Non-Attachment – Vô chấp

Bản tiếng Việt bên dưới

Non-Attachment

Dear Brothers and Siters,

It seems easy enough to understand what non-attachment means. It means we do not attach ourselves to anything. This seemingly simple idea in theory, however, is difficult in practice, because we human have the habit of attaching to many things in life – name, fame, wealth, position, power, moral rules, church rules, pleasure…

We eat the foods we love, listen to our favorite music, follow our moral norms, enjoy our normal recreations… All these can be attachment. Almost everything we do in a day is our routine, and it is hard to function without a routine. It seems, routine is an attachment. How do we live without attachment?

Attachment is a mental attitude, not a physical action. Touching money, holding money, or even possessing money does not mean attaching to money. We attach to money when we cling to money and become greedy about money — thinking about money constantly, trying to get more money as we can for ourselves, worrying all day about making more money, enjoying having more money just for money’s sake or, further, doing unethical or illegal things just to win more money.

We need money to live, and if we are successful in running a business, money may pour in. We use the money to raise our family and enlarge our business, helping more people be employed and successful, then it is not attaching.

When we start to cross the line from selfless to selfish, we start attaching to money – money by me, of me, and for me.

Non-attachment is a mental attitude. We understand our mind better than anyone, so we usually know if we are attaching to money or not. A good attitude test comes when we lose money: Are we stressed? Or smiling: “Oh, money comes money goes”, or “God gives and God takes away”?

A cavalier attitude, or better yet, Zen calmness, about losing money is a good indication of non-attachment.

The same test goes with everything else in life.

An important point most people miss is that: Attachment is bad even when you attach to goodness. Your political ideals, your moral norms, your religious rules, your ethics… all these are ideas and rules that you follow faithfully, and they could very well be good for you, and good for the world through you. But you can be attaching to them when you believe that they are right and other ways are wrong, that whoever don’t follow them are bad people, or worse, you have to start a bloody revolution to convince other people to follow your path.

Attaching to anything is an attachment. There is no exception.

So you follow your way – your political ideals, your religious rules, your living philosophies – but don’t use it to judge other people.

And we should always be ready to drop your way. Say, now it’s time for your daily prayer, however if your neighbor is sick and need your help to get him to the hospital immediately, then drop your prayer and save him. Non-attachment means dropping when we should drop.

The Heart Sutra says (I capitalize “NO”, and add my annotation in red):

In emptiness there is NO form, feeling, cognition, formation, or consciousness; (these are about five skandhas – ngũ uẩn)

NO eyes, ears, nose, tongue, body, or mind; (six sensing organs – lục căn)

NO sights, sounds, smells, tastes, objects of touch, or dharmas; (six sense objects – lục trần)

NO realm of the eyes, up to and including NO realm of mind-consciousness; (shorthand for: eighteen realms – six realm of sensing organs, six realm of sense objects, and six realms of sense consciousness – 18 giới)

and NO ignorance or ending of ignorance, up to and including NO old age and death or ending of old age and death. (Shorthand for 12 Links of Cause and Effect – thập nhị nhân duyên)

There is NO suffering, NO accumulating, NO extinction, NO way, (short hand for 4 Noble Truths – Tứ Diệu Đế)

NO understanding and NO attaining. (no Enlightenment and no attaining Enlightenment – Giác ngộ)

Above is a list of almost all Buddhist teachings. The Heart Sutra negates all Buddhist teachings? What does that mean?

That means we should eventually have to drop all teachings, total non-attachment, and be back to our original mind/heart: Learning every teaching but not attaching to any teaching.

Wish you all non-attachment.

Metta,

Hoành

 

Vô Chấp

Chào các bạn

Có vẻ rất dễ để hiểu vô chấp là gì. Nghĩa là, ta đừng chấp (bám) vào điều gì. Tuy nhiên, điều có vẻ giản dị trên lý thuyết này lại rất khó trong thực hành, bởi vì loài người chúng ta có thói quen chấp vào rất nhiều thứ trên đời – tên tuổi, danh tiếng, tài sản, địa vị, quyền lực, luân lý, luật đạo, vui thích…

Chúng ăn món ta thích, nghe nhạc ta chuộng, theo các quy tắc đạo đức của ta, hưởng thụ các giải trí thường xuyên của ta… tất cả những thứ này đều có thể là chấp. Hầu như tất cả mọi điều chúng ta làm trong ngày đều là hoạt động thường nhật, và rất khó sống nếu không có các hoạt động thường nhật này. Vậy, hình như các hoạt động thường nhật đều là chấp. Làm sao ta sống mà không chấp?

Chấp là một thái độ của tâm trí, không phải là một hành động vật lý. Sờ tiền, cầm tiền, và ngay cả có tiền đều không có nghĩa là chấp vào tiền. Chúng ta chấp vào tiền khi ta bám vào tiền và trở thành tham tiền, luôn luôn nghĩ tới tiền, cố kiếm thêm tiền cho mình, cả ngày lo lắng về việc kiếm tiền, thích thú có tiền chỉ để có tiền hoặc, xa hơn, làm các chuyện phi đạo đức hay phi pháp chỉ để được thêm tiền.

Chúng ta cần tiền để sống, và nếu ta thành công trong kinh doanh, tiền có thể ào vào, chúng ta dùng tiền để nuôi gia đình và mở rộng kinh doanh, giúp thêm nhiều người có công việc và thành công, thì đó không phải là chấp. Khi chúng ta vượt lằn ranh giữa vị tha sang vị kỷ, chúng ta bắt đầu chấp – tiền do tôi, của tôi, và cho tôi.

Chấp là một thái độ của tâm trí. Chúng ta hiểu tâm trí chúng ta hơn ai cả, cho nên chúng ta thường biết mình có đang chấp vào tiền hay không. Một test thái độ sẽ đến khi ta bị mất tiền: Ta bị stressed? Hay mỉm cười: “Ô, tiền đến tiền đi”, hay “Chúa cho Chúa lấy”? Một thái độ ung dung, hay hơn nữa, tĩnh lặng của Thiền, về chuyện mất tiền là một dấu hiệu tốt của vô chấp.

Test này có thể dùng với mọi thứ trên đời.

Có một điều quan trọng nhiều người không biết là: Chấp vẫn xấu kể cả khi bạn chấp vào điều tốt. Lý tưởng chính trị của bạn, quy luật luân lý của bạn, lề luật tôn giáo của bạn, đạo đức của bạn… tất cả những điều này là khái niệm và luật lệ bạn tuân theo triệt để, và chúng có thể tốt cho bạn, và, qua bạn, tốt cho thế giới. Nhưng bạn có thể chấp vào chúng khi bạn tin rằng chúng đúng và những đường khác là sai, rằng ai không theo chúng là người xấu, hay tệ hơn nữa, bạn phải phát động một cuộc cách mạng đẫm máu để thuyết phục những người khác phải đi theo đường bạn.

Chấp vào bất kì điều gì đều là chấp. Không có ngoại lệ.

Cho nên, bạn cứ theo đường bạn – lý tưởng chính trị của bạn, luật lệ tôn giáo của bạn, triết lý sống của bạn – nhưng đừng dùng đường bạn để phán đoán người khác.

Và chúng ta nên luôn sẵn sàng để ngưng con đường của mình. Ví dụ, bây giờ là giờ bạn cầu nguyện mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu anh hàng xóm bị bệnh và cần bạn giúp đưa vào bệnh viện tức khắc, thì hãy ngưng cầu nguyện và cứu anh ta. Vô chấp có nghĩa là ngưng cách của mình khi mình nên ngưng.

Bát Nhã Tâm Kinh nói (Mình in các từ “VÔ”, và thêm giải thích của mình màu đỏ):

Không trung VÔ sắc, VÔ thọ, tưởng, hành, thức; (trong không chẳng có sắc, chẳng có thọ, tưởng, hành, thức – đây là nói về ngũ uẩn)

VÔ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; (chẳng có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý – lục căn)

VÔ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; (chẳng có màu sắc, âm thanh, hương thơm, vị nếm, xúc cảm, và các pháp – lục trần)

VÔ nhãn giới, nãi chí VÔ ý-thức-giới, (chẳng có nơi để nhìn, cho đến chẳng có nơi để ý thức – nói tắt, 18 giới: 6 giới của lục căn, 6 của lục trần, 6 của lục thức)

VÔ vô-minh, diệc VÔ vô-minh tận, nãi chí VÔ lão tử, diệc VÔ lão tử tận; (chẳng có vô minh, cũng chẳng có chấm dứt vô minh; cho nên chẳng có già chết, cũng chẳng có chấm dứt già chết – nói tắt, thập nhị nhân duyên)

VÔ khổ, tập, diệt, đạo; (chẳng có khổ, nguyên nhân khổ, sự diệt khổ, và con đường diệt khổ – Tứ Diệu Đế)

VÔ trí diệc vô đắc (chẳng có trí tuệ, cũng chẳng có đạt – Giác ngộ và đạt Giác ngộ)

Vô là “không có”. Bên trên là danh sách hầu như toàn bộ phật pháp. Bát Nhã Tâm Kinh xóa hết phật pháp hay sao? Vậy có nghĩa là gì?

Có nghĩa là, một lúc nào đó, chúng ta phải xóa hết giáo pháp, hoàn toàn vô chấp, và trở về với tâm nguyên thủy của ta: Học mọi pháp nhưng không chấp vào pháp nào.

Chúc các bạn vô chấp.

Từ bi,

Hoành

10 thoughts on “Non-Attachment – Vô chấp”

  1. Khi ta chấp, ta sẽ bất an?
    Khi ta có bình an, tĩnh lặng trong tâm, là ta đã vô chấp?

    Có phải vậy không, anh Hoành?

    Like

  2. Em chào anh Hoành,

    Em là sinh viên vừa học xong, đang chờ lấy bằng tốt nghiệp. Em dự định ở nhà ôn lại kiến thức chuyên ngành một chút để đi tìm việc làm, nhưng em chấp vào nhiều thú vui của bản thân quá, khoảng hơn 1 tháng qua hầu hết thời gian ngày qua ngày đều trải qua vô ích, em thường lướt youtube, facebook, game online mà ít khi giành thời gian học tập. Ngành học của em em cũng rất thích, nhưng có vẻ mấy cái thú vui trên Internet kia còn hấp dẫn hơn khiến em thường nghĩ đến nó.

    Em nghĩ nếu loại bỏ được cái chấp này thì em sẽ học tập tốt lắm và xin dc công việc tốt nữa. Em đã cố gắng gạt bỏ nó: như lên list việc cần làm, đi ra ngoài, đi đá bóng một chút nhưng cũng ko thay đổi gì nhiều.

    Em đang khá trầm cảm, vì em đang nghĩ người thân ở chung với em nghĩ em là người hơi bị vô dụng khi ngày qua ngày ko làm gì, cộng với một số chuyện nhỏ khác. Em phải làm sao để thoát khỏi mấy cái chấp thú vui Internet này anh nhỉ, chắc là em đang bị nghiện rồi.

    Em cảm ơn anh,

    Like

  3. Anh Thảo,

    Từ “bất an”, nếu hiểu theo nghĩa không có cảm giác bình an, thì chưa chắc là chấp thì không có bình an. Các vị tôn giáo cuồng tín chẳng hạn, đương nhiên là chấp vào tôn giáo của họ kinh khủng, vẫn luôn cảm thấy bình an, kể cả khi đi giết “kẻ thù”.

    Nếu dùng từ “xung động” thì chính xác hơn bất an. Xung động là thiếu tĩnh lặng. Yes, chấp thường làm cho mình bị xung động, thiếu tĩnh lặng. Nếu mình chấp vào tôn giáo của mình, mìn sẽ thiếu tĩnh lặng với các tôn giáo khác hay với người không tôn giáo.

    Khi ta tĩnh lặng, hoàn toàn không bị xung động về hướng nào, thì đó là vô chấp đã cao độ

    Mến,

    Hoành

    Like

  4. Anh chào Đức,

    – Em phải làm sao để thoát khỏi nấy cái chấp thú vui Internet này em nhỉ?

    Anh chẳng thể ưởng tượng được mấy thú vui này là mấy anh cai tù, cầm roi đánh, và xích xiềng em lại. Em không có cai ngục thì anh chẳng biết ai là cai ngục, nếu không là chính em.

    – Anh chăc chắn là nếu có ai đó đi theo em kè kè với cây súng trên đầu em và nói: “Chú mày mà rờ vào computer để tốn thời gian và không làm việc gì lợi ích cho đời, thì ta sẽ tặng chú một viên tức thì”, thì có lẽ em sẽ tìm ra ngay việc hữu ích để làm.

    Đừng hành động như sứa, cứ nghĩ là mình chẳng thể làm gì được. Nếu em muốn làm thì ai cản em, trừ em?

    – Thế giới có triệu thứ cần người làm – đường sá bẩn thỉu đầy rác, trẻ em thất học đường phố, người bệnh không ai thăm, trẻ em không đủ tiền đi học, các sinh viên cần cơ hội học tiếng Anh, các thanh niên muốn cơ hội chơi thể thao thường xuyên cho khỏe người, ĐCN khuyến khích người viết bài và dịch bài… Em thử dẹp computer, rồi ngồi thêm vào danh sách này một tháng liền, xem em có thể kể đến thứ 100 nghìn không?

    Em muốn làm việc gì thì cù rủ bạn bè cùng làm. Và em sẽ phải là điều phối viên (coordinator) cho nhóm đó. Điều phối viên là từ khiêm tốn cho người làm lãnh đạo mà không muốn chức danh lãnh đạo. Người nào thích việc nào và khởi xướng việc đó, thì bắt buộc phải là điều phối viên lúc đầu, vì sẽ chẳng ai khác muốn.

    Làm như thế em sẽ được hai điều lợi:

    – Em làm được điều trong lòng em muốn làm.
    – Em sẽ học được nghệ thuật lãnh đạo từ zero.

    (Đừng hỏi anh em sẽ lãnh đạo thế nào. Anh chỉ có một câu trả lời: Em làm gì mà đến giờ gặp nhau hằng tuần, hay hằng ngày, mọi người có mặt là được).

    – Đừng lo chuyện làm có tiền hay không. Thường là những việc có lợi nhất cho thế giới là những việc không có lương hay lương rất thấp.

    Rồi từ từ em sẽ thấy có thêm cơ hội tìm việc làm trong công ty. Nhưng đây là chuyện phụ, chuyện chính là em phải đào tạo em thành người đáng phục trước.

    Những điều anh kể ra đây có khó không? Thực sự là dễ hơn ăn cháo, nhưng em sẽ không biết dễ thế nào cho đến lúc em đã đi một đoạn đường một thời gian.

    a. Hoành

    Liked by 1 person

  5. Em cảm ơn anh Hoành. Rủ thêm bạn quả là một cách hay, vừa thêm tự tin ko ái ngại tham gia hoạt động vừa rèn luyện thêm kỹ năng điều phối nho nhỏ. Có lẽ em nên tìm một hoạt động có ích cho xã hội nào đó!

    Like

  6. Hi Đức,

    Đừng nói có lẽ. Ở đời “có lẽ” thường là “không bao giờ.” Tập ăn nói chắc chắn như tướng cầm quân. Quân không muốn đi theo tướng xìu xìu ển ển.

    Nói: “Em sẽ”. Hay tốt hơn, thêm thời gian vào đó: “Em sẽ bắt đầu ngày mai.”

    Trước khi làm gì chắc chắn thì phải biết suy nghĩ chắc chắn và nói năng chắc chắn.

    (Điều này lại càng đúng khi tìm bạn gái. Đừng nói: “Có lẽ tôi sẽ theo cô ấy.” Nói: “Tôi sẽ theo cô ấy rất nghiêm chỉnh, chăm chỉ, và chân tình.” Thích mình không là việc của người ta (như là người ta đã có người đặt cọc rồi. Nhưng theo nghiêm chỉnh hay không, phải là việc của mình trước).

    A. Hoành

    Liked by 1 person

  7. Thưa anh Hoành,
    Từ khi em đọc Đọt Chuối Non, em cảm thấy các bài viết giúp em rất nhiều và em cũng muốn giúp người khác, để họ có cơ hội đọc được những kiến thức hay ho nên đã share nhiều bài qua Facebook. Xuất phát điểm của em là thế. Khi bạn bè hỏi em đang tu hay sao mà share những bài có nội dung tựa tựa vậy, và em vô tư nói rằng em đang tu, sau đó em chợt nghĩ lại hình như em đang khoe, và chấp vào điều tốt như anh đề cập trên bài này. Và em nghĩ lại nữa có lẽ mình nên tập trung vào thực hành thay vì nói như thế trên mạng xã hội. Nhưng em chợt nhận ra ranh giới giữa cái tốt và cái xấu thật mỏng manh. Làm thế nào để mình không dễ sa ngã vậy anh?
    Với lại em muốn hỏi thêm là khi mình yêu một người là mình sẽ đối xử đặc biệt hơn với người ấy hơn những người khác một chút, như vậy có phải mình đang chấp vào người ấy không anh?
    Em cảm ơn anh.
    Uyển Đào

    Like

  8. Hi Uyển Đào,

    Tất cả mọi tư duy và hành động của em trên đời đều không có công thức cho ý nghĩa. ví dụ: Nếu em bố thí và khoe rùm lên báo để được tăm tiếng thì đó là chấp và tham. Nếu em bố thí mà nói rùm trên báo để kêu gọi bà con giúp em một tay, như là đóng tiền hay hiện vật hay sức lực để cùng em làm việc từ thiện, thì đó chẳng là chấp, chẳng là tham, mà là làm từ thiện. Bụng em em biết. Người khác nghĩ sao cũng được, chẳng cần đính chính.

    Đôi khi nói cho mọi người biết mình đang tu cũng tốt, vì điều công bố bắt em phải giữ “lời hứa”, cố tu cho tử tế. Hồi trước, hơn 20 năm trước, khi anh bỏ hút thuốc, anh nói cho mọi người biết anh đang bỏ thuốc, để anh không còn đường rút (rút thì thiên hạ cho rằng mình là chuyên gia nói xạo).

    Về yêu người là mình sẽ đối xử đặc biệt hơn những người khác một chút, đó là chuyện thường. Anh cảm thấy anh yêu tất cả mọi người rất chân thật, nhưng chắc chắn là anh hành xử với bà xã anh đậm đà hơn một người ngoài đường, vì bản chất của sống chung và gần gũi tự nhiên phải vậy. Lần nữa, bụng em em biết, không có công thức cho ý nghĩa.

    Chúc em ngày vui.

    A. Hoành

    Liked by 1 person

Leave a comment