Lưu trữ theo thẻ: Y tế

Có nên sinh ra “đứa trẻ khiếm khuyết”?

BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội

KHPT – 24/07/2020 07:10

Sau ca mổ thành công tách cặp song sinh dính nhau ở Bệnh viện Nhi đồng TPHCM ngày 15/7, một số người hỏi tôi rằng, liệu đã đến lúc cần thiết phải đẩy mạnh sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh, để ngăn chặn sự ra đời của những “đứa trẻ khuyết tật”?

Phá thai nhi dị tật là một vấn đề phân cực trong nhiều xã hội. Ảnh: The New York Times

Phá thai nhi dị tật là một vấn đề phân cực trong nhiều xã hội. Ảnh: The New York Times

Phá thai nhi dị tật là một vấn đề phân cực. Những người ủng hộ cho rằng, “đứa trẻ khiếm khuyết” không chỉ rắc rối vì dị tật bẩm sinh trong suốt cuộc đời, mà còn để lại gánh nặng kinh tế cũng như tinh thần vô cùng nặng nề cho cả gia đình và xã hội. Ngược lại, những người chống phá thai cho rằng, việc từ chối sinh con tàn tật là một hành vi vô nhân đạo, bởi trong trường hợp đó, người phụ nữ mang thai đã phân loại đứa con của mình theo thang đo của sự hoàn hảo và quyết định đứa trẻ nào không có quyền được sống.

Bản thân tôi khi siêu âm dị tật thai nhi, đặc biệt với những dị tật nghiêm trọng, sẽ luôn nhận được câu hỏi theo lẽ tự nhiên, rằng có nên giữ thai để sinh ra một “đứa trẻ khiếm khuyết” hay phá bỏ? Với tôi đó là những tình huống khó xử về đạo đức!

Đọc tiếp Có nên sinh ra “đứa trẻ khiếm khuyết”?

Cảnh tượng chưa từng thấy ở Bệnh viện Chợ Rẫy

VNN Linh Giao – 25/02/2023   07:44

Tuyến bài: Bệnh viện lớn đồng loạt ‘kêu’ thiếu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện hạng đặc biệt chỉ còn 2 máy CT, nhiều thiết bị y tế hư hỏng không được sửa chữa, người bệnh phải sang viện khác chụp chiếu, y bác sĩ làm việc đến rạng sáng.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay bệnh viện thường xuyên trong trạng thái thiếu trang thiết bị y tế, thiết bị hư hỏng không sửa chữa được. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nguyên nhân là các thiết bị kỹ thuật cao không đủ 3 báo giá để phục vụ công tác đấu thầu, sửa chữa. 

Đọc tiếp Cảnh tượng chưa từng thấy ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Thứ Năm, 26/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineHơn 2.000 năm trước, Hippocrates – người sáng lập trường y học Hippocrates – đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn”. Lời khuyên của bậc thánh hiền ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Khái niệm biến thức ăn thành thuốc đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi.

Người Mông hoa bán đương quy, dược thiện ở chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Bải hoải sau ba ngày đi rừng, về đến nhà của anh Giàng A Chinh, người Mông đen ở tổ 1, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chúng tôi được vợ anh là Phạm Thị Hạnh, người Xa Phó đun ngay cho một nồi nước tắm.

Đọc tiếp Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu

1/5 trẻ em Việt Nam chưa có được sự khởi đầu tốt nhất

mekongasean – 01/06/2022 15:27 (GMT+7)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thống kê của UNICEF, dù vẫn còn nhiều trẻ em đang chịu những sự thiếu thốn nhất định, nhưng Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đa phần trẻ em Việt Nam hiện được hưởng cuộc sống chất lượng hơn thế hệ đi trước.

Báo cáo “Trẻ em Việt Nam” của UNICEF Việt Nam cập nhật số liệu đến cuối tháng 4/2022 cho thấy, chỉ trong một thời gian khá ngắn, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn về chăm sóc cho 26 triệu trẻ em và người vị thành niên.

Thành tựu kinh tế và phát triển con người tăng lên nhanh chóng chỉ trong hơn 2 thập kỷ cũng được phản ánh trong các chỉ số phúc lợi dành cho trẻ em. Hầu hết trẻ em được đi học tiểu học và trung học cơ sở, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và có thể sống thọ hơn cha mẹ mình.

Đọc tiếp 1/5 trẻ em Việt Nam chưa có được sự khởi đầu tốt nhất

Nomophobia: Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người

Trương Oanh

 Tamly – 11:45 AM , 23/05/2022

Với thời đại công nghệ 4.0, hiện nay có khoảng hơn 91% dân số trên toàn cầu sử dụng smartphone với nhiều mục đích khác nhau. Kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng người mắc phải hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với đời sống của mỗi chúng ta. 

Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người
Hội chứng Nomophobia – “căn bệnh” đáng sợ với chiếc điện thoại.

Thế nào là hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người (Nomophobia)?

Đọc tiếp Nomophobia: Hội chứng lo sợ thiếu điện thoại bên người

Ba giai đoạn biến cây thuốc thành tiền

tiasang – Thu Quỳnh

Việc sở hữu những mỏ vàng dược liệu cùng nhiều phương thuốc bí truyền, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi có thể khai thác dược liệu thành những sản phẩm đại trà thiết thực cho đời sống. Đó là một trong những con đường đưa họ thoát khỏi bủa vây của đói nghèo.

Thu hái kim ngân hoa ở hợp tác xã Nậm Đăm. Ảnh: HTX Nậm Đăm

Những mỏ vàng bỏ quên

Dù từ lâu đã biết về Sapanapro như một tấm gương điển hình thoát nghèo nhờ vào văn hóa và tài nguyên bản địa nhưng khi đặt chân tới Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai, chúng tôi rất ngạc nhiên vì doanh nghiệp cộng đồng có đại bản doanh ở nơi hẻo lánh này, từ chỗ chỉ có 13 “cổ đông không đồng” góp vốn bằng từng gùi thuốc tắm, bằng tri thức nghề thuốc nay đã vươn xa 100 đại lý và bệnh viện khắp cả nước. Ngạc nhiên hơn, ngoài cơ ngơi khang trang đủ đón hàng chục khách tắm, ở lại, Sapanapro đủ vốn cùng lúc vừa mua đất (mà đất Sapa giờ đã đắt ngang Hà Nội) dựng thêm 5 căn homestay vừa đầu tư 5 tỉ đồng xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu, các loại thuốc ngâm, tắm chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt GMP-WHO.

Đọc tiếp Ba giai đoạn biến cây thuốc thành tiền

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo – Bài 1: Đủ chiêu lách, giảm

SGGP Thứ Hai, 7/11/2022 06:57

LTS: Hiến máu nhân đạo là một phong trào ý nghĩa, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Đó là một hoạt động nhân đạo, tình nguyện nên không thể chấp nhận hành vi trục lợi từ những món quà cho người hiến tặng. Loạt bài Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo qua điều tra của Báo SGGP, phản ánh khuất tất trong quà tặng hiến máu nhân đạo, nhằm loại bỏ những hành vi trục lợi trên giọt máu hồng; củng cố niềm tin trong những người hiến máu, trong quần chúng nhân dân về một phong trào có ý nghĩa nhân văn cao cả.

Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM đăng ký hiến máu nhân đạo.  Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cào bằng, lập lờ, thiếu hướng dẫn cụ thể… là những gì mà chúng tôi ghi nhận tại các điểm hiến máu nhân đạo. Điều đáng nói là những người hiến máu, không mấy ai quan tâm đến quà tặng theo quy định cho người hiến máu là gì, bởi họ xem đây là một hoạt động tình nguyện, ý nghĩa. Đó là điểm mấu chốt cho những chiêu lách, giảm xuất hiện tại nhiều điểm hiến máu nhân đạo ở TPHCM thời gian qua.

Đọc tiếp Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)

Tăng thuế thuốc lá – Một công cụ chính sách đặc biệt đem lại lợi ích kép

TS  – Nguyễn Ngọc Anh – Nguyễn Thế Hoàng – Nguyễn Ngọc Minh

Các đề xuất tăng thuế thuốc lá của Việt Nam để giảm tiêu dùng thuốc lá thường gặp phải một số lo ngại như gây ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp thuốc lá trong nước, làm tăng thuốc lá lậu và không giảm tiêu thụ thuốc lá tổng thể một cách hiệu quả. Liệu những lo ngại này có cơ sở đến đâu?

Vùng trồng thuốc lá ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Ảnh: Báo Hải Phòng.

Mặc dù đã thực hiện một loạt các biện pháp phòng chống thuốc lá theo Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC), nhưng tiêu dùng thuốc lá vẫn là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở Việt Nam. Với hơn 15 triệu người hút thuốc, hằng năm có đến hơn 40.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Bên cạnh các chi phí liên quan tới các vấn đề về sức khỏe, chi tiêu cho thuốc lá thường đi kèm với chi tiêu cho bia, rượu, đồng thời tạo ra “hiệu ứng lấn át” – làm giảm chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết hợp với nhau, tiêu dùng thuốc lá có tác động tiêu cực tới mức sống của hộ gia đình, cũng như ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tương lai về cả thể chất và tinh thần của trẻ em.

Đọc tiếp Tăng thuế thuốc lá – Một công cụ chính sách đặc biệt đem lại lợi ích kép

Sức khỏe công cộng ở Việt Nam: Những ngộ nhận cơ bản

Tiasang – Klaus Krickeberg

Ngành sức khỏe công cộng luôn có đóng góp quan trọng, nếu không muốn nói là hơn so với ngành y học lâm sàng trong việc bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của cả cộng đồng. Tuy nhiên, phải sau thời kì giải phóng, Việt Nam mới bắt đầu chú ý đến ngành khoa học này. Theo đó, các khoa chuyên ngành hoặc Đại học Y đều phải có bộ môn Y tế Công cộng. Chương trình học của sinh viên Y cũng phải có nội dung về Y tế Công cộng.

Tiêm cho từng người là việc của ngành y tế lâm sàng nhưng lên kế hoạch tiêm chủng trên diện rộng là nhiệm vụ của ngành sức khỏe công cộng. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Nhờ đó, ngành sức khỏe công cộng của Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, nhưng sự phát triển của ngành này trong những năm qua vẫn trì trệ mà phần lớn là do bộ máy hành chính quan liêu. Đọc tiếp Sức khỏe công cộng ở Việt Nam: Những ngộ nhận cơ bản

15 mln Vietnamese afflicted with mental illnesses: health ministry

VNE – By Le Nga   October 11, 2022 | 03:29 pm GMT+7

15 mln Vietnamese afflicted with mental illnesses: health ministry

A patient with depression is being treated at the National Institute of Mental Health in Hanoi. Photo by VnExpress/Thuy An

Around 15 million Vietnamese are afflicted with mental illnesses, with depression and anxiety taking the top spots, Deputy Health Minister Tran Van Thuan said.

At a Monday meeting to commemorate World Mental Health Day (Oct. 10), Thuan said around 14.9% of the Vietnamese population suffer mental illnesses. Most people in Vietnam associate mental illnesses with schizophrenia, while the condition actually only afflicts 0.47% of the population, he added.

Đọc tiếp 15 mln Vietnamese afflicted with mental illnesses: health ministry

Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh! Trách nhiệm thuộc về ai?

ISEE – 9-9-2022

Luật khám bệnh, chữa bệnh đang trong quá trình sửa đổi và trình lên Quốc Hội cho ý kiến và dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vào tháng 10. 

Luật khám bệnh, chữa bệnh có tác động rất lớn đến hệ thống ngành y tế cũng như vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân, trong đó có người Dân tộc thiểu số, Mạng lưới Tiên Phong Vì Tiếng Nói Người Dân Tộc Thiểu Số đã có một buổi trao đổi cùng chuyên gia trong lĩnh vực luật khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thảo luận nội bộ để cùng đưa ra ý kiến đối với những vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong luật.

Qua quá trình thảo luận, nhóm nhận ra rằng rào cản ngôn ngữ giữa bác sĩ và bệnh nhân là người dân tộc thiểu số ở tại địa phương và đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung Ương là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và chất lượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số. Dưới đây là những trải nghiệm cá nhân và quan sát của chính các thành viên Tiên Phong về vấn đề này:

Đọc tiếp Rào cản trong ngôn ngữ khi đi khám bệnh, chữa bệnh! Trách nhiệm thuộc về ai?

Lối thoát cho ngành y

VNE – Thứ bảy, 9/7/2022, 12:22 (GMT+7)

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân – Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Năm 2005, tôi được bổ nhiệm làm trưởng khoa trong bệnh viện lúc ngoài 40 tuổi.

Vị trí tôi giữ với đa số mọi người thường gần đến lúc nghỉ hưu mới được ngồi vào. Vì thế tôi cảm động lắm, lúc nào cũng sục sôi muốn đóng góp xây dựng bệnh viện.

Thời gian ấy, xã hội đang sôi nổi khí thế đổi mới nền kinh tế. Ngành y bao năm bị mang tiếng trì trệ, lương thấp, lạc hậu… cũng muốn hòa vào trào lưu đổi mới đó.

Ngành y tế TP HCM lúc bấy giờ có đề án cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân. Dư luận rất quan tâm. Giới y chúng tôi bàn tán sôi nổi. Nhiều người mong có luồng gió mới mẻ xua tan những trì trệ trong ngành.

Đọc tiếp Lối thoát cho ngành y

Dân nghèo chữa bệnh ở đâu?

VNE – Thứ ba, 9/8/2022, 00:00 (GMT+7)

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân – Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi chú trọng phát triển y tế cơ sở. Nhưng y tế cơ sở là y tế nào, huyện hay xã?

Tôi đặt câu hỏi như vậy vì y tế Việt Nam phân thành ba cấp kỹ thuật: tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên trong ngôn ngữ hàng ngày cũng như trong tư duy làm việc thì một cách không chính thức, hệ thống y tế được phân theo bốn cấp tương ứng với đơn vị hành chính: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Vậy vai trò của y tế huyện nằm ở đâu?

Đọc tiếp Dân nghèo chữa bệnh ở đâu?

Công nghiệp dược Việt Nam: Vẫn đứng trên chân người khác

H.LỘC – L.ANH 11/07/2022 17:00 GMT+7

TTCT Mặc dù được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về dược liệu, y học cổ truyền, sản xuất vắc xin và phát triển hóa dược, nhưng VN hiện vẫn phải nhập khẩu trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc. Đây là lý do ngành công nghiệp dược vẫn ở trong tình thế chông chênh.

 Dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại tại Nhà máy Traphaco Hưng Yên. Ảnh: T.Trang

Theo phân loại của WHO, công nghiệp dược VN mới ở gần cấp độ 3, tức có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic (thuốc sao chép) và xuất khẩu một số dược phẩm. 

Còn theo phân loại 5 mức phát triển của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), công nghiệp dược VN mới ở mức 3 – “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”. 

Đọc tiếp Công nghiệp dược Việt Nam: Vẫn đứng trên chân người khác

More Vietnamese willing to donate organs after death

vnexpress.net

By Le Nga   August 10, 2022 | 08:08 am GMT+7

More Vietnamese willing to donate organs after death

A doctor checks the eyes of a 53-year-old woman in Vietnam after she received corneas from a brain-dead man at a hospital in HCMC. Photo by VnExpress/Thu AnhThe number of people registered to donate organs after brainstem death has kept increasing over the years to almost 50,000.

When the Vietnam National Coordinating Center for Human Organ Transplantation was established in 2014, it received just 200 registrations, most including center officials and staff while the rest comprised medical workers.

Đọc tiếp More Vietnamese willing to donate organs after death