Nhạc Hướng đạo (Scouting)

Chào các bạn,

Hướng đạo (Scouting), hay còn được biết với tên là Phong trào Hướng đạo (Scout Movement), là một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe để đóng những vai trò xây dựng trong xã hội.

Từ “đạo” trong cụm từ “Hướng đạo” có nghĩa là “đường”; Hướng đạo có nghĩa là “dẫn đường” và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.

Hướng đạo bắt đầu vào năm 1907 khi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong quân đội Anh, tổ chức một cuộc cắm trại Hướng đạo đầu tiên tại Đảo Brownsea ở Anh.

Phong trào dùng Phương pháp Hướng đạo, một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, đi bộ đường dài, mang trang bị sau lưng, và các trò thể thao.

Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1931 bởi Trưởng Hoàng Đạo Thuý tại Hà Nội.

Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thanh Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên,…

Tuy nhiên vì thời cuộc chính trị và chiến tranh, Hướng đạo Việt Nam bị đình chỉ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 và rồi toàn bộ Việt Nam vào năm 1975.

Ở hải ngoại, Hướng đạo Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động từ khi theo đoàn người di tản đến các trại tạm cư như Vịnh Subic (Philippines), Đảo Guam, Đảo Wake, Trại Pendleton (California), Trại Chaffee (Arkansas),… trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến ngày nay tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Đức. Đặc biệt là trong thập niên 1980 Hướng đạo Việt Nam đều có mặt tại các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á.

Hướng đạo Việt Nam trước đây từng là một thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement). Hiện nay mặc dù chưa được cấp phép hoạt động chính thức, các đoàn hướng đạo tại nhiều địa phương vẫn âm thầm sinh hoạt và liên kết với nhau suốt hàng chục năm qua.

(PTH Tổng hợp và biên tập từ Wikipedia Hướng đạoHướng đạo Việt Nam)

Dưới đây là Băng nhạc Hướng Đạo gồm có 2 phần và 3 lời bài hát.

Phần 1 gồm các bài:

1. Hội ca Hướng Đạo Hành khúc – Lưu Hữu Phước
2. Bài ca chính thức ngành Sói – Sói con Việt Nam – Anh Xau
3. Tiếng gọi lên đường – Lời Mai Liệu
4. Bài ca tuyên hứa Sói con Việt Nam – Anh Xau
5. Anh em ta về – Linh mục Cát Lộc

(Sói con là Ấu sinh Hướng đạo, là bé trai và gái ở lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi.)

Phần 2 gồm các bài:

1. Luật sói – Lời Võ Văn Thơm
2. Vui Hướng đạo – Lời Thế Lữ
3. Về Hội Bây – Hương Dinh
4. Đường trường – Võ Văn Thơm
5. Phục Hưng – Hà Dzũng
6. Cây tre

Lời bài hát:

1. Hướng Đạo Hành khúc

Là la lá la la lá là, là là la…
Nâng cao lá cờ Hướng đạo nhuộm oai hùng sáng ngời,
ta cùng đi cùng xây đời mới.
Vui tươi hát ca, đi trên con đường lạ,
chúng ta nguyền thẳng tiến xông pha.
Anh em ơi! Rèn cánh tay sẵn sàng,
anh em ơi! Rèn trái tim vững vàng, tiếng kêu gọi xin ai chớ quên.
Anh em ơi! Kìa nước non đang chờ,
Anh em ơi! Đại nghĩa luôn tôn thờ, chúng ta nguyện kiên tâm tiến lên.
Hướng Đạo Việt Nam đuốc thiêng soi đường,
Hướng Đạo Việt Nam khó khăn coi thường,
Luôn luôn ta bền gan, rèn tâm hồn trong sáng,
Dâng cho nước non nhà,muôn đời điểm tô.
Cho xã hội rạng ngời, chúng ta một lời.

2. Sói con Việt Nam

Vòng quanh đây anh em Sói con bầy Sói nhà Nam vừa khéo vừa ngoan.
Cầm tay nhau anh em hứa sao Sói con gắng sức luôn, hát múa vui, chăm làm.
Cùng nhau chúng ta mắt trông xa bé theo già.
Hù ! Akela chúng em đây mà.

(Akela – huynh trưởng)

5 – Anh em ta về

Anh em ta về, cùng nhau ta sum họp này,
1,2,3,4,5.
Anh em ta về, cùng nhau ta quây quần này,
5,4,3,2,1,
Một đều chân bước nhé,
Hai quay nhìn nhau đi,
Ba cầm tay chắc nhé, Không muón ai chia lìa.
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà,
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca.

Nhạc Hướng Đạo – Phần 01

Nhạc Hướng Đạo – Phần 02

6 thoughts on “Nhạc Hướng đạo (Scouting)”

  1. Cảm ơn Hương.

    Đọc bài này nhớ lại thời sinh hoạt Hướng Đạo, rất vui. Tuổi nhỏ anh hiểu biết, tích cực, và tháo vát nhiều, một phần là nhờ sinh hoạt Hướng Đạo.

    Bài Hướng Đạo Hành Khúc này, bây giờ vẫn còn nhớ nhiều. Hồi đó hát hoài nhưng không biết tác giả là Lưu Hữu Phước. Cũng như bài quốc ca VNCH là bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước. Nhưng hồi đó hai bài này chẳng hề ghi tên tác giả. Bây giờ mới biết tác giả là ai. Có lẽ vì thời chiến tranh Lưu Hữu Phước ở lại miền Bắc làm người Cộng Sản.

    Vậy cũng thấy được là người miền Nam không có máu kỳ thì. Đánh nhau với CS những vẫn dùng nhạc của người CS làm quốc ca, hội ca, vì các bài đó hay. Chỉ giấu tên cho tiện thôi. Nhìn lại thấy người miền Nam thật là dễ thương.

    Like

  2. Em chưa có dịp sinh hoạt Hướng Đạo, nhưng hồi cấp 3 tham gia Đội Công tác xã hội trường Phan Châu Trinh, những sinh hoạt ở đó rất vui, sau này mới khám phá ra những sinh hoạt đó mang dáng dấp của sinh hoạt Hướng Đạo, là một phần của sinh hoạt Hướng Đạo, và anh Đội trưởng Đội CTXH thời đó là một huynh trưởng của Hướng Đạo An Hải, Đà Nẵng.

    Tuổi nhỏ có những sinh hoạt như thế này thật là vui. Em cũng thấy mình tích cực nhiều là nhờ những sinh hoạt như thế này.

    Like

  3. Cảm ơn em chia sẻ.

    Sinh hoạt Hướng Đạo hiện nay vẫn có, nhưng không được VN và quốc tế công nhận chính thức, vì thế chị nghĩ Hướng Đạo hiện tại đang sinh hoạt theo kiểu tồn tại, không phải theo kiểu phát triển.

    Liked by 1 person

  4. Cảm ơn Hương giới thiệu nhạc. Ở châu Âu hiện nay vẫn còn hoạt động Hướng đạo do nhà thờ công giáo tổ chức. Mình rất hay gặp các em học sinh nhỏ đi trên phố trong các hoạt động hướng đạo. Đôi khi gặp các em bán mấy đồ thủ công tự làm gây quỹ

    Like

  5. Ừa Hằng. Ở ĐN mình vẫn thấy nhà thờ và nhà chùa tổ chức hoạt động Hướng Đạo cho các em học sinh.

    Đa số mọi người đều hiểu Hướng Đạo rất tốt cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên.

    Like

Leave a comment