Lưu trữ theo thẻ: Du Học

Chuyện “mốt” du học

Hồ Quốc Tuấn (*)Thứ Năm,  16/11/2017, 20:38 

Không phải cứ trường đại học Việt Nam là tệ và cứ học ở Việt Nam là dở. Ảnh: NGUYỄN NAM

(TBKTSG) – “Phải cho con đi du học vì đại học Việt Nam không tốt”. Đó là một trong những câu tôi nghe nhiều nhất trong chuyến về thăm Việt Nam cuối tháng 10 vừa qua. Từ bạn bè, đồng nghiệp cũ trong ngành tài chính đến người thân hầu như ai cũng có ý như vậy, hoặc nói thẳng hoặc ngấm ngầm. Nhiều người quen của tôi có con mới học lớp 6, lớp 7 đã nói về chuyện đi du học và đại học Việt Nam được đem ra dè bỉu như một lý do chính của việc cho con đi học nước ngoài.

Đọc tiếp trên CVD

Học bổng Hoa Kỳ 2018 – 2019

New York (26/4/2017)

Thân gửi các bạn một số học bổng Hoa Kỳ cho năm học 2018-2019. Trong 3 năm đến, ngân sách Chính phủ Hoa Kỳ giành cho Bộ Ngoại Giao & USAID cắt giảm nhiều nên học bổng Fulbright & Humphrey sẽ bị cắt giảm, học bổng VEF khó có thể tiếp tục.

Các bạn tìm học bổng chương trình Sau ÐH (graduate program) về ngành Xã hội học, Khoa học hay Kỹ sư tại trường đại học, cơ hội nhiều hơn so với nộp đơn vào Fulbright hoặc Humphrey.

Đọc tiếp trên CVD

Cô gái 8X với ước mơ là trưởng đại diện người Việt đầu tiên của UNICEF Việt Nam

Dân trí _ Từng là thủ khoa tốt nghiệp THPT tỉnh Ninh Thuận và giành suất học bổng thạc sĩ toàn phần của Chính phủ Đức (DAAD), Bùi Thị Minh Châu đang cháy hết mình với các hoạt động phục vụ cộng đồng và ước mơ trở thành trưởng đại diện người Việt đầu tiên của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF tại Việt Nam.

 Minh Châu tại lễ tốt nghiệp cao học tại CHLB Đức. Châu là người Việt Nam duy nhất nhận học bổng toàn phần của chính phủ Đức (học bổng DAAD) cho khóa học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý phát triển, niên khóa 2012-2014.
Minh Châu tại lễ tốt nghiệp cao học tại CHLB Đức. Châu là người Việt Nam duy nhất nhận học bổng toàn phần của chính phủ Đức (học bổng DAAD) cho khóa học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý phát triển, niên khóa 2012-2014.

Đọc tiếp trên CVD

Tương lai của Du học sinh Việt Nam – Buổi trò chuyện với GS Kiều Linh, ĐH California Davis tại Hà Nội

Chào các bạn,

Như đã giới thiệu, ngày 17.12 ở Hà Nội, CVD đã tổ chức buổi gặp mặt GS Kiều Linh trò chuyện với Du học sinh tại Hà Nội thảo luận về Tương lai của Du Học Sinh Việt Nam

GS Kiều Linh là chuyên gia nghiên cứu về người Mỹ gốc Châu Á và dành nhiều năm nghiên cứu về người Việt ở Hải Ngoại.

kieulinh_hopmat1-copy

Đọc tiếp trên CVD

Mời tham dự buổi thảo luận: Tương lai của Du Học Sinh trong sự phát triển Việt Nam

[Scroll down for English version]

flyer_kieulinh

Chào các bạn,

Chị Kiều Linh là khách mời trong buổi thảo luận: Tương lai của Du Học Sinh trong sự phát triển Việt Nam do CVD tổ chức.

Chị Kiều Linh là Giáo sư Đại học UC Davis tại Mỹ, là chuyên gia nghiên cứu về người Mỹ gốc châu Á và dành nhiều thời gian nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng Việt kiều.

CVD rất vui khi đón tiếp các bạn tại Hà Nội.

Đọc tiếp trên CVD

Harvard ư ? Những con “Zombie” xuất chúng

  •  WILLIAM DERESIEWICZ
  • RS – Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 17:05

Harvard ư? Những con “Zombie” xuất chúng

Ai chẳng muốn vào Harvard!
Những ngày gần đây, người dân Việt Nam lại được dịp hân hoan khi 1 học sinh trường Ams được Harvard cho học bổng tới 7 tỷ đồng.

Trái với niềm hoan hỉ tột độ khi một nước thế giới thứ ba có người được lọt vào tháp ngà Harvard, William Deresiewicz, từng là giáo sư Anh Văn 10 năm trường đại học danh tiếng Yale, một người không xa lạ gì với các trường đại học tinh hoa và “những con cừu xuất sắc” (Excellent Sheep), đã mang lại cho chúng ta một cái nhìn cận cảnh về“cuộc chạy đua điên rồ” đến các trường Top và những suy tư của ông về“một nền giáo dục đúng nghĩa” trong bài viết được Read Station chuyển ngữ này.

Đọc tiếp trên CVD

Học tiếng Anh cả đời

Chào các bạn,

Có lẽ không đếm được lần thứ bao nhiêu ĐCN nói về chuyện học tiếng Anh, Và mình vẫn cứ nhắc lại.

Học tiếng Anh, Học tiếng Anh, Học tiếng Anh

Bởi vì tiếng Anh rất quan trọng trong cuộc sống của chính bạn! Mỗi người tiếng Anh khá hơn một chút thì trình độ tiếng Anh trung bình của người VN mới tốt lên. Đọc tiếp Học tiếng Anh cả đời

Cựu thí sinh Olympia: Đừng biến chúng tôi thành thế hệ thiếu trách nhiệm

Hoàng Nguyên Vũ (ghi) | 05/12/2015 18:49

Cựu thí sinh Olympia: Đừng biến chúng tôi thành thế hệ thiếu trách nhiệm

SH – Tôi cũng như anh Đăng, chọn con đường trở về vì chúng tôi mong muốn được đóng góp sức mình cho sự phát triển chung của Việt Nam.

Trong quá trình tái hòa nhập với đất nước, sai lầm là không thể tránh khỏi, nhưng đừng biến chúng tôi thành thế hệ thiếu trách nhiệm.

Bùi Thị Minh Châu là một trong những cựu thí sinh của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp khi về Việt Nam làm việc. Đọc tiếp Cựu thí sinh Olympia: Đừng biến chúng tôi thành thế hệ thiếu trách nhiệm

Vietnam’s Book People

A new exodus is taking place from Vietnam.

Vietnam’s Book People
Image Credit: Vietnam National Economics University via Ovu0ng / Shutterstock.com

More than two decades after the emigration of Vietnam’s “boat people” reached its apex, a new exodus is underway. Increasing numbers of university-aged Vietnamese students are pursuing degrees abroad. These new emigrants – who can perhaps be termed “Book People” – see high value in degrees from American, British, and Australian schools. Further, many remain in their host countries after graduation, attracted by high paying jobs matching their skill sets. Two factors can reverse this loss of talent: growth in domestically owned high-value-added industries and continued improvement of domestic universities. These strategies could also be a roadmap for the many countries facing similar emigration challenges.

Continue Reading on CVD

Thư gởi cháu

Quang Nguyễn

Quỳnh Nghi thân mến!

Dõi theo các hình ảnh với vài chia sẻ của cháu trên trang FB mà cháu cứ đều đều đăng lên, ông Bảy thấy bé Quỳnh Nghi chút xíu ngày nào bây giờ lớn thật rồi, khi còn ở trong nước rất ít hoặc chẳng có thông tin gì, vậy mà giờ ở tuốt bên trời Âu mà cứ như là cháu đang ở đâu đây thật gần, phương tiện truyền thông bây giờ thật là tiện lợi cho mọi người, và cháu đã có nhiều cảm xúc với nơi chốn mới mà mình được vinh dự du học.

Ông Bảy có đến sáu đứa cháu đang theo học ở nước ngoài, nhưng chẳng đứa nào dành thời gian chia sẻ tình cảm với mọi người trong gia đình trên mạng như cháu. Đọc tiếp Thư gởi cháu

Giấc mơ du học, sau Harvard rồi… đi đâu?

Cập nhật : 02:00 | 28/07/2014

TVN – Nhiều người cho con đi học không phải vì nền giáo dục ở Tây mà là vì cái sẽ xảy ra tại Việt Nam sau khi một đứa trẻ có bằng Tây trở về, ví dụ “có bằng tây về Việt Nam sẽ tốt”.

du học, giáo dục, phát triển, cơ hội

LTS: Nếu những năm 1970s, 1980s, các thầy bói xem chỉ tay rồi phán “anh, cô có số xuất ngoại” thì người được bói khấp khởi hoặc là trong tương lai sẽ được đi xuất khẩu lao động; hoặc đi học ở Liên Xô và Đông Âu. Trước đó, rất nhiều lớp trí thức Việt được đào tạo bài bản bên Pháp. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, du học sinh Việt đã có mặt trên hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới, nói đủ các ngôn ngữ, du nhập về nước các nền văn hóa, kinh tế khác nhau.

Việc có một hay nhiều đứa con đang du học ở những nước phát triển được coi là tiêu chí thành đạt của các gia đình Việt Nam hiện tại. Xu hướng đang tăng này bắt đầu từ những nguyên nhân nào, sẽ tác động ra sao đến vào sự đổi thay xã hội và nền giáo dục Việt nói chung.

Đọc tiếp trên CVD

Đường đến học bổng Chevening của Hồng Thuận

Posted on 17 hours ago

sinhvienusa“Future leaders (lãnh đạo tương lai), influencers (người có ảnh hưởng), and decision-makers (người ra quyết định)” đấy là ba yếu tố Đỗ Thị Hồng Thuận – cựu sinh viên đại học Ngoại Thương Hà Nội đã chia sẻ khi được hỏi về lý do trở thành một trong những ứng viên xuất sắc được lựa chọn để trao học bổng chính phủ Anh Quốc – Chevening mùa 2015 -2016

Chevening scholars 2015-2016

Học bổng Chevening là một trong những chương trình học bổng lớn nhất dành cho sinh viên Quốc tế. Đây là học bổng hàng đầu của chính phủ Anh Quốc với 1000 suất học bổng hàng năm được trao cho những sinh viên xuất sắc nhất  đến từ hơn 130 quốc gia trên khắp thế giới.

Chương trình học bổng Chevening tạo điều kiện cho những sinh viên quốc tế có cơ hội học tập và nghiên cứu sau Đại học tại các trường học hàng đầu ở xứ sở sương mù. Chương trình học bổng nhằm hướng đến mục tiêu tạo dựng các nhà lãnh đạo tương lai, những người có ảnh hưởng tới cộng đồng và kết nối cộng đồng. Bạn có thể dễ dàng biết thêm thông tin chi tiết và nộp đơn xin học bổng Chevening tại đây: http://www.chevening.org/apply/

Để tìm hiểu những bí quyết giúp Hồng Thuận đạt được học bổng danh giá này để đến Anh học chương trình Applied Human Rights (M.A) tại The university of York, sinhvienusa đã có buổi trò chuyện cùng chị.

Đọc tiếp trên CVD

Học bổng du học Mỹ

1. VEF Fellowship Program for 2015

http://home.vef.gov/details.php?mid=6&cid=362

The Vietnam Education Foundation (VEF) is pleased to announce the 2015 VEF Fellowship Program. The Fellowship application and selection process is open, competitive, and transparent. Applicants do not need to pay any fees to anyone in order to apply or be considered for a VEF Fellowship. Winners are chosen based on individual merit, including academic performance and preparation, intellectual capabilities, English proficiency, and the potential for contribution to scientific education and research. Đọc tiếp Học bổng du học Mỹ

Lựa chọn nghề nghiệp

Chào các bạn,

Khi tốt nghiệp đại học ra trường, bạn có biết ngay là mình sẽ làm nghề gì, và theo đuổi một con đường sự nghiệp như thế nào không?

Ngày còn học ở Đại học Ngoại thương Hà Nội hầu như sinh viên nào ở trường mình cũng vẫn nghĩ về điều này. Trường mình thì nổi tiếng trong khối kinh tế thật đấy, nhưng có “tương truyền”: “Ngoại thương cái gì cũng giỏi nhưng lại không biết giỏi cái gì” :D. Có nghĩa là cái gì cũng biết, cái gì học cũng được, nhưng bảo ra trường làm gì, thì câu trả lời thật khó khăn. Sinh viên trường mình được đào tạo đúng ngành thì làm xuất nhập khẩu, nhưng đa phần thì lại làm ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán, làm kinh doanh, marketing…nói chung là không thiếu lĩnh vực nào, thậm chí trong giai đoạn sốt việc thì làm kế toán cũng được.

Đọc tiếp Lựa chọn nghề nghiệp

Một vài cảm nhận về du học Pháp

Chào các bạn,

Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn chia sẻ của anh Phùng Thanh Cường về những cảm nghĩ sau hai năm du học tại Paris, Pháp. Anh Cường đã về Việt Nam và hiện nay đang làm việc tại Hà Nội.

Cường tự nhận mình viết kém, và cũng nói rằng “search trên mạng thì có nhiều bài viết về du học Pháp khá đầy đủ rồi” nên không viết thành một bài dài như các bài chia sẻ chúng ta vẫn thấy trên Đọt chuối non :). Đây chỉ là những gạch đầu dòng rất mộc mạc và chắt lọc nhất mà bản thân Cường đã rút ra với hi vọng là sẽ giúp các bạn đang có ý định du học nhìn thấy con đường phía trước rõ ràng và trung thực hơn.

Chúc Phùng Thanh Cường và các bạn một ngày say mê,

Hoàng Khánh Hòa

.

Một vài cảm nhận về du học Pháp

Nói chung: Có cơ hội đi nhiều nơi, gặp nhiều người, có cơ hội để trải nghiệm  và kiểm chứng lại những gì mình trước đây mình chỉ được nghe, được dạy. Chưa chín chắn, chưa trưởng thành nhưng tôi tin đã có cái nhìn rộng hơn và khách quan hơn về thế giới bên ngoài.

Du nhiều hơn học

Hiểu được tại sao lại gọi là nước phát triển, nhưng lại là châu Âu già cỗi, nhìn lại thấy Việt Nam mình còn rất nghèo, nhưng đang là nền kinh tế phát triển nhanh và năng động.

Sống ở kinh đô Paris hoa lệ đấy, mọi con phố đều rực rỡ ánh đèn, nhưng cũng có những góc khuất chẳng khác gì khu ổ chuột.

Kích động trước phong cách lãng mạn, nghệ sĩ của người Pháp và kinh ngạc trước sự chuẩn xác đến độ cứng nhắc của người Đức.

Có đi xa mới biết kiến thức ở nhà không áp dụng được nhiều, còn kĩ năng ngôn ngữ thì phải là ưu tiên số 1.

Có đi xa mới biết SVVN đang ở mức độ nào trong mắt bạn bè quốc tế chứ không như báo chí ở nhà ca ngợi.

Quen được nhiều bạn mới, bạn nào cũng giỏi, cũng tài năng. Ở đâu cũng thế, ở Pháp, ở Nhật hay ở Mĩ, SVVN vẫn đang ko ngừng cố gắng.

Xa gia đình, xa bạn bè

Có đi xa mới biết gia đình là quan trọng nhất

Có đi xa mới biết những khoảng tối trong các mối quan hệ gia đình

Có đi xa mới hay chat, hay nói chuyện với các bạn ở nhà.

Xa Việt Nam

Có đi xa  mới biết được một số người ghét giọng bắc kỳ, hiểu và thông cảm với những người của chế độ cũ, những người bỏ nước ra đi và bọn báo chí nước ngoài thì lợi dụng để nói giọng thù địch

Có đi xa mới biết đường sau những đồng tiền gửi về Việt Nam là những ngày lao động vất vả của Việt kiều ở xứ người, đường sau những nụ cười, những bức ảnh gửi về Việt Nam là những giọt nước mắt của du học sinh.

Có đi xa mới biết nhân viên của ĐSQ Việt Nam thì hách dịch, và trong khi đó một người nước ngoài đã ở Việt Nam 10 năm để nuôi dạy các trẻ em mồ côi.

Phùng Thanh Cường