
Dịch sang tiếng Việt: PhạmThu Hương & Trần Đình Hoành
Mục lục >>
Dẫn nhập và Phần 1 >>
Phần 2 (từ Điều 5 đến Điều 8bis) >>
Phần 2 (từ Điều 9 đến Điều 21) >>
Phần 3 >>
Dịch sang tiếng Việt: PhạmThu Hương & Trần Đình Hoành
Dịch sang tiếng Việt: Phạm Thu Hương & Trần Đình Hoành
14/01/2022 09:30
(Pháp lý) – Là một Thẩm phán, làm đến Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nhưng suốt cả cuộc đời gắn bó với hoạt động xét xử ông chưa từng tuyên một bản án tử hình nào, trường hợp nào ông cũng tìm thấy lý do để họ được sống…
Những bản án sinh tử
Mỗi lần gặp Trung tướng Trần Văn Độ, tôi thường hỏi chuyện ông về pháp luật, về các vụ án mà ông đã xét xử hoặc chỉ đạo, ông kể nhiều chuyện, có chuyện rất hay nhưng không tiện công bố. Một trong những ấn tượng khó quên là nhiều vụ án bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình hay bị truy tố về tội danh có hình phạt đến tử hình nhưng qua xét xử, ông đều tìm thấy lý do để không tước đoạt mạng sống của họ.
[PTH: Những âm mưu lũng đoạn thị trường nên bị truy tố hình sự, không chỉ là phạt hành chánh]
Cần thiết có quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực tài chính, khả năng được cấp tín dụng từ ngân hàng tối thiểu bằng với giá khởi điểm của tài sản được đưa ra.
Trần Xuân Tinh (TTXVN/Vietnam+) 13/01/2022 16:59
Liên quan đến việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc khu đất trúng đấu giá tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 13/11, trao đổi với phóng viên TTXVN, nhiều luật sư cho rằng vụ việc tác động xấu, để lại những tiền lệ không tốt đến thị trường bất động sản nếu không có các giải pháp “bịt các lổ hổng” pháp lý liên quan.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Luật sư Trương Hồng Điền, Văn phòng luật sư Xuân Phú (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, phiên đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua được Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đấu giá theo phương thức trả giá lên, đưa ra giá khởi điểm thấp nhất nên trong trường hợp này không có quy định về mức giá cao tối đa.
Cốt lõi trong vụ việc ở Thủ Thiêm là có hay không việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh không đủ năng lực tài chính để tham gia thực hiện đầu tư dự án tại vị trí đấu giá, cũng như có hay không hành vi cố ý trúng đấu giá rồi bỏ cọc, nhằm mục đích thổi giá đất tại khu vực Thủ Thiêm và các dự án bất động sản khác.
Hành vi này làm méo mó thị trường bất động sản, vì sau việc trúng đấu giá đến 2,45 tỷ đồng/m2 sẽ dẫn đến “sốt”giá đất dự án, thị trường rất khó xác định mức giá bất động sản hợp lý. Cơ quan Nhà nước tổ chức các phiên đấu giá đất tiếp theo sẽ chịu áp lực trong việc thẩm định giá quyền sử dụng đất sát với thị trường, để đảm bảo tối đa quyền lợi cho ngân sách nhưng vẫn đảm bảo thị trường bất động sản không bị thổi “bong bóng” và nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vì thấy có lợi nhuận.
Bàn về cơ chế nào kiểm soát năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá, Luật sư Trương Hồng Điền cho rằng, Luật Đấu giá tài sản 2016 chưa có quy định ràng buộc người tham gia đấu giá phải nộp kèm các tài liệu chứng minh năng lực tài chính, khả năng được cấp tín dụng từ ngân hàng. Do đó, đây là lỗ hổng cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Cụ thể, cần thiết có quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực tài chính, khả năng được cấp tín dụng từ ngân hàng tối thiểu bằng với giá khởi điểm của tài sản được đưa ra, cùng với việc chứng minh có khả năng tài chính và khả năng thực hiện dự án nếu trúng đấu giá, phù hợp với quy hoạch tại vị trí có quyền sử dụng đất bán đấu giá. Có như vậy như vậy mới phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 119 Luật Đất đai 2013.
Để lấp chỗ hổng đó, cần thiết sửa Luật Đấu giá tài sản 2016 về nghĩa vụ chứng minh năng lực tài chính để tham gia đấu giá và năng lực thực hiện dự án sau khi trúng đấu giá của người đăng ký tham gia đấu giá.
Nếu chưa thể sửa luật kịp thì có thể căn cứ điểm b khoản 2 Điều 119 Luật Đất đai 2013 yêu cầu người đăng ký tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực thực hiện dự án nếu trúng đấu giá. Điều này sẽ tránh trường hợp doanh nghiệp không có năng lực tài chính, năng lực thực hiện dự án nhưng vẫn tham gia đấu giá với mức rất cao, dẫn tới khả năng trục lợi từ việc tăng nóng giá đất tại nhiều vị trí có dự án bất động sản, làm méo mó thị trường.
Bên cạnh đó, công việc thẩm định giá để đưa ra mức giá khởi điểm phù hợp cũng rất quan trọng, cần được tiến hành công khai, minh bạch và có sự tư vấn từ Hiệp hội Bất động sản.
Về trách nhiệm của ngân hàng thương mại, nếu đồng ý cấp tín dụng cho người tham gia đấu giá, khi xét duyệt cấp tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính, mục đích sử dụng vốn hợp pháp và biện pháp bảo đảm tiền vay.
Đồng thời, phía ngân hàng phải tiến hành thẩm định trước khi quyết định cấp tín dụng, nếu người có nhu cầu cấp tín dụng để tham gia đấu giá và thực hiện dự án không đủ điều kiện như quy định trên thì tổ chức tín dụng không được duyệt cho vay.
“Hiện nay, Tập đoàn Tân Hoàng Minh chưa có văn bản chính thức đối với cơ quan nhà nước Tp. Hồ Chí Minh về việc từ chối kết quả trúng đấu giá. Nhưng nếu việc này xảy ra sẽ dẫn đến việc mất tiền đặt trước theo quy định tại điểm điểu khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016. Trong sự việc trên, nếu Tập đoàn Tân Hoàng Minh từ chối kết quả trúng đấu giá sau phiên đấu giá, quyền sử dụng đất được bán đấu giá sẽ hoàn trả lại cho Trung tâm Quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh quản lý và tổ chức buổi đấu giá công khai tiếp theo,” Luật sư Trương Hồng Điền nêu quan điểm.
Đồng quan điểm, Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nếu người trúng đấu giá đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và hợp đồng mua bán tài sản đấu giá không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng theo Khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá 2016. Đồng thời, người trúng đấu giá bị xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và quy định pháp luật.
[Vụ đấu giá đất ‘bất thường’ ở Thủ Thiêm: Vì sao doanh nghiệp bỏ cọc?]
Nếu trong cuộc đấu giá mới mà có giá thấp hơn kết quả trước đây thì chính quyền có quyền yêu cầu (trong thời hiệu khởi kiện) người trúng đấu giá đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bồi thường số tiền chênh lệch giữa giá trúng đấu giá mới và giá cũ. Chính quyền cũng có quyền yêu cầu bên trúng đấu giá đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thanh toán chi phí phát sinh.
Trước đó ngày 10/1, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Hoàng Minh (có doanh nghiệp thành viên trúng đấu giá lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có tâm thư gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; trong đó, thể hiện việc “xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 Khu chức năng số 3 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm và chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản công.
Tiếp đó vào ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh ra thông cáo báo chí cho biết, sẽ có văn bản chính thức gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để báo cáo và gửi Trung tâm Quỹ đất, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thành phố đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản khu đất nói trên.
Theo đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh, sau khi đấu giá thành công, ban lãnh đạo Tập đoàn đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến phân tích từ cơ quan quản lý nhà nước và dư luận; trong đó, có những ý kiến cho rằng, kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt.
Đặc biệt sau khi tiếp thu ý kiến nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội bất thường vừa qua, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đánh giá và nhận thấy, việc trúng đấu giá với kết quả trên có thể dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung.
Vào ngày 10/12/2021, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá ô đất 10.060 m2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng (tương đương 2,45 tỷ đồng/m2).
Đến ngày 6/1, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo nộp tiền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp đã trúng đấu giá các khu đất trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm; trong đó có Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt.
Theo thông báo của Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát hành thông báo (6/1), người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất. Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày phát hành thông báo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng còn lại.
Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế mà người trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá thì vi phạm hợp đồng mua bán. Khi đó, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thông báo về việc không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá để Trung tâm Phát triển quỹ đất báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban Nhân dân Thành phố hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.
Người trúng đấu giá không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt trước (20% so với giá khởi điểm). Tiền đặt trước này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.
Ông Đặng Quốc Toàn, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến thời điểm hiện tại Thành phố chỉ mới nhận được tâm thư của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, văn bản chính thức (về việc bỏ cọc) phía Thành phố chưa nhận được, khi nhận được sẽ báo cáo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố và thông tin công khai đến cơ quan báo chí./.
Trần Xuân Tinh (TTXVN/Vietnam+)
Trước tình trạng đất nông lâm trường đang quản lý, sử dụng kém hiệu quả, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Đất đai…
Hùng Võ-Minh Thu (Vietnam+) 25/07/2021 14:49 GMT+7
Theo báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc Hội mới đây về thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đến năm 2020, cả nước vẫn còn 58.000 hộ dân thiếu đất ở và 303.578 hộ thiếu đất sản xuất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn tới việc sau gần 30 năm “sắp xếp, đổi mới” rừng vẫn mất, đất đai bị lấn chiếm tranh chấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở mức cào; từ đó đưa ra giải pháp phù hợp ngay trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai tới đây.
Đọc tiếp Cần sớm sửa đổi Luật Đất đai để chặn đứng các sai phạm do quản lý
Ngày Quốc tế Người giúp việc gia đình
ILO –Đã mười năm kể từ khi công ước quốc tế được thông qua, lao động giúp việc gia đình trên thế giới vẫn đang phải đấu tranh để được công nhận là người lao động và là những người cung cấp dịch vụ thiết yếu. Mặc dù Việt Nam đã đạt được bước tiến nổi bật trong khu vực nhờ lao động giúp việc gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động, nhưng thách thức mà Việt Nam hiện phải đối diện chính là việc tuân thủ pháp luật.
Thông cáo báo chí | Ngày 15 tháng 6 năm 2021
Thứ hai, 15/09/2014 10:54 (GMT+7)
(ĐCSVN) – Theo Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, việc trang bị các thiết bị giám sát tại các phòng tạm giam, tạm giữ chưa phải là giải pháp tối ưu và có hiệu quả nếu như không có những con người trung thực, không có một hệ thống tổ chức giám sát việc thực hiện chặt chẽ.
LS Trương Trọng Nghĩa trả lời báo chí. (Ảnh: TH) |
Phóng viên (PV): Với tư cách là luật sư (LS) đồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về tình trạng bức cung, nhục hình trong các cơ quan điều tra hiện nay. Theo ông, con số cơ quan chức năng đưa ra đã phản ánh đúng thực tế hay chưa?
Đọc tiếp Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên
LS. Lê Kiều Trinh(*) – 21/11/2021 09:06
(KTSG) – Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Với ngành tư pháp, số hóa quy trình, thủ tục sẽ từng bước xây dựng hệ thống tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, việc này đang được xem xét một cách kỹ càng.
Sự cấp thiết xây dựng tòa án điện tử
Tòa án điện tử (E-court) có thể hiểu là mô hình ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động tố tụng của tòa án, từ nộp đơn kiện trực tuyến, tống đạt thư điện tử, thu thập chứng cứ…, thậm chí là tổ chức các phiên tòa xét xử trên nền tảng số.(1)
Theo trình tự, thủ tục tố tụng trước đây, đương sự khởi kiện có thể phải đến tòa án nhiều lần để nộp đơn kiện, bổ sung giấy tờ, tài liệu, và tình trạng “ngâm” hồ sơ vụ án là khá phổ biến. Dịch Covid-19 kéo dài, số vụ án càng ứ đọng nhiều hơn ở các cấp tòa án. Giờ đây, nếu cứ khăng khăng giữ nguyên chế độ thụ lý, xét xử vụ án như cũ thì không còn phù hợp tình hình. Trên thực tế, TPHCM đã tổ chức phiên họp với các đương sự trong vụ án thông qua nền tảng trực tuyến(2).
VNE – Thứ ba, 6/7/2021, 20:53
Tổng hợp báo cáo của các cấp ủy, tổ chức Đảng cho thấy, 5 năm qua, có trên 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật.
Ngày 6/7, Ban Nội chính Trung ương và Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực – vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Phát biểu đề dẫn, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh, tham nhũng và tiêu cực có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Tham nhũng là loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản là do suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
19/10/2021 13:50
(Pháp lý) – Thao túng giá chứng khoán đang ngày càng trở nên báo động khi gần đây liên tục các trường hợp tạo cung cầu giả bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phát hiện và xử lý. Đáng nói, mặc dù pháp luật quy định rõ về các trường hợp xử lý hình sự trong vi phạm lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt đối với hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”. Song, số vụ vi phạm bị xử lý hình sự thì không nhiều mà chủ yếu chỉ dừng lại việc xử lý hành chính. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi nếu chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính liệu có đủ sức răn đe trường hợp khác? Liệu có bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ?
22/09/2021 12:44
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ tố tụng các vụ án kinh tế tham nhũng lớn điều tra, xét xử năm 2020, chúng ta có thể nhận diện được các chiêu thức, thủ đoạn điển hình mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là thủ đoạn cấu kết tinh vi giữa doanh nghiệp với những quan chức có thẩm quyền trong việc đấu thầu, chỉ định thầu, ký quyết định mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.
Đồng thời, cũng phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật, từ thiếu những quy định về cơ chế giám sát cơ quan quản lý thầu, nhà thầu… đến bất cập trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu… và quy định thiếu minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất không sát giá thị trường… đã tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, trục lợi. Từ đây, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan chức năng cấp thiết bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…
Tư pháp độc lập – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (kỳ 1)
1. Tư pháp độc lập – một đóng góp lớn của dân chủ tư sản
Trong lịch sử của nhân loại, nhà nước được hình thành cách đây khoảng hơn 5.000 năm, nhưng bộ máy nhà nước được phân quyền mới chỉ được thiết lập cách đây khoảng gần 300 năm, kể từ khi có cách mạng tư sản. Cần phải khẳng định rằng trong những đóng góp cho sự phát triển nhân loại của nền dân chủ tư sản[1], việc hình thành một loại cơ quan xét xử đứng độc lập với các cơ quan nhà nước khác chiếm một vị trí rất quan trọng.
Đọc tiếp Tư pháp độc lập – một số vấn đề lý luận và thực tiễn – 2 kỳ
HILAP – Đỗ Chinh
Đào tạo Luật sư ở Mỹ
Về đầu vào: việc đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo sau đại học, sinh viên luật là những người đã tốt nghiệp đại học – có bằng cử nhân một môn khoa học bất kì. Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh viên đầu vào rất khắt khe, thường lựa chọn những sinh viên thật sự xuất sắc. Những người trúng tuyển sẽ theo học 3 năm tại khoa luật để lấy bằng J.D – ( jurist doctor ) – văn bằng luật cơ bản ở Mỹ. Độ tuổi trung bình cho sinh viên khoa luật tốt nghiệp ở Mỹ là 29, độ tuổi cho con người hoàn thiện về nhân cách và giữ vững lập trường lời nói và hành động.