Lưu trữ theo thẻ: Thể thao

Không thực, khó vực được đạo

HUY THỌ 18/02/2023 09:04 GMT+7

TTCTĐang là một đội bóng cực mạnh của làng bóng chuyền nam Việt Nam, đùng một cái CLB TP.HCM chỉ đặt chỉ tiêu trụ hạng năm nay. Vì đâu nên nỗi?

Đang là một đội bóng cực mạnh của làng bóng chuyền nam Việt Nam, đùng một cái CLB TP.HCM chỉ đặt chỉ tiêu trụ hạng ở giải vô địch quốc gia năm nay (khởi tranh từ 24-2). Vấn đề là từ HLV tài năng Bùi Huy Châm đến hàng loạt VĐV trụ cột của đội đều đã giũ áo ra đi. 

Ảnh: T.P.
Ảnh: T.P.

Nguyên nhân là đội bóng không còn tiền để trả lương – nhiều VĐV đã phải khiếu nại, thậm chí là kiện cáo. “Dù yêu đến mấy thì chúng tôi cũng còn cuộc sống, vốn đã chẳng dư dả gì, nay còn nợ lương, nợ tiền phí chuyển nhượng, làm sao chúng tôi sống?”. Đó là tâm sự của tay đập Nguyễn Văn Sang.

Đọc tiếp Không thực, khó vực được đạo

Tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc cho ai?

KHƯƠNG XUÂN 01/01/2023 11:41 GMT+7

TTCTHàng ngàn tỉ đồng đã được ngân sách nhà nước bỏ ra để tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc từ địa phương đến trung ương ở 65 tỉnh, thành, ngành.

Tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc cho ai? - Ảnh 1.

Khán đài không một bóng người ở một nội dung thi điền kinh. Ảnh: Khương Xuân

Đại hội thể thao toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1985, chu kỳ tổ chức bốn năm một lần. Mục đích của đại hội là nhằm tổng kết, đánh giá chu kỳ đầu tư và phát triển của thể thao trong nước. Qua đó tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển quốc gia, hoạch định chính sách phát triển thể thao Việt Nam trong tương lai.

Theo ông Đặng Hà Việt – tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 9 năm 2022 là đại hội lớn nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam.

Đọc tiếp Tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc cho ai?

World Cup 2022: Khi người đẹp lên sóng…

NGUYỄN VĂN HINH 20/11/2022 08:54 GMT+7

TTCT Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup nam, có ba trọng tài nữ tham gia điều hành. Điều này càng ý nghĩa khi World Cup 2022 diễn ra ở một quốc gia Hồi giáo: Qatar. Nhưng ở Việt Nam, sự hưởng ứng World Cup có vẻ đang ngược chiều, nhìn từ một chương trình của đài truyền hình quốc gia.

Sau khi có bản quyền truyền hình, đài truyền hình quốc gia rầm rộ tổ chức tuyển chọn 32 “hot girl” tham gia chương trình “Nóng cùng World Cup” với những lời rao, tít tựa xoáy vào sức nóng hình thể phụ nữ…

Đọc tiếp World Cup 2022: Khi người đẹp lên sóng…

Doping và thuốc

HUY THỌ 25/09/2022 08:59 GMT+7

TTCTCòn nhớ hồi năm 1994, khi HLV người Brazil Tavares dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam, ông đã tạo ra sự tiến bộ thần kỳ, rõ nét nhất là chuyện thể lực.

Doping và thuốc - Ảnh 1.

Ảnh: europa.eu

Còn nhớ hồi năm 1994, khi HLV người Brazil Tavares dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam, ông đã tạo ra sự tiến bộ thần kỳ, rõ nét nhất là chuyện thể lực. Hồi ấy, các phóng viên đeo bám đội tuyển đều biết trước mỗi buổi tập, ông Tavares phát cho mỗi cầu thủ một viên thuốc. 

Hỏi, ông chỉ cười cười và bảo chỉ là kẹo thôi mà! Còn với các cán bộ VFF đi theo đội tuyển, họ cũng chả mấy quan tâm. Những viên thuốc ấy mãi mãi là một bí mật. Câu chuyện đấy cho thấy thể thao Việt Nam tù mù về chuyện doping tới cỡ nào.

Nói về chuyện doping, ông Hoàng Vĩnh Giang – nhà quản lý thể thao nổi tiếng của Việt Nam – đã có một câu thế này: Thể thao thành tích cao là phải có thuốc!

Đọc tiếp Doping và thuốc

Đốp-ping là cái chi chi?

LÝ ĐẠI NGHĨA 24/09/2022 08:53 GMT+7

TTCTÔng Lý Đại Nghĩa là chủ tịch Hiệp hội Bóng chày TP.HCM, tổng thư ký Liên đoàn Judo Đông Nam Á, phó giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao TP.HCM và admin trang Cộng đồng khoa học thể thao VN. Ông chia sẻ với TTCT về câu chuyện doping đang chấn động thể thao VN.

Đốp-ping là cái chi chi? - Ảnh 1.

Trung tâm doping và y học thể thao ở phố Đỗ Xuân Hợp, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội (ảnh chụp ngày 19-9). Ảnh: NAM TRẦN

Mấy ngày nay báo chí trong nước đưa nhiều bản tin “Thể thao Việt Nam rúng động vì doping”, “Án phạt nặng chờ 6 VĐV…”, “Dính doping, VĐV Việt Nam bị tước huy chương SEA Games 31″… 

Thật ra, mình cũng chả muốn bàn gì bởi cái sự “đương nhiên” của sự cố thể thao này, nhưng một ông anh alô bảo: “Các bạn làm khoa học thể thao mà không nói gì về chuyện này thì kỳ quá. Cần phải nói chút gì đó để xã hội hiểu đúng về doping và hiện trạng thể thao của mình chứ”. Nên mình mạn phép có vài ý chia sẻ cùng cộng đồng.

Đọc tiếp Đốp-ping là cái chi chi?

Nước muốn mạnh, nền thể thao phải mạnh

HUY ĐĂNG 05/09/2022 06:41 GMT+7

TTCTPara Games, kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á dành cho người khuyết tật luôn đi cặp với SEA Games, đã không diễn ra đúng như thông lệ ở lần tổ chức thứ 11. Thay vì do Việt Nam tổ chức, Para Games 2022 lại diễn ra ở thành phố Surakarta, Indonesia.

Nước muốn mạnh, nền thể thao phải mạnh - Ảnh 1.

Sân Gelora Bung Karno, Indonesia, vào một ngày kín khán giả. Ảnh: Stadium Guide

Đây là lần thứ 2 trong lịch sử, Việt Nam phải nhờ Indonesia đăng cai thay một kỳ đại hội thể thao. Lần đầu tiên là Asiad 2018, khi chủ nhà Hà Nội từ bỏ quyền đăng cai, rồi được Jakarta “cứu thua”.

Đọc tiếp Nước muốn mạnh, nền thể thao phải mạnh

Xin từng giờ cho thể thao khuyết tật…

HUY ĐĂNG – TẤN PHÚC 16/08/2022 06:16 GMT+7

TTCT Các hoạt động thể thao người khuyết tật hiện vẫn gần như dựa hoàn toàn vào các nỗ lực tư nhân và cá nhân.

“Mơ ước của tôi là mỗi hiệp hội, liên đoàn đều dành ra một ngày thế này cho các em. Như vậy, mỗi tháng hay thậm chí mỗi tuần các em khuyết tật đều có một ngày hội thể thao sôi động”, ông Lý Đại Nghĩa thổ lộ khi tổ chức ngày hội hockey dành cho người khuyết tật trí tuệ hồi tháng 7.

Xin từng giờ cho thể thao khuyết tật… - Ảnh 1.

Một thành viên CLB hockey của ông James Chew hướng dẫn hockey cho người khuyết tật. Ảnh: H.Đ.

Không lâu sau khi tổ chức sự kiện này, ông Nghĩa lên đường dự Para Games 2022 với tư cách lãnh đội của đoàn TP.HCM. Vì ảnh hưởng của đại dịch, kỳ Para Games lần thứ 10 (theo lịch diễn ra tại Philippines năm 2019) đã bị hủy bỏ. Sau 5 năm, cộng đồng người khuyết tật mới lại có một sự kiện lớn để tranh tài.

Đọc tiếp Xin từng giờ cho thể thao khuyết tật…

Cảm ơn Indonesia…

HUY THỌ 31/07/2022 10:01 GMT+7

TTCT Indonesia đã đảm bảo để đại hội thể thao người khuyết tật của khu vực vẫn có thể diễn ra bình thường…

Cảm ơn Indonesia... - Ảnh 1.

Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (ASEAN Para Games) đã khai mạc hôm 26-7 và kéo dài đến ngày 7-8 tại Indonesia. Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự với 153 thành viên, gồm 17 HLV, 120 VĐV cùng đội ngũ cán bộ quản lý, tham gia thi đấu 8 môn thể thao, gồm điền kinh, bơi, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, cờ vua, Judo và bắn cung.

Lẽ ra ASEAN Para Games 11 là sự kiện diễn ra tại Việt Nam, ngay sau SEA Games 31. Bởi đối với các đại hội thể thao, từ lớn nhất hành tinh như Olympic cho đến nhỏ nhất như khu vực Đông Nam Á là SEA Games, đều tiếp ngay sau là một đại hội thể thao cho người khuyết tật.

Nhưng vừa rồi, chúng ta chỉ nhận tổ chức SEA Games 31, còn ASEAN Para Games thì từ chối. Khi nghe tin từ chối tổ chức Para Games, cộng đồng thể thao người khuyết tật Việt Nam hết sức bức xúc, nhưng vẫn không thay đổi được gì. 

Đọc tiếp Cảm ơn Indonesia…

Bóng chuyền: Nên học người Thái

HUY THỌ 15/6/2022 6:00 GMT+7

TTCTDù thể thao Việt đã có nhiều thành tích đáng tự hào, chúng ta còn phải học người Thái dài dài.

Đêm 5-6, làng bóng chuyền thế giới chấn động với chiến thắng 3-2 của đội nữ Thái Lan hạng 15 thế giới trước đội hạng nhì Trung Quốc tại giải Nations League 2022 ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Xem trận đấu này mới thấy thất bại 0-3 của các cô gái Việt Nam, hạng 84 thế giới, trước Thái Lan ở chung kết SEA Games 31 hai tuần trước tại Quảng Ninh là chuyện bình thường.

 Đội tuyển bóng chuyền Thái Lan đã vươn tầm thế giới. Ảnh: Volleyball World

Đọc tiếp Bóng chuyền: Nên học người Thái

Đụng đâu xâu đó

HUY THỌ 19/6/2022 16:00 GMT+7

TTCTVFF cần một kế hoạch dài hơi và bài bản cho các đội tuyển trẻ, nhất là ở khâu tuyển chọn HLV.

Mặc dù không lọt vào được bán kết U23 châu Á, nhưng màn trình diễn ấn tượng của các cầu thủ Việt Nam dưới tay HLV Gong Oh Kyun được khen ngợi rất nhiều, nhất là bởi lối chơi táo bạo, không sợ thua – một lối đá phù hợp với sân chơi trẻ, nhằm rèn luyện cho tương lai. 

 Ảnh: VFF

Chính vì tạo được thiện cảm, nên khi nghe tin có khả năng ông Gong hết việc để làm ở VN, dư luận khá bức xúc. 

Đọc tiếp Đụng đâu xâu đó

SEA Games 31: Kỷ lục HCV nhưng thiếu chiều sâu

HUY ĐĂNG 31/5/2022 6:00 GMT+7

Trong buổi họp báo tổng kết SEA Games 31, trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn thừa nhận Việt Nam tuy giành đến 205 HCV ở kỳ SEA Games này, nhưng đến Asiad thì mục tiêu chỉ là… 3 HCV!

Ông Phấn còn khẳng định với những môn quan trọng như điền kinh hay bơi lội, khả năng giành huy chương ở Olympic trong 20 năm tới là bất khả thi.

 Tiến Minh 39 tuổi vẫn còn phải chiến đấu khi phía sau là khoảng trống mênh mang.  -Ảnh: Ngô Trần Hải An

Đọc tiếp SEA Games 31: Kỷ lục HCV nhưng thiếu chiều sâu

Sau World Cup là đại học

HUY ĐĂNG – TẤN PHÚC 24/3/2022 6:00 GMT+7

TTCTBên cạnh các khoản thưởng tiền tỉ, những lời tán dương không dứt, các cô gái của bóng đá Việt Nam còn nhận một phần quà đặc biệt ý nghĩa sau thành tích giành vé dự World Cup: suất học bổng đại học.

 Đội trưởng tuyển nữ Việt Nam Huỳnh Như. Ảnh: Nguyên Khôi

Với riêng các nữ tuyển thủ ở TP.HCM, có ít nhất hai trường đại học trao tặng học bổng cho họ, là Đại học Hoa Sen và Đại học Công nghệ thông tin.

Đọc tiếp Sau World Cup là đại học

Bao giờ mới đến võ đài chuyên nghiệp?

HUY ĐĂNG 9/3/2022 11:00 GMT+7

TTCTNhững trận đánh triệu USD, dưới ánh đèn rực rỡ và khán đài cuồng nhiệt đầy ắp người… Giấc mơ về võ đài nhà nghề tưởng chừng không còn xa khi Nguyễn Thị Thu Nhi giành đai vô địch thế giới WBO hồi tháng 10 năm ngoái – cột mốc lịch sử của làng boxing chuyên nghiệp Việt Nam.

 Võ sĩ Thu Nhi (Ảnh: NVCC)

 Nhưng rồi chỉ vài tháng sau, “thiên thần đen” đứng trước nguy cơ giã từ võ đài nhà nghề, để trở về đấu võ… nghiệp dư.

Đọc tiếp Bao giờ mới đến võ đài chuyên nghiệp?

Bóng chuyền Việt Nam và SEA Games 31: Đừng đổ tại tiền

NGUYỄN LƯU 24/2/2022 6:00 GMT+7

TTCTThuê HLV ngoại là một câu chuyện dài nhiều tập của thể thao Việt Nam. Chỉ có điều xưa nay dư luận chỉ chăm chăm vào bóng đá mà ít để ý các đội tuyển khác.

Chủ công Từ Thanh Thuận (số 14) là tay đập ghi điểm hàng đầu của tuyển bóng chuyền VN. Ảnh: T.P.

Bóng đá thì khỏi phải nhắc lại, khi trong 27 năm đã qua (tính từ 1995) chúng ta đã dùng khoảng 20 HLV ngoại cho bóng đá nam lẫn nữ. Trong số đó, thành công cũng có, mà thất bại, ồn ào cũng nhiều.

Việc chọn một HLV ngoại cho đội tuyển, không chỉ là bóng đá, là việc không đơn giản. Nó đòi hỏi người đi thuê phải am tường về người mình dự tính thuê, và phải có tiền. Bởi chuyện này cũng không nằm ngoài quy luật thị trường: tiền nào của đó!

Đọc tiếp Bóng chuyền Việt Nam và SEA Games 31: Đừng đổ tại tiền

Phía sau một thất bại…

HUY THỌ 2/1/2022 14:00 GMT+7

TTCTĐội tuyển Việt Nam đã dừng bước ở bán kết AFF Cup trong nhiều nuối tiếc và tự vấn bản thân…

Tại sao đội bóng đại diện duy nhất của Đông Nam Á góp mặt ở vòng loại cuối World Cup khu vực châu Á, chỉ thua những đội hàng đầu châu lục như Nhật, Úc, Arabia Saudi với một bàn cách biệt, nhưng lại thất bại ở AFF Cup?

Trả lời cho câu hỏi này, xin mọi người ghé mắt nhìn qua bên giáo dục một tí: Chúng ta có HCV Olympic toán, vật lý nhưng các học sinh xuất sắc muốn đi đến đỉnh cao của khoa học lại phải ra nước ngoài để tiếp cận một nền giáo dục đi vào thực chất. 

Chanathip trong vòng vây của các cầu thủ Việt Nam. Ảnh: AFP

Đọc tiếp Phía sau một thất bại…