Không đồng ý với Thầy!

Chào các bạn,

Trong một team làm việc với bạn, với thầy hoặc với sếp boss của, có một điều rất tự nhiên và thường xảy ra là việc bất đồng ý kiến với bạn, với sếp với thầy.

Việc không đồng ý với Thầy cũng đôi khi khiến mình cảm thấy khó chịu hơn ấm ức (ở trường thì thầy cũng là boss trực tiếp của mình). Vì nhiều khi là có những việc thầy có quyền và có khả năng không đồng ý với ý của mình. Khác với việc chỉ tranh luận chung chung với bạn.

Tuy nhiên, có một điều mình muốn chia sẻ với các bạn. Khi có chuyện không đồng ý với thầy, với sếp thì hãy tĩnh lặng và khiêm tốn để xem lại thực sự là chuyện gì. Có phải không đồng ý với thầy vì mình chưa hiểu thầy, chưa hiểu ý thầy hay là việc communication truyền thông chưa tốt hay là mình chưa đủ khiêm tốn, chưa tĩnh lặng để lắng nghe cho kỹ.

Có khi làm việc, tuần trước thầy nói một kiểu bảo mình làm theo. Và tuần sau thầy nói là: “Tao sai rồi, đổi thành làm thế này đi” thì mình lại làm lại, mặc dù mất công một tẹo. Hoặc đang làm việc này, thầy nói, boss nói dừng hết lại làm việc khác gấp hơn.

Mất thời gian hơn một tẹo nhưng đó cũng chỉ là một kinh nghiệm và phép thử lặp lại cho mình có kinh nghiệm làm việc hơn. Điều này khác với việc là mù quáng, chấp nhận làm theo những gì phi pháp, phi đạo đức mà người tự cho quyền là “thầy” hay là sếp của mình bảo mình làm. Để nhận ra điều này chúng ta phải thật khiêm tốn và tĩnh lặng để nhìn ra được cái tâm thật của một người thầy hay sếp cũng như là bạn của mình.

Có những thứ thậm chí là có khi mình biết chắc là thầy mình không đúng hay thầy mình hiểu lầm. Hoặc có những điểm thầy không biết bằng mình nhưng mình không cần phải lấy đó làm điều thất vọng hay bực bội. Và tuyệt đối đừng bao giờ càu nhàu, buôn chuyện sau lưng hay than thở đằng sau lưng rằng ổng thế nọ, ổng thế kia, ổng sai thế nọ thế kia.

Vì một điều rằng thầy mình, boss mình cũng như một người bạn của mình vậy sẽ không phải là người biết tất cả, và cũng không phải là người không bao giờ sai lầm, hay tính nhầm trong việc nào đó… Bạn có thể giỏi hơn thầy, kiến thức nhiều hơn, hay sáng tạo hơn thầy ở chỗ nào đó nhưng một điều chắc chắn là thầy và boss có nhiều kinh nghiệm hơn mình để giúp cho mình làm việc thuận lợi hơn, đỡ mệt hơn tránh va vấp. Và nhiều khi là thầy cần bảo vệ mình cho những việc mình chẳng biết gì lơ nga lơ ngơ mà cứ lao vào làm vừa thiệt, vừa mất công mất sức và không có hiệu quả gì cả.

Chúc các bạn khiêm tốn và tĩnh lặng.

Thu Hằng

4 thoughts on “Không đồng ý với Thầy!”

  1. Hi Thu Hằng

    Mình rất tâm đắc điều chia sẻ này của Hằng”… Bạn có thể giỏi hơn thầy, kiến thức nhiều hơn, hay sáng tạo hơn thầy ở chỗ nào đó nhưng một điều chắc chắn là thầy và boss có nhiều kinh nghiệm hơn mình để giúp cho mình làm việc thuận lợi hơn, đỡ mệt hơn tránh va vấp.”

    Cảm ơn và chúc Hằng tuần mới an Lành

    Matta Xuân Lành

    Like

  2. Cảm ơn chị Thu Hằng đã chia sẻ một khía cạnh rất hay trong quan hệ thầy trò. Thi thoảng e cũng gặp phải tình huống này, và vẫn đề thường là do communication chưa tốt,hi.

    Chúc chị Hằng và mọi người tuần mới nhiều niềm vui nhé

    e.Điển

    Like

  3. Cảm ơn Điển. Bài này mình có ý nhấn mạnh khiêm tốn và tĩnh lặng. Khi có đủ khiêm tốn và tĩnh lặng thì sẽ lắng nghe tốt hơn, diễn đạt tốt hơn hay nói cách khác communication sẽ tốt hơn. Kinh nghiệm của mình cho thấy nếu mình thiếu tĩnh lặng thì communication sẽ không tốt trong tất cả các quan hệ

    Chúc Điển vui 🙂

    Like

  4. Cảm ơn bài viết của Hằng.

    Mỗi khi có bất đồng gì với xếp, đừng quan tâm xếp đúng hay sai mà xem đó là cơ hội để mình thực hành: Khiêm tốn và Tĩnh lặng. Nhìn sâu vào bản chất vấn đề: thực sự xếp muốn giúp mình hay là muốn thể hiện quyền lưc…

    Like

Leave a comment