra nhiều lễ hội vui chơi buôn bán. Các gánh xiếc giải trí, cải lương, nhạc tài tử, múa, ca nhạc với đánh võ quyền anh đã được tổ chức tại đây.

Cùng với đó, ga Sài Gòn mới được khánh thành vào năm 1915, sau đó một trạm xe điện được xây dựng ở khu chợ này vào năm 1923. Sau đó là hai trạm xe buýt ở phía Đông, Tây của chợ đã biến quảng trường Place Eugène – Cuniac Cuniac thành một trong những đầu mối kết nối giao thông tấp nập và quan trọng nhất của thành phố khi đó.

Trước năm 1929, quảng trường chỉ là một khoảng đất trống đơn giản. Sau đó chính quyền mới xây thêm một bùng binh và khu vườn kiểng ở trung tâm.

Khu vực bùng binh trước chợ Bến Thành năm 1970, tại đây xây hai cầu vượt để thuận tiện cho người đi bộ, kết nối với bến xe buýt, công trình được tháo dỡ năm 1972. Ảnh: Tư liệu

Từ năm 1955, chính quyền Bảo Đại đổi tên Place Eugène – Cuniac thành quảng trường Diên Hồng. Tên gọi được lấy từ hội nghị diễn ra vào thế kỷ 13, vua Trần Thánh Tông triệu tập bô lão trong cả nước để bàn về việc chống quân Nguyên Mông. Tinh thần “Sát Thát” của hội nghị Diên Hồng đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết và quyết tâm bảo vệ đất nước. Ngoài ý nghĩa tôn vinh lịch sử, khơi dậy tinh thần dân tộc, việc đổi tên còn là một phần nỗ lực loại bỏ dấu ấn Pháp của chính quyền lúc bấy giờ.

Thời gian sau này, do địa thế rộng rãi, dễ tập hợp và phân tán vì có nhiều con đường xung quanh, quảng trường Diên Hồng trở thành nơi đấu tranh của những người phản đối chính quyền.

Ngày 25/8/1963, trong cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ, chống thiết quân luật tại quảng trường, nữ sinh Quách Thị Trang, 15 tuổi, bị cảnh sát bắn chết. Hội Sinh viên Sài Gòn quyên góp tiền để tạc và dựng tượng Quách Thị Trang ở vườn kiểng, đúng nơi nữ sinh qua đời. Từ đó người thành phố gọi khu vực này là công trường hay bùng binh Quách Thị Trang. Hai năm sau, tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa thả chim được đặt trên bệ đá cao tại khu vực bùng binh.

Nhìn từ trên cao, tổng thể phần đảo giao thông với hai bức tượng như một nhụy hoa, trong khi phần cánh là 7 tuyến đường tỏa ra các hướng gồm Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lai, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Xoay quanh bùng binh là chợ Bến Thành, tòa nhà hỏa xa, bến xe, công viên, bệnh viện, tượng đài, bảo tàng, phố đồ cổ, phố ngân hàng… Nơi đây trở thành đầu mối giao thông sầm uất nhất thành phố, trở thành một phần ký ức của các thế hệ người dân Sài Gòn.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Những thay đổi của khu vực trước chợ Bến Thành từ năm 2000 đến 2024. Ảnh: Google Maps

Năm 2014, hai bức tượng được dời để thi công ga ngầm Metro Bến Thành – Suối Tiên. Toàn bộ khu vực trước chợ được trưng dụng để triển khai hạng mục quan trọng của tuyến metro đầu tiên của thành phố. Nơi này mới được tái lập mặt bằng hai năm nay. Hiện, thành phố chuẩn bị cải tạo không gian, làm quảng trường trước chợ. Tượng Trần Nguyên Hãn, Quách Thị Trang dự kiến được đặt lại ở vị trí hài hòa với không gian mới…

KTS Khương Văn Mười, nguyên phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho biết bùng binh chợ Bến Thành là một phần ký ức bao gồm cả văn hóa, giao thương kinh tế và lịch sử đấu tranh của người dân Sài Gòn. Thành phố cho cải tạo không gian, giữ lại tượng Trần Nguyên Hãn, Quách Thị Trang và bố trí nơi trang trọng, nổi bật đã góp phần lưu giữ hình ảnh cũ, ký ức của người dân.

Theo chuyên gia, thành phố dự kiến khai thác không gian đường Lê Lợi, công viên 23/9 và nhiều dự án khác để nâng cao giá trị của trung tâm thành phố. Do đó, bùng binh thay đổi thành quảng trường là “phù hợp với xu thế”.

“Trung tâm thương mại lúc nào cũng cần một quảng trường rộng lớn bởi khách đến không phải bước vào chợ ngay”, KTS Mười nói. Do đó, thành phố làm quảng trường ở phía trước, xung quanh tổ chức phố ẩm thực, ăn uống, tạo ra nhiều điểm lợi ích là tính ưu việt của dự án.

Phối cảnh quảng trường trước chợ Bến Thành trong tương lai. Ảnh: Sở Quy hoạch kiến trúc TP HCM

Quan trọng hơn, trong tương lai khi tuyến Metro 1 hoạt động, cửa hầm lên xuống ngay chợ Bến Thành. Đây cũng là một hình thức TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng), các trạm đều có công trình công cộng với bên này có bệnh viện, bên kia công viên, quảng trường… tạo điều kiện để người dân đi metro thuận lợi.

“Phương án cải tạo quảng trường chợ Bến Thành vừa bảo tồn được các giá trị nhưng cũng phù hợp yêu cầu phát triển mới”, ông Mười nói.

Lê Tuyết

Exodus – Miền đất của tôi

Miền đất của tôi

Miền đất này của tôi; Chúa đã cho tôi đất này
Miền đất anh hùng và cổ kính này thuộc về tôi
Và khi mặt trời buổi sáng tỏ lộ những ngọn đồi và những bình nguyên
Tôi thấy một miền đất nơi trẻ em có thể chạy tự do
Continue reading Exodus – Miền đất của tôi

Tích cực hay tiêu cực? Yêu hay thù ?

hatred in motion

Chào các bạn,

Một lầm lỗi lớn về suy tưởng chúng ta hay vấp phải mỗi khi thấy ai đó hăng say làm việc gì, là kết luận ngay, “Anh ấy rất tích cực.” Nhưng, một người rất hăng say chém giết, đó cũng là tích cực sao ?

Thù hận cũng là ngọn lửa đam mê thúc đẩy con người hăng say hoạt động trong việc trả thù và đập đổ, như tình yêu thúc đẩy con người yêu thương và xây dựng. Lầm lỗi lớn của chúng ta là lầm lẫn năng lực với tích cực. Continue reading Tích cực hay tiêu cực? Yêu hay thù ?

Tên trai, tên gái

Chào các bạn,

Vấn đề bất bình đẳng nam nữ xuất hiện ngay từ khi các em bé mới sinh ra trong cung cách đặt tên cho con trai và con gái.

“Trai tài, gái sắc” nghĩa là đàn ông thì phải có cái đầu, còn đàn bà có cái đầu cũng tốt, nhưng có cái mặt mới tốt hơn. Thế nên chẳng có câu ngược lại “Gái tài, trai sắc.”

Chính vì tư tưởng “trai tài, gái sắc”, “nam mạnh, nữ yếu”, “trai anh hùng, gái thuyền quyên”, con trai con gái thường được đặt tên như sau: Continue reading Tên trai, tên gái

Vì sao hàng nghìn nhà tái định cư bị bỏ hoang?

VNE – Thứ ba, 4/6/2024, 09:39 (GMT+7)

Cơ chế bất cập, quy hoạch thiếu thực tế, chất lượng xây dựng kém khiến hàng nghìn căn hộ tái định cư ở Hà Nội và TP HCM không có người ở chục năm qua.

Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) quy mô hơn 1.900 căn, nhưng đang bỏ trống gần 80%, tháng 6/2024. Ảnh: Thanh Tùng

Gia đình 5 người nhà bà Lê Thị Liễn, 62 tuổi, đã sinh sống hàng chục năm trong căn nhà rộng khoảng 12 m2 nằm sâu trong ngõ Hàng Chiếu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Căn nhà chật hẹp được cơi nới thêm một phòng ngủ trên gác xép, sau khi con trai lấy vợ.

Continue reading Vì sao hàng nghìn nhà tái định cư bị bỏ hoang?

Malagueña Salerosa – bản nhạc lãng mạn Mê-hi-cô của mọi thời đại

Chào các bạn,

Ai đã nghe qua nhạc Flamenco đều biết đến Malagueña Salerosa, hay còn gọi tắt là Malagueña. Bản này đã được mọi nghệ sĩ guitar và vũ flamenco khắp thế giới trình diễn trong vòng hơn 60 năm nay, kể từ khi được hai nhạc sĩ Mê-hi-cô Elpidio Ramírez và Pedro Galindo cho ra đời trên Peer International năm 1947.

Bản nhạc là lời tỏ tình chân chất của một chàng thanh niên nghèo với một cô gái rằng nàng rất đẹp, và chàng rất yêu nàng, nhưng chàng sẽ hiểu nếu nàng từ chối tình yêu vì chàng nghèo quá.

Một cuộc tình say đắm, một chiều, nhưng với hiểu biết, và không cay đắng. Continue reading Malagueña Salerosa – bản nhạc lãng mạn Mê-hi-cô của mọi thời đại

Xóa bỏ rào cản

Mặt nạ (Indonesia)
Mặt nạ (Indonesia)

Chào các bạn,

Khi người ta phải dập mình xin xỏ điều gì, người ta hay nói “xin mở lòng từ bi.” Khi nàng sầu đời, con tim của nàng “khép kín.” Khi nàng chưa có ai, nàng mang sợi giây chuyền với con tim và chìa khóa lủng lẳng bên cạnh. Thế nghĩa là, con tim của ta có cửa và có khóa, phải không các bạn? Vậy thì, con tim của bạn có cửa có khóa không? Nếu có, thì chúng đang mở hay đóng? Và, thực ra cửa và khóa là cái gì? Bạn hãy thử trả lời đi. Nếu không trả lời được thì nguy. Bởi vì nếu chính con tim của mình mà mình không hiểu rõ, thì phiền quá phải không? Continue reading Xóa bỏ rào cản

I see you – nhạc phim Avatar

Em Thấy Anh
Nhạc nền phim Avatar
Ca sĩ: Leona Lewis

Em thấy anh
Em thấy anh
Đi trong giấc mơ
Em thấy anh
Ánh đèn của em trong bóng tối thở hy vọng của đời sống mới
Bây giờ em sống qua anh và anh sống qua em
Huyền hoặc
Em cầu nguyện trong lòng cho giấc mơ này không bao giờ chấm dứt
Em thấy em qua mắt anh
Sống trong đời bay bổng

Continue reading I see you – nhạc phim Avatar