Mary Magdalene xức dầu thơm cho Jesus

Chào các bạn,

Chúa nhật này, 16.4.2017, là lễ Phục Sinh (Easter), là ngày lễ quan trọng nhất trong Kitô giáo (Công giáo—Catholicism, Chính thống giáo–Orthodox, và các giáo phái Tin lành—Protestantism).

Tuần trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh (Holy Week), tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá cho đến hết ngày thứ Bảy Tuần Thánh.

Chúa nhật Lễ Lá (Palm Sunday) vừa rồi, 9.4.2017, là ngày bắt đầu Tuần Thánh, là bắt đầu thời điểm mà người ta gọi là Passion of Christ – Sự Thương Khó của Chúa Jesus, bắt đầu từ lúc vào thành Jerusalem trong vinh quang, ăn bữa tối với các môn đệ, vào vườn Gethsemane đau đớn đến rỉ máu khi cầu nguyện, bị bắt, bị phán xử, bị đánh đập, vác thánh giá, và hành hình.

Passion, ở nơi khác có nghĩa là tình yêu, đam mê, ở đây có nghĩa là Thương Khó. Anh Hoành có bài về Passion of Christ ở đây.

Nhân dịp lễ Phục Sinh, mình có suy niệm về Passion of Christ trong John 12. Chương này có ba phần:

– Phần đầu là Mary Magdalene rửa chân Jesus bằng dầu thơm và dùng tóc của mình để lau. Đây là cảnh romantic nhất trong Thánh kinh. Trong đoạn này Jesus có nói dầu thơm này là dùng cho lễ an táng (tức là nói trước cái chết của mình).

– Cảnh Jesus vào thành Jerusalem trong vinh quang, dân chúng cầm lá dừa (palm tree – có thể là chà là) chào đón.

– Jesus tiên đoán cái chết của mình.

Dưới đây là comment của mình về đoạn Mary Magdalene xức dầu thơm cho Jesus (John 12:1-11).

Truyền thống chính thức của các giáo hội Kitô giáo thì chỉ nói đến ba chị em, Mary Magdalene, chị Martha, và em trai Lazarus, là gia đình rất thân thiết với Jesus. Lazarus là người trước đó đã được Jesus cứu sống lại sau khi đã chết hơn 3 ngày. (John 11:1-44).  Chính trong lúc đến nhà ba chị em để cứu sống Lazarus mà Jesus quá cảm xúc vì thấy mọi người quá khóc thương cho người chết, và “Jesus khóc”, với câu văn nổi tiếng là ngắn nhất trong Thánh kinh, chỉ có hai từ, và là câu được rất nhiều người chiêm nghiệm và bình giải:  “Jesus wept” (John 11:34).

Tuy nhiên có truyền thống văn hóa không chính thức, cho rằng Mary Magdalene là đệ tử số một và là người yêu của Jesus. Tin Mừng Mary (Gospel of Mary), là cuốn Tin Mừng không được các Giáo hội Kitô giáo chấp nhận chính thức, có khuynh hướng mô tả Mary là đệ tử lớn nhất và có thể là người yêu của Jesus, và hiểu nhiều điều các đệ tử khác không hiểu. Truyền thống này được nhắc đến trong truyện và phim Mật mã Da Vinci – The Da Vinci Code.

Chúc các bạn Tuần Thánh an lành.

***

Jesus Anointed at Bethany

12 Six days before the Passover, Jesus came to Bethany, where Lazarus lived, whom Jesus had raised from the dead. Here a dinner was given in Jesus’ honor. Martha served, while Lazarus was among those reclining at the table with him. Then Mary took about a pint[a] of pure nard, an expensive perfume; she poured it on Jesus’ feet and wiped his feet with her hair. And the house was filled with the fragrance of the perfume.

But one of his disciples, Judas Iscariot, who was later to betray him,objected, “Why wasn’t this perfume sold and the money given to the poor? It was worth a year’s wages.[b]” He did not say this because he cared about the poor but because he was a thief; as keeper of the money bag, he used to help himself to what was put into it.

“Leave her alone,” Jesus replied. “It was intended that she should save this perfume for the day of my burial. You will always have the poor among you,[c] but you will not always have me.”

Meanwhile a large crowd of Jews found out that Jesus was there and came, not only because of him but also to see Lazarus, whom he had raised from the dead. 10 So the chief priests made plans to kill Lazarus as well, 11 for on account of him many of the Jews were going over to Jesus and believing in him.

John 12:1-11 New International Version (NIV)

Jesus được xức dầu thơm tại Bethany

1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Jesus đến làng Bethany, nơi anh Lazarus ở. Anh này đã được Jesus cho sống lại từ cõi chết.2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Jesus; cô Martha lo hầu bàn, còn anh Lazarus là một trong những người cùng dự tiệc với Người.3 Cô Mary lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Jesus, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.

4 Một trong các môn đệ của Jesus là Judas Iscariot, kẻ sẽ nộp Người, liền nói:5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? “6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.

7 Jesus nói: “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng thầy.8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn thầy, anh em không có mãi đâu.” 

9 Một đám đông người Do Thái biết Jesus đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Jesus, mà còn để nhìn thấy anh Lazarus, người đã được Người cho sống lại từ cõi chết.10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh Lazarus nữa,11 vì tại anh mà nhiều người Do Thái đã bỏ họ và tin vào Jesus.

 

***

Chương này mình nghĩ về chuyện tình giữa Jesus và Mary Magdalene. Tại sao John lại chọn và ghi chép câu chuyện đó, giữa muôn vàn câu chuyện đáng được chọn và ghi chép để “anh em tin rằng Đức Jesus là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người” (John 20:31)?

Chắc hẳn John – người “môn đệ được Jesus yêu”  – hiểu Mary Magdalene có ý nghĩa trong cuộc đời Jesus đến thế nào.

Dĩ nhiên Jesus là người có ý nghĩa với Mary. Nhưng ngược lại, Mary cũng rất có ý nghĩa với Jesus. Mary có thể đã mang đến cho Jesus một tình yêu cụ thể. Và nhờ tình yêu cụ thể với Mary đó, Jesus có thể cảm nhận rõ hơn tình yêu trừu tượng với Cha trên trời và thể hiện tình yêu cụ thể với các môn đệ và mọi người xung quanh.

Dĩ nhiên Jesus đã có tình yêu rồi, không cần phải nhờ một tình yêu nhỏ bé cụ thể nào để có thể biết một tình yêu rộng lớn trừu tượng vì chính Jesus là tình yêu. Nhưng đây có thể là một chi tiết rất người của Jesus. Rằng nhờ Mary như một ngọn lửa mồi làm chất xúc tác mà tình yêu có sẵn bên trong Jesus như được bùng lên và cháy rực hơn.

Nếu vậy thì Mary rất có ý nghĩa trong cuộc đời Jesus. Có lẽ vì vậy mà John đã chọn một câu chuyện rất romantic của hai người để lưu truyền cho đời sau. Và chọn câu chuyện xảy ra đúng thời điểm bắt đầu Passion of Christ – Sự Thương Khó của Chúa Jesus, có lẽ để nhấn mạnh thêm chút nữa ý nghĩa của Mary – nàng có mặt tại thời điểm bắt đầu của Passion of Christ. Nàng xức dầu cho Jesus như là cử chỉ chia tay và mai táng Jesus (John 12:7). Và như thế, nàng có mặt trong mọi thời điểm trong Passion of Christ: từ lúc bắt đầu, đến khi diễn ra và kết thúc. Nàng thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời Jesus.

John chọn một câu chuyện romantic của hai người đúng thời điểm bắt đầu Passion of Christ, một phần vì ý nghĩa của Mary, một phần khác có lẽ vì Jesus.

John – người “môn đệ được Jesus yêu” – có lẽ hiểu trái tim Jesus lúc đó – trái tim đang hướng về người con gái đang dùng tóc nàng lau chân Jesus sau khi rửa bằng dầu thơm. Có lẽ đây là khoảng khắc hiếm hoi mà sự có mặt của Jesus không phải để cho tình yêu (bằng cách giảng đạo, chữa bệnh, làm người chết sống lại…), mà để nhận tình yêu. Đây có lẽ là khoảng khắc hiếm hoi Jesus tận hưởng tình yêu từ thế gian. (Hiếm hoi so với các chuyện đã xảy ra khác trong đời Jesus trong Bible.)

Jesus đã trình bày cho chúng ta hiểu thế nào là tình yêu. Và tình yêu ở đây là việc đón nhận tình yêu. Tình yêu không chỉ cho mà còn nhận. Nhận vì tình yêu của người cho, không phải vì nhu cầu của người nhận. Đón nhận tình yêu cũng là một biểu hiện của tình yêu.

John có lẽ rất hiểu Jesus nên đã chọn ghi chép một câu chuyện có nhiều ý nghĩa như vậy. Và có lẽ còn có nhiều tầng ý nghĩa nữa mà chúng ta sẽ còn nhiều dịp khám phá.

In Christ.

Thu Hương

6 thoughts on “Mary Magdalene xức dầu thơm cho Jesus”

  1. Cám ơn chị đã chia sẻ câu chuyện lãng mạn này. Chúc chị mùa giáng sinh nhiều yêu thương 🙂
    Em Thi

    Like

Leave a comment