Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Tỳ Bà” – Bích Khê & Phạm Duy

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Tỳ Bà” của Thi sĩ Bích KhêNhạc sĩ Phạm Duy.

Thi sĩ Bích Khê (1916-1946) tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường Luật.

Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước. Nội tổ của ông là ông Lê Trọng Khanh, đỗ Cử Nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868) và làm quan đến chức Viên Ngoại Lang Viện Cơ Mật. Thân sinh ông là ông Lê Quang Dục, cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du và các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu thế kỷ 20,…

Thuở nhỏ, Bích Khê học tiểu học ở Phước Lộc và Đồng Hới, học trung học ở Huế, rồi ra Hà Nội học ban Tú Tài nhưng nửa chừng bỏ dở.

Thi sĩ Bích Khê.
Thi sĩ Bích Khê.

Năm 1931, 15 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường Luật, Ca Trù. Năm 1934, cùng người chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết học thêm và mở trường dạy học tư. Năm 1936, chị Ngọc Sương bị mật thám Pháp bắt, trường đóng cửa, ông trở lại quê nhà.

Năm 1937, ông bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, ông lại ngược xuôi trên một chiếc thuyền quanh các ngả Sa Kỳ – Trà Khúc. Năm 1938, ông lại cùng chị Ngọc Sương (khi ấy đã được thả) vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa.

Năm 1941, ông dạy học ở Huế. Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở về Thu Xà thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, và qua đời ngày 17 tháng 1 năm 1946. Ông thọ 30 tuổi.

Trước khi đến với Thơ Mới, một thời gian dài (1931-1936), Bích Khê đã viết Ca Trù, thơ Đường Luật, và đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Người Mới… Sau 1937, ông chuyển hẳn sang làm “Thơ Mới” do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ yểu mệnh này…

bichkhe_Tinh Huyết

Các sáng tác của Bích Khê gồm:

“Tinh Huyết” (1939): tác phẩm duy nhất ra đời khi ông còn sống và rất được người yêu thơ chú ý.

Bốn tập thơ và một tập tự truyện chưa xuất bản, gồm:

“Tinh Hoa” (sáng tác từ 1938 đến 1944)

“Mấy Dòng Thơ Cũ” (tập hợp khoảng 100 bài thơ Đường Luật đã đăng trên các báo từ 1931-1936)

Người lưu giữ thơ Bích Khê đầy đủ nhất là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn “Đời Bích Khê”. Năm 1975, ông cho in “Thơ Bích Khê” (Nhà xuất bản Nghĩa Bình, 1988) và “Bích Khê Tuyển Tập” (Hà Nội, 1988)…

“Dị Khúc” – gồm 10 bài phổ từ những bài thơ nổi tiếng của Bích Khê: “Nghê Thường”, “Tranh Lõa Thể”, “Tôi Chết Rồi”, “Sầu Lãng Tử”, “Hoàng Hoa”, “Thi Vị”, “Một Cõi Trời”, “Mơ Tiên”, “Tỳ Bà”, “Huế Đa Tình”.

bichkhe_ĐB

Thi phẩm “Tỳ Bà” (Thi sĩ Bích Khê)

Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

bichkhe_Dị Khúc

Thi khúc “Tỳ Bà” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

Nàng ơi tay đêm đang giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha mầu thu trên trời
Sương lam phơi mầu thu muôn nơi.

Vàng sao im im trên hoa gầy
Tương tư ôi người thôi qua đây
Năm xưa ôi nàng quên câu thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu : Em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi

Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu, lên Cung Thương
Tôi không bao giờ quên yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang…

Nàng ơi tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha mầu thu trên trời
Sương lam phơi mầu thu muôn nơi.

Vàng sao im im trên hoa gầy
Tương tư ôi người thôi qua đây
Năm xưa ôi nàng quên câu thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Thu ôm muôn hồn lên phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu : Em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông

Dưới đây mình có bài:

– Phạm Duy dị với Bích Khê

Cùng với 1 clip về thơ của Bích Khê ảnh hưởng Thơ Mới, và 3 clips tổng hợp thi khúc “Tỳ Bà” do các ca sĩ xưa và nay diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh Đình Dzũ.
Nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh Đình Dzũ.

Phạm Duy dị với Bích Khê

(Nguyễn Khắc Ngân Vi thực hiện)

NKNV: Chào nhạc sĩ Phạm Duy. Dị khúc Bích Khê – tên mà ông đặt cho CD mới nhất của mình có ý nghĩa gì ạ?

PD: Tôi chọn ra 10 bài thơ của thi sĩ Bích Khê để phổ thành nhạc và đặt tên là Dị khúc Bích Khê. “Dị” ở đây vừa mang nghĩa bình dị, vừa là quái dị. Có rất nhiều bài thơ của Bích Khê làm người ta tưởng có gì đó quái dị, nhưng thật ra nó rất bình dị và ngược lại. Bích Khê làm thơ theo lối gán ghép, tượng trưng nên phải tinh tế lắm mới hiểu được ý thơ của ông ấy. Thơ Bích Khê nói nhiều đến tính dục. Hơn bảy chục năm trước mà dám nói về những điều bị coi là cấm kỵ như thế, Bích Khê không “dị” chứ là gì nữa?

NKNV: Sao ông tự tin cho rằng mình hiểu Bích Khê đến vậy?

PD: Từ trẻ tôi đã mê Bích Khê rồi. Tôi thương những con người sinh ra trên đời bị thuyết “tài mệnh tương đố” đeo bám như: Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Bích Khê… Riêng Bích Khê, tôi thích cách ông nói về chuyện ân ái: “Vàng sao nằm im trên hoa gầy”. Và tôi nhận thấy, ông xem việc bước vào cõi chết giống như được lên tới thiên đường vậy.

NKNV: Mê là một chuyện, hiểu lại là chuyện khác. Hay ông nhận thấy giữa ông và Bích Khê có điểm tương đồng?

PD: Cũng có thể gọi đó là thần giao cách cảm. Thứ nhất là việc Bích Khê dám nói về vấn đề xác thịt. Mấy chục năm sau thời Bích Khê, có một Phạm Duy cũng dám nói về vấn đề ấy. Kế đến, cuộc đời Bích Khê gắn liền với cái giường bệnh, nhưng ông ấy đã viết ra bài Sầu lãng tử. Điều đó chứng tỏ Bích Khê luôn khao khát được đi. Còn tôi, tôi đi suốt đời.

NKNV: Sau Minh họa truyện Kiều, Trường ca Hàn Mặc Tử là Dị khúc Bích Khê, hình như thời gian gần đây ông chú tâm toàn bộ vào việc phổ nhạc cho thơ?

PD: Nếu muốn viết về quê hương đất nước, tôi phải đi đây đó. Nếu muốn viết về tình yêu, tôi phải có đàn bà. Bây giờ tôi đi không được, mà cũng chẳng có người đàn bà nào bên cạnh, nên tôi tập trung phổ nhạc cho thơ.

NKNV: Ông có thể diễn giải rõ điểm khác biệt của Dị khúc Bích Khê so với những tác phẩm trước không ạ?

PD: Dị khúc Bích Khê là cột mốc tôi vượt được chính mình. Lúc trước tôi thường làm nhạc theo lối ngũ cung, giản dị lắm. Tới Dị khúc Bích Khê tôi làm theo lối thất cung, giai điệu của nó có vẻ u hóa hơn. Mặc dù vẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc như sáo, đàn tranh… này kia, nhưng những âm giai Tây phương đa dụng làm nhạc của tôi khác đi, âm vực cũng rộng hơn. Một điểm khác biệt lớn nữa là trong Dị khúc Bích Khê, phần nhạc lấn át phần lời.

NKNV: Những điểm khác biệt đó đang lôi cuốn ông?

PD: Thật ra trước đây tôi từng làm vài bài nhạc theo lối thất cung, ví dụ bài Đường chiều lá rụng. Ai cũng hiểu, số ít thì không thể gây được phong trào. Hoàn thành Dị khúc Bích Khê, tôi có cảm giác nhiều tác phẩm trước của mình giống như loại tranh mộc bản, tranh tàu hay loại tranh trắng – đen đơn giản. Những cái mới, nó chính là thứ tranh rực rỡ của Paul Cézanne, của Pierre Auguste Renoir, của hội họa đương thời.

Nói về mới – cũ, với tôi, Dị khúc Bích Khê là mới. Còn việc người khác có thấy nó mới hay không thì tôi chịu chết!

NKNV: Phải chăng vì sự mới ấy mà nhiều người nhận định, nhạc của Phạm Duy ngày càng kén người nghe?

PD: Quy luật đúng thế thôi! Trên hành trình của tôi, tôi luôn tìm kiếm cái mới. Vả lại, nhạc của tôi kén người hát hay kén người nghe thì tôi cũng chịu. Tôi có sự tự do của người nghệ sĩ, không gì sai khiến được.

NKNV: Công việc sáng tác của ông ở tuổi 92 có gì khác so với thời trai trẻ?

PD: Chẳng khác gì cả. Tôi vẫn là tôi, một kẻ lãng tử. Tôi viết nhạc không có chương trình, thích thì làm thôi. Bài nào làm xong mà thấy dở là tôi bỏ ngay.

NKNV: Ngoài viết nhạc, ông còn dành thời gian vào công việc nào khác không?

PD: Tôi đang viết một cuốn sách, được hơn nửa rồi. Cuốn sách là tập hợp giai thoại về những bài hát của tôi: Làm ở đâu, vì ai mà làm…

NKNV: Khi một người bắt đầu viết hồi ký hay sắp xếp gọn ghẽ lại những thứ đã qua, đó có phải chính là lúc họ chuẩn bị đón nhận cuộc ra đi?

PD: Chẳng thể có chuyện một người 92 tuổi mà chưa từng nghĩ qua cái chết. Hôm nay, tôi đang yếu đi rất nhiều. Nhưng nếu còn đủ hơi sức thì tôi vẫn muốn viết nhạc.

NKNV: Xin thứ lỗi, vậy nếu phải chết, ông muốn cái chết của mình sẽ ra sao?

PD: Chết một cách tự nhiên. Tôi nghĩ, tôi chết cũng như sống thôi, vì gia tài để lại của tôi nhiều lắm. Một trăm năm nữa, nếu người ta vẫn hát bài Tình ca với câu Tôi yêu tiếng nước tôi, 999 bài còn lại, người ta quên cũng được.

Và, mồ của tôi sẽ nằm trên môi những người hát nhạc Phạm Duy.

NKNV: Cám ơn nhạc sĩ đã chia sẻ.

“Bích Khê (1916-1946) là một trong những thi sĩ thuộc trường phái tượng trưng xuất hiện ở Việt Nam vào những năm ba mươi, bên cạnh Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Tập thơ Tinh Huyết của ông đã làm rúng động văn đàn lúc bấy giờ khiến thi sĩ họ Hàn phải gọi đó là “những đóa hoa thần dị”. Trước hết, tôi thấy thơ Bích Khê là sự giao lưu giữa thơ cổ và thơ hiện đại, giữa kiến trúc, nghệ thuật, âm nhạc và hội họa. Đặc biệt, trong lối tạo hình, ông sử dụng một phương pháp mới: Phương pháp cách gián. Sau Hồ Xuân Hương, có thể nói Bích Khê là người tiêu biểu trong việc xưng tụng xác thịt và cái đẹp lõa thể. Ông khác những thi nhân cùng thời ở chỗ, ông xem cõi âm ty không phải là địa ngục mà là thiên đường. Đối với Bích Khê, cái chết chính là giới hạn cuối cùng để thăng hoa trở về sự sống cùng tâm hồn chưa từng hết cuồng say. Thêm điểm nổi bật nữa là thơ Bích Khê dựa trên âm bằng nên chất nhạc trong thơ ông đổi hẳn cung bậc, không còn giống thơ cổ điển, mà lại khác biệt thơ mới.
Bích Khê có trên 60 bài thơ ca ngợi những mảng đặc sắc của đời sống. Dường như không có bất kỳ câu chuyện gì để tôi soạn nhạc ngoài những hình tượng khác thường. Vào một ngày mùa xuân năm nay, tôi đã hoàn tất 9 bài, cộng với 1 bài đã phổ từ năm 1969. Tất cả nằm trong một hợp khúc có tên gọi Dị khúc Bích Khê, bao gồm: Nghê thường, Sầu lãng tử, Huế đa tình, Tì bà, Thi vị, Mơ tiên…”. (Nhạc sĩ Phạm Duy)

bichkhe1

Tỳ bà của BÍCH KHÊ

(Bùi Huyền Tương)

Tỳ Bà (Bích Khê – 1916-1946)

Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

TÌNH TANG
TÔI NGHE NHƯ TÌNH LANG…

Bài Tỳ bà của Bích Khê thể hiện sự mới lạ, dựa trên tinh thần Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị – Một tác phẩm có sự giao thoa giữa cảnh sắc và âm nhạc trong bút pháp thần diệu với những lời tuyệt tác: “ Cung đàn trọn khúc thanh tao/ Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây/ Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt/ Một vầng trăng trong vắt lòng sông” (Tỳ bà hành diễn nôm, bản dich của Phan Huy Thực).

Tuy dựa vào tinh thần của Tỳ bà hành, nhưng Tỳ bà của Bích Khê đã thay đổi toàn diện bối cảnh, cấu trúc âm nhạc, cấu trúc hình ảnh để tạo nên thi phẩm có sự giao lưu giữa thơ cũ và thơ hiện đại. Bích Khê đã sử dụng thi pháp khá mới lạ lúc bấy giờ. Và từ đó đến nay, có khá nhiều người theo thủ pháp này. Nhưng xem ra ít người thành công được như ông.

Trước hết, đây là bài thơ dùng toàn vần bằng. Lối bình thanh này đã tạo ra âm hưởng buồn sâu lắng, cảm giác trong nhẹ dễ thăng hoa. Cảm giác lâng lâng trộn hòa nhiều cảm xúc ấy như dẫn dụ hồn người vào cõi xa xăm mơ hồ đầy quyến rũ. Để rồi như lạc vào cõi mộng với bao thi vị. Và cấu trúc âm nhạc trong bài thơ dựa vào âm bằng đã tạo ra âm thanh nổi thật quyến luyến, thiết tha về cõi xa mờ không thể nào dứt bỏ: Vàng sao nằm im trên hoa gầy / Tương tư người xưa thôi qua đây/ Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề/ Hoa vừa đưa hương gây đê mê.

Về mặt tạo hình, Bích Khê đã dùng thủ pháp cắt dán. Các hình ảnh được cắt dán rồi xếp cạnh nhau, nhưng chẳng dính dáng gì với nhau: Vàng sao nằm im trên hoa gầy . Vàng sao, hoa gầy hai thực thể vô tri lại nằm im trên nhau, ngỡ như thi nhân đã tạo ra câu thơ “vô nghĩa”! Điều này hiếm thấy trong thơ ca xưa nay. Bích Khê đem hình ảnh sao vàng ( ở trên trời) xuống cho “nằm im” trên hoa gầy (ở dưới đất).

Theo tôi, sao và hoa là hai hình ảnh (có thể là biểu tượng) cho sự vượt tài, sự ngưỡng vọng và ái mộ của con người được đặt gần nhau tạo ra bức tranh nhiều ấn tượng. Bức tranh ấy chỉ gây cảm xúc mà không mô tả. Vì vậy đã tạo cho người đọc, không thấy rõ hiện tượng mà chỉ thấy hình tượng: Vàng sao nằm im trên hoa gầy rồi mơ hồ nhận ra một ấn tượng nào đó để tự mở ra trường liên tưởng theo chiều kích khác nhau, theo dòng cảm xúc khác nhau. Phải chăng, đấy cũng là phương pháp tượng trưng trong thơ Bích Khê.

Cùng đi tới mục đích diễn tả “mây mưa” trong quan hệ tình ái, Bích Khê làm động tác cắt dán. Còn Hàn mặc Tử lại làm động tác tưởng tượng: Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối. Nguyễn Gia Thiều lại dùng biện pháp ẩn dụ: Bóng gương lồng bóng đồ mi chập chờn. Như vậy cường độ cảm xúc trong “việc” ấy của mỗi thi nhân có phần khác nhau.

Khi đọc đến câu: Tương tư người xưa thôi qua đây thì trường liên tưởng được hé lộ, chứ không phải mở toang. Âm hưởng buồn thương như được khơi gợi trong lòng người đọc. Và nhà thơ đã đảo lộn trật tự thời gian để tạo ra nghịch cảnh, nghịch lí chăng? Vì với câu trên Vàng sao nằm im trên hoa gầy mô tả sự khắng khít xác thịt. Còn câu dưới: Tương tư người xưa thôi qua đây lại vừa đang yêu: Tương tư, vừa tan vỡ: người xưa thôi qua đây. Vốn dĩ trong tình yêu thường đi qua giai đoạn: tương tư, rồi khắng khít, rồi vì lí do nào đó lại chia xa. Nhưng ở đây tác giả lại viết theo hướng đảo lộn.

Theo tôi, sở dĩ có sự đảo lộn ấy, là vì thi nhân đã bị ám – ngộ, rồi chiêm vọng bởi những cuộc tình thi vị và thủy chung đi qua đời ông như Song Châu, Bích Thủy, Ngọc Kiều… Rồi khát khao tìm về như vẫn còn khắng khít. Điều này tôi thử làm một phép trắc nghiệm đọc ngược đoạn thơ và cả bài thơ, như ngược dòng thời gian tìm về một thuở để cùng thi nhân đang đi vào cõi mộng.

Nói cách khác, bằng nghệ thuật cắt dán, Bích Khê đã tạo ra bức tranh, lấy hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đôi lứa từ cõi xa mờ về lại rất gần. Rồi tương tư, rồi chiêm vọng, rồi hoài tưởng. Thi nhân đã tạo ra tri giác xa mà gần, gần mà xa và thực mà ảo, ảo mà thực quyện hòa. Điều này dễ nhận ra khi đọc hai câu thơ: Vàng sao nằm im trên hoa gầy/ Tương tư người xưa thôi qua đây một cách liền nhau.

Đồng thời, nhiều người vẫn đồng ý rằng, không nên đọc thơ Bích Khê như thơ cổ điển hay thơ mới. Mà nên đọc thơ ông như đang xem tranh khi ấn tượng, khi lập thể, khi siêu thực, khi từu tượng. Và khi bước vào thơ Bích Khê như lạc vào cõi mộng đầy huyền diệu và quyến rũ. Khi nhập thân vào cõi mộng, con người hoàn toàn tin vào sự tồn tại khách quan của những ảo huyền do mình tưởng tượng ra. Vì vậy, nếu theo quan điểm này thì “nàng” có thể là người yêu, có thể là nàng thơ. Và không thể cho rằng “hoa gầy” làm sao“ đưa hương đê mê”. Bởi thơ Bích Khê đem đến sự hưởng lạc cho trí, hưởng lạc cho tâm, Đấy là trực giác của tưởng tượng và trực cảm của lãng mạn: Tôi qua tim nàng vay du dương/ Tôi mang lên lầu lên cung Thương/ Tôi không bao giờ thôi yêu nàng/ Tình tang tôi nghe như tình lang.

Thế rồi cái âm hưởng tình tang cứ quyện hòa trong tình lang. Để rồi thi nhân thốt lên: Tôi không bao giờ thôi yêu nàng. Cái tình xưa cứ ám gợi, cứ mê hoặc rồi miên man trong lòng thi nhân, rồi khát khao kiếm tìm trong mộng tưởng. Và cái xa xăm, huyền hồ, ẩn giấu những khát vọng và sự sùng mộ lớn nhất của con người đấy là “Đào Nguyên”. Dẫu là mộng tưởng nhưng cảm giác xa xăm lại rất rất gần gũi cứ thôi thúc thi nhân kiếm tìm “Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi”. Đoạn thơ như chùng xuống, gây mềm lòng người đọc bởi sự khát khao trong thi vị: Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi/ Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi/ Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi/ Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi.

Tất cả chỉ còn trong mộng. Nỗi buồn như đã định vị, đã nhập sâu trong lòng thi nhân kể từ những cuộc tình xa, những nỗi đau bệnh hoạn chăng? Và từ đó ý niệm “buồn” đã dịch chuyển từ cõi lòng thi nhân đến “lưu cây đào tìm hơi xuân” rồi dịch chuyển theo vòng tuần hoàn của mùa trong trời đất: Buồn sang cây tùng thăm đông quân. Dòng cảm xúc ấy vẫn đi theo trực giác tưởng tượng và trực cảm lãng mạn theo chủ nghĩa siêu thực. Thế rồi lại rơi vào thảng thốt: Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.

Cây đào, cây tùng vừa mang biểu tượng cho mùa, vừa mang ý niệm siêu việt. Qua nỗi lòng thi nhân cũng nhóm lên nỗi buồn: “Buồn lưu cây đào”, “buồn sang cây tùng”. Giờ lại: “buồn vương cây ngô đồng”. Như vậy ý niệm “buồn” cứ miên man trong lòng thi nhân. Nhưng cái buồn ấy không bi lụy mà sang trọng trong cõi vô thường.

Ngô đồng. Loại cây đại diện cho sự quý phái, vương giả. Thực tế ngô đồng thường đứng đơn điệu, chơi vơi một mình. Tuy vậy vẫn tạo ra phong thái thanh tao dịu dàng. Khi đến mùa cây trổ hoa sắc tím như buồn vương trên cao, như tạo nên nỗi bâng khuâng lơ lửng trên bầu trời xứ Huế. Và khi mùa hoa nở, lá rụng càng nhiều. Những chiếc lá vàng khẽ khàng bay trong gió mà gieo vào lòng người bao cảm xúc.

Bích Khê đã từng học tập, dạy học ở Huế. Ông đã chiêm cảm được điều này. Giờ những chiếc lá vàng rơi trong chiều gió xa xăm hiện về trong tâm thức, cùng nỗi riêng mà ông nhận ra sắc vàng mang mang trời đất và chỉ có sắc vàng và vàng dệt nên Thu mênh mông. Một cách cảm nhận mùa thu quá đỗi tuyệt vời trong rất ít ngôn từ. Chỉ hai câu thơ thôi mà Bích Khê đã vẽ nên một mùa thu man mác buồn. Nỗi buồn của thi nhân trước cõi phù trầm dâu bể, mà trở về với linh ngã. Chính vì vậy Hoài Thanh khi đọc đến những dòng thơ này đã hết lòng xưng tụng: “Tôi gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam”: Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”.

(BÙI HUYỀN TƯƠNG – Trường THCS Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)

oOo

Ảnh hưởng thơ Pháp trong Thơ Mới và thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử:

 

Tỳ Bà – Danh ca Thái Thanh:

 

Tỳ Bà – Ca sĩ Tấn Minh:

 

Tỳ Bà – Ca sĩ Camille Huyền:

 

19 thoughts on “Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Tỳ Bà” – Bích Khê & Phạm Duy”

  1. Chi Phuong oi!
    Bai tho Ty Ba cua Bich Khe em da doc qua nhieu lan. Lan dau tien, nam 13 tuoi, em doc tho Bich Khe va bai tho Ty Ba. Khi do, em khong hieu ro lam ve y tho, chi cam nhan cac cau tho rat sinh dong va tuong hinh. Chac do con be qua, em chua hieu y tu tho Bich Khe. Em yeu thich nhung dong tho lang man cua Thai Can, Han Mac Tu, cac bai tho sinh dong, day suc song cua Bang Ba Lan hon.
    Va bay gio, doc lai bai Ty Ba cua Bich Khe, em cam nhan Bich Khe trai rong noi buon, nho , tuong tu rat thi vi.
    Dau Mua Thu, Hoa Sao nho li ti, vang ruc mot mau, rung day duong, cay cang lon, hoa rung cang nhieu. Cac con duong trong cay sao deu vang het ca mat dat. Hoa sao co mot mui huong rat ky la, cho toi bay gio, sau may chuc nam em van cam thay mui hoa Sao vuong vit moi do Thu ve.

    Vang sao nam im tren hoa gay
    Tuong tu nguoi xua thoi qua day
    Oi nang nam xua quen loi the
    Hoa vua dua huong gay de me

    Nguoi xua khong con buoc tren con duong day hoa sao nua, huong hoa nong nan lam cho noi nho dang trao.
    Chi co o ben canh nguoi yeu, tam hon hung phan nhu ngan giai dieu du duong, cho den bay gio xa cach roi tam hon van rung dong ngot ngao khi nghi toi nguoi xua.

    Mua Xuan, nhin hoa Dao no ruc ro, vay ma van buon
    Mua Dong, nhin cay Tung dung ngao nghe mot minh, cam thay rat buon va co don.
    Va mua Thu, la Ngo Dong doi mau, vang ruc mot vung Thu menh mong, man mac va da diet buon ( ghien Buon luon roi chi, co vay y tho moi tuon ra lai lang duoc)

    Em cam nhan bai tho dien ta noi nho rat thanh thuan, co the moi nguoi cam nhan mot khac, khong giong nhau hihi…

    Chuc anh chi va ca nha DCN mot nam moi tran day niem vui va an sung cua Thien Chua

    Em-QNhu

    Like

  2. WOW ! WOW ! WOW ! Nàng thơ Quỳnh Như của chị thật đầy ý thơ và tình thơ lai láng… Chị xin ngiêng mình cảm phục trong niềm vui tràn đầy. Hèn lâu rồi chị mới được nghe ý thơ lãng mạn thích thú như thế. 🙂 🙂 🙂

    “Tỳ Bà” của thi sĩ Bích Khê xưa giờ được biết đến với văn phong thể hiện sự mới lạ nhưng lại kết nối giao lưu giữa Thơ cũ và Thơ mới cho nên mỗi đọc giả cảm nhận một cách khác nhau là chuyện thường tình Như ạ.

    Hình như chị thấy nhiều nàng/chàng thơ phải ghiền “Buồn” thì hồn thơ mới trào ra lai láng được hay sao á Như ơi. Mà có lẽ nhờ thế mà quý vị mới để lại cho đời những vần thơ tuyệt tác cho em, chị, và mọi người cùng thưởng thức trong thú “Buồn”. Chị chờ đọc thơ của em đó nha.

    Rất cám ơn em luôn chúc lành cho anh chị và nhà chuối. Cũng vậy, em và gia đình luôn sống trong ân sủng của Chúa và Đức Mẹ, Như nhé.

    Chị Phượng XOXO

    Like

  3. Em xin tặng chị thơ con cóc, vi là thơ con cóc nên nhảy lung tung, câu thơ cũng sượng sùng:

    Tỳ Bà Thi khúc tương tư mãi
    Đường cũ hoa vàng bước chân ai
    Ngô Đồng rụng lá buồn mong nhớ
    Thu mênh mông quá Bích Khê thơ.

    🙂

    Chúc anh chị vui vẻ, bình an

    Em-QNhu

    Like

  4. Như ơi,

    Hay quá. Cám ơn em nhiều đã không để chị chờ. Chị thích nhất là hai câu này:

    Đường cũ hoa vàng bước chân ai
    Ngô Đồng rụng lá buồn mong nhớ

    Em cũng luôn an lạc nha.

    Chị Phượng XO

    Like

  5. Em cám ơn chị đã khen cho em lên tinh thần. Cau cuối cùng em thay gượng ép quá. Đổi thành câu :

    Ngô Đồng rụng lá buồn mong nhớ
    Muôn thuở Tình Lang vẫn đợi chờ!

    Chị thấy được không ạ?

    Ngày 01 Feb 2016, em có một appointment rat quan trọng. Em xin anh chị hiệp thông cầu nguyện với em, để kết quả được tốt đẹp mỹ mãn ạ.

    Em xin chúc anh chị mọi sự tốt lành!

    QNhu

    Like

  6. Được lắm Như ạ. Câu em chuyển đổi mang hình ảnh của Tình Lang đợi chờ muôn thuở trong mong nhớ. Rất lãng mạn.

    Anh chị sẽ hiệp lòng cầu nguyện cho em Feb 1, 2016 này. Bắt đầu ngay ngày hôm nay.

    Ân phúc Thiên Chúa luôn ở cùng em và gia đình, Như nhé.

    C. Phượng XOXO

    Like

  7. Anh Hoanh, chi Phuong quy men!
    Em that cam dong khi loi xin hiep thong cau nguyen cua em duoc anh chi don nhan ngay lap tuc. Day la mon qua Nam Moi quy nhat cua Anh chi danh cho em. Em cam thay Thien Chua luon sap dat cac Thien Than hien dien dau do trong cuoc song de san sang giup do minh trong nhung luc can thiet.
    Em rat vung tam vi co anh chi cung hiep thong cau nguyen voi em.
    Em xin chuc anh chi luon vung vang, hanh phuc va binh an trong an sung cua Thien Chua

    Em- Quynh Nhu

    Like

  8. Anh chị sẽ luôn ở bên cạnh em và cầu nguyện cho em. Em yên lòng Như nhé.

    Cám ơn em chúc lành cho anh chị. Bình an Thiên Chúa luôn ở cùng em và gia đình.

    Anh chị Hoành Phượng XOXO

    Like

  9. Da, em cam on anh chi. Em dang sua soan di, khoang 1h30′ nua la em se gap officer. Em nguyen xin Chua va Me Maria luon di cung em, day bao em trong moi tinh huong. Xin hiep y voi em a.
    Em xin chuc anh chi mot ngay tot lanh va day an sung cua Thien Chua

    Quynh Nhu

    Like

  10. Em xin cam on anh chi Hoanh Phuong da cau nguyen va chuc lanh cho em. Cam on Thu Huong da chuc chi mot ngay tot lanh va ket qua tot dep.
    Em da nhan duoc giay to voi ket qua my man nhu minh mong uoc.
    Xin anh chi va Thu Huong cung chia vui voi em. XOXO
    Quynh Nhu

    Like

  11. Tuyệt quá chị Như!

    Ban đầu em nghĩ: “Không biết bây giờ cầu nguyện còn kịp không?” Nhưng em cứ nhắn tin và cầu nguyện đến chị.

    Bây giờ có kết quả rồi thật vui quá. Em chúc mừng chị ạ.

    Em tặng chị bó hoa.

    Like

  12. Em cam on anh chi Hoanh Phuong da chia vui voi em.
    Chi cam on Thu Huong, da cau nguyen cho chi, bay gio con tang chi bo hoa qua dep. Cam on Chua da chuc lanh va nhan loi cau nguyen cua chung ta.
    Xin Chua do tran an sung cua Ngai xuong cho anh chi, cho Thu Huong va cho tat ca moi nguoi trong gia dinh DCN. Amen
    XOXO
    Quynh Nhu

    Like

Leave a comment