Trực giác

Chào các bạn,

Thỉnh thoảng mình có cảm xúc này. Mình có cảm tưởng là mình rất gần các bạn, tất cả mọi bạn đã từng đọc bài của mình. Mình có cảm tưởng là mình có một nối kết chặt chẽ với các bạn đến mức mình có thể cảm nhận được trái tim của mỗi bạn ở mức độ rất sâu sắc. Đó là một cảm giác cho mình rất nhiều bình an, như là đang nằm trong một đồng cỏ, giang tay giang chân, ngắm những lọn mây lờ lững trời xanh.

Mình nhận biết rằng đây là điều mà các thánh tăng hay nói: Ta cảm được ta đang với vũ trụ là một, là Không; hay như các thánh nói: chúng ta nối kết nhau chặt chẽ vì mọi chúng ta đều là anh chị em trong Thiên chúa.

Mình chia sẻ điều này với các bạn, vì những điều chúng ta đọc như là một tư tưởng của suy luận, thì thực ra là một trực giác – nhận biết trực tiếp – một kiến thức đến với ta trực tiếp, không qua suy tư hay lý luận, điều mà mình dùng từ “cảm xúc” hay “cảm tưởng” để giải thích.

Các bạn, trực giác của chúng ta rất quan trọng. Trực giác (intuition) là kiến thức thật, bằng nhận thức trực tiếp của ta, không thông qua lý luận. Ví dụ: Tôi thấy mặt trời, tôi biết là có mặt trời, chẳng có lý luận gì hết.

Tôi biết là có Thượng đế vì tôi cảm nhận được rõ ràng Thượng đế trong tôi, hay trong cây cỏ trước mặt tôi. Chẳng phải là suy nghĩ.

Tôi biết là tôi và mọi người kết nối nhau làm một, vì tôi cảm nhận được điều đó trong tôi. Chẳng phải là lý luận.

Các bạn, nói/viết một câu thì chỉ cần vài phút. Các bạn chỉ cần đọc một câu nào đó trong một bài, và mang câu đó vào bài của bạn đang nói/viết.

Nhưng để trải nghiệm một câu, để có được trực giác về điều câu đó nói, có thể bạn tốn vài năm hay cả đời.

Trực giác đó mà về chuyện lớn, chuyện tinh yếu của Phật pháp, như là Không, Niết Bàn…, thì ta nói là “hốt nhiên đại ngộ” (bỗng nhiên thấy lớn). Hoặc nếu ta trực nhận được Thiên chúa trong ta, thì đó là Thánh linh/Thánh thần khai mở /mặc khải tâm trí ta.

Thiên hạ thường lảm nhảm nhiều điều lấy từ sách vở, mà không đợi đến khi mình đã xong trải nghiệm và trực giác rồi hãy nói. Thực sự là nếu bạn đã sâu sắc đủ, bạn sẽ nhận ra khi nào một người đã trực nhận, đã ngộ, hoặc chỉ lập lại câu nói của ai đó như vẹt. Chính vì vậy mà thầy biết khi nào học trò đã ngộ, và khi nào học trò chỉ lập lại câu trả lời của người khác.

Trải nghiệm một điều để nhận được trực giác về điều đó là việc thực hành tu tập.

Chúc các bạn luôn tu tập để có được trực giác.

Mến,

Hoành

© copyright 2015
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

10 thoughts on “Trực giác”

  1. Em cam on Anh Hoanh ve bai viet nay. Em cam nhan cau noi nay that chinh xac :

    ‘Thiên hạ thường lảm nhảm nhiều điều lấy từ sách vở, mà không đợi đến khi mình đã xong trải nghiệm và trực giác rồi hãy nói. Thực sự là nếu bạn đã sâu sắc đủ, bạn sẽ nhận ra khi nào một người đã trực nhận, đã ngộ, hoặc chỉ lập lại câu nói của ai đó như vẹt. Chính vì vậy mà thầy biết khi nào học trò đã ngộ, và khi nào học trò chỉ lập lại câu trả lời của người khác’

    Em xin chuc Anh Chi va ca nha DCN mot tuan moi tot lanh

    Em – QNhu

    Like

  2. Dear Anh Hai

    Em cảm ơn anh Hai về những chỉ dẫn: “Trải nghiệm một điều để nhận được trực giác về điều đó là việc thực hành tu tập.”

    Em chúc anh Hai luôn khỏe và an lành.

    Em M Lành

    Like

  3. Em cám ơn anh đã khơi dậy trực giác trong em. Thật không dễ dàng để trực giác được về trực giác. 🙂

    Em cũng nhận ra rằng công việc tu học là công việc của tâm, của trực giác. Và vì thế mà anh luôn nhắc ra rả về thực hành. Thực hành để trải nghiệm và cảm nghiệm, để tâm được biết.

    Cảm giác khi cảm nhận được về tâm mình, khi sống trọn vẹn với trực giác, quả là một trải nghiệm rất tuyệt vời, cảm giác nhìn vạn điều vạn vật một cách trong veo. Và nhận ra rằng các lý lẽ nếu ko bám sát với trực giác lại dễ làm ta rối, nên thường là cái làm rối rắm mọi chuyện lên.

    Like

  4. Chị QL ơi, lâu lắm mới thấy chị comment trên ĐCN đó ^^ .

    Em đồng cảm điểm này chị QL nói “các lý lẽ nếu ko bám sát với trực giác lại dễ làm ta rối, nên thường là cái làm rối rắm mọi chuyện lên.” 🙂

    Like

  5. Cái quý nhất của một người thầy là trải nghiệm cuộc sống, chứ không phải những kiến thức mình dạy! Tác giả là người suy tư sâu sắc và từng trải, cám ơn tác giả rất nhiều. Hy vọng có dịp hàn huyên cùng tác giả.

    Like

  6. Dạ thưa chú Hoành cho cháu hỏi lúc xưa cháu có đọc một bài nói về trục giác có liên quan đến nội dung là khi tâm mình tĩnh lặng mình nghỉ về người thân hay ai đó , mà nếu người đó đang bình an hay bất an mình sẽ cảm nhận được.
    Vì đọc lâu lắm rồi nên cháu k nhớ bài viết đó là bài gì.
    Chú giúp cháu được không ạ?

    Like

  7. Hi Trung Bảo,

    Khi mình tĩnh lặng thì nhận biết được nhiều điều mình không nhận biết khi tâm trí mình quá bị nhiều thứ làm ồn. Đó là nghe/thấy được khi không bị ồn ào.

    Còn điều Trung Bảo nói nghĩ về người thân và biết được người đó đang bình an hay bất an là “nhận thức ngoại cảm” hay “ngoại cảm”, tức là nhận biết mà không phải qua 5 cảm quan – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân/da – hay suy luận (reasoning). Tiếng Anh là extra-sensory perception (hay ESP)

    Còn trực giác (intuition) là nhận biết trực tiếp một điều gì đó mà không qua suy luận, như thấy người khóc thì biết ngay là người khóc, chẳng cần suy luận gì. Còn phỏng đoán lý do cô này khóc – vì bị người yêu bỏ rơi chẳng hạn – thì đó là suy luận (reasoning), không phải là trực giác.

    Like

Leave a comment