Nền tảng đạo đức tâm linh cho phát triển kinh tế xã hội

Chào các bạn,

Một đồng nghiệp cũng là thầy và bạn của mình có nói chuyện chia sẻ với mình về việc đang băn khoăn lựa chọn cho cô con gái 14 tuổi theo học lớp triết học – philosophy hay là học về các lịch sử tôn giáo – History of Religions. Anh nói là anh là một Church member nhưng không đi nhà thờ (có thể hiểu như nhiều người được coi là Phật tử trong Phật giáo, nhưng không mấy khi đi lễ Chùa).

Trong cuộc nói chuyện, mình chỉ nói là có lẽ nó cũng không khác nhau lắm, tùy vào lựa chọn và sở thích của cô bé. Mình cũng nói rằng có một điểm chung trong các truyền thống dạy về lịch sử tôn giáo và tâm linh (Thánh kinh như ở phương Tây) là dạy về đạo đức, ethics, moral conduct và điều đó tốt cho sự phát triển con người. Bạn mình nói là: “Mình chưa nghĩ đến khía cạnh đó bao giờ. Mình rất là quan tâm đến những điều bạn vừa nói về các bài học đạo đức và lối sống trong các bài học tôn giáo” – “I have never thought of that”.

Mình nói với bạn mình :

“Ở những nước chế độ độc tài của CNCS như VN, TQ, Bắc Hàn, thế hệ chúng mình và cha mẹ không có cơ hội được học và không được phép tiếp cận với các nền tảng triết học, tôn giáo và tâm linh khác nhau vì quá nghèo, vì phải lo đủ ăn vì chiến tranh mải đánh nhau. Và vì chế độ của nhà nước không cho phép người dân được tìm hiểu những thứ khác ngoài sự ‘vĩ đại’ của Đảng của họ. Vậy nên con người không chỉ thế hệ tụi mình mà rất nhiều người không có nền tảng đạo đức tâm linh, không biết kính trọng thánh nhân, thánh thần. Nhưng cùng với đó nhiều người vẫn dựa vào thần thánh mê muội và mê tín trong khi vẫn làm điều sai trái tội lỗi.

Hậu quả là, nước như VN tụt hậu vì tham nhũng nặng nề (heavy corruption) và lũng đoạn khủng khiếp vì làm việc sai trái mà không biết đó là tội lỗi và không sợ bị trừng phạt. Cả một thế hệ, như thế hệ 1 con của TQ hay Bắc Hàn còn thậm tệ hơn VN vì họ không biết gì ngoài đất nước họ vì mọi thứ đều bị cấm.”

Bạn mình có kinh nghiệm làm việc và sống ở khắp châu Âu cũng như Liên Xô cũ sau giai đoạn sụp đổ khủng hoảng nên rất hiểu những điều mình nói mặc dù chưa hề có hiểu biết gì về VN.

Đại loại cuộc trao đổi ngắn ngắn xoay quanh mấy vấn đề đó.

Câu chuyện với anh bạn mình khiến mình suy nghĩ và quan tâm. Nếu để ý, các bạn có thấy rằng có mấy lãnh đạo ở các nước Phương Tây dám tuyên thệ công khai trước công chúng – in God we trust – nơi Chúa chúng ta tin cậy –  như mấy ông tổng thống Mỹ. Điều đó có cho bạn băn khoăn gì và điều này có liên quan gì về sức mạnh kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây?

Mình nghĩ rằng người trẻ như mình không có quyền phán xét lịch sử hay cá nhân trong lịch sử vì đôi khi lịch sử nằm ngoài tầm kiểm soát của một vài cá nhân. Nhưng người trẻ Việt Nam ngày nay phải có đủ trí tuệ, học tập và thực tập nghiêm túc để nhìn thông suốt lịch sử để biết được sự thật, cái đúng, cái sai và không tiếp tục chấp nhận theo những sai lầm.

Trở lại câu chuyện với bạn mình, đến một anh Tây ở một trong những nước giàu có nhất thế giới có trình độ học vấn cao nhất có thể còn băn khoăn như vậy thì không lạ gì nhiều người phương Tây lẫn phương Ta còn nhẫm lẫn và mù mờ về tâm linh, tôn giáo, triết học.

Điều mình cảm thấy nguy hiểm ở chỗ một số anh Tây ngù ngờ nói đi tìm hiểu lại để học tập CN Marx, thậm chí mình có bạn làm PhD về vấn đề này. Mấy anh Tây idiot này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến những bạn trẻ như là người Việt mới đến phương Tây học tập. Vì mình cũng từng nghe chính bạn mình lải nhải lại thứ  tương tự như là: đến cả phương Tây còn đang tìm hiểu lại CN Marx, ví dụ như mô hình các nước Bắc Âu cho nên cần phải khách quan nhìn lại CN Marx… Và mình thấy điều này có thể dẫn đến sự lầm tưởng, lạc lối trong phát triển xã hội và thậm chí có thể dẫn đến tai họa.

Các bạn trẻ hiện nay học ở phương Tây rất nhiều, mình cũng mong các bạn cẩn thận học tập có chọn lọc. Và mình cũng nhắc mình như vậy. Hãy học lấy tinh hoa và gốc rễ tốt đẹp của nhau chứ đừng học cái ngu của nhau. Hãy xem và học lấy nguồn gốc dân chủ thực sự và sức mạnh kinh tế của các nước giàu có và phát triển là ở đâu?

Đừng chỉ nhìn thấy cái ngọn, thấy người ta miễn phí giáo dục cho học sinh, chăm sóc về y tế đến tận răng cho người dân rồi nói người ta là socialist. Đừng thấy người ta giàu có phát triển mà đem dân chủ của người ta lên ca ngợi quá đáng học theo lối “dân chủ” kiêu ngạo. Đừng thấy tệ nạn đầy rẫy ở các nước phát triển và chiến tranh khắp nơi rồi nói xã hội người ta nhiều vấn đề quá, ở ta vẫn hòa bình lắm và cứ nên theo “con đường” và “đường lối” của “đỉnh cao trí tuệ” mà yên thân hưởng thái bình còn hơn mà tham gia vào những chuyện “nhạy cảm”. Đừng chỉ nhìn thấy và lấy cớ chiến tranh tôn giáo hàng nghìn năm mà chối bỏ cội rễ tâm linh của mình.

Vài trăm năm trước, những người châu Âu đầu tiên di cư đặt chân lên đất Mỹ và với niềm tin mãnh liệt –  we arre the chosen one – người được lựa chọn. Họ rời bỏ châu Âu vì sự đàn áp, kìm kẹp quá mức của tư tưởng giáo hội cũ với những tham vọng và thống trị về quyền lực. Và những người tiên phong ở mảnh đất mới này họ làm việc như điên vì niềm tin là mình được chọn để làm việc, để phụng sự Chúa cũng là phụng sự xã hội, phục vụ con người. Và mình thấy cũng không khác gì cuộc cách mạng tư tưởng Đại Thừa của nhà Phật, tu gì thì tu nhưng tu là để ra chợ và phụng sự xã hội, cứu giúp con người.

Và như bao câu chuyện khai hoang, mở cõi, chọn đất lành, chọn thủ đô của bất cứ đất nước dân tộc nào. Ai dám chối bỏ niềm tin rằng điều đó được che chở dẫn đường bởi tổ tiên, chư Phật, Chúa Trời? Ai nói là không có thánh thần và tổ tiên chỉ bảo? Ai dám nói đó là mê tín?…

Người trẻ ở phương Tây tại Mỹ và châu Âu hiện nay không mấy người còn niềm tin sâu sắc, deep-rooted faith đó trong họ nữa. Nhưng vì họ có một nền tảng cơ bản vững chắc về luật the law trong kinh thánh, về đạo đức – ethics, về moral conduct, work ethics nên sự tuân thủ pháp luật, tôn trọng lời nói, lời hứa – the words – một cách chặt chẽ. Và cứ thế họ theo trật tự xã hội đó. Và điều đó tạo nên nền tảng cho sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế bằng làm việc ăn lương thiện của cả xã hội. Và những điều đó dựa trên nền tảng những lời dạy trong các truyền thống tâm linh có gốc rễ sâu xa cả trăm năm nghìn năm.

Chính thế mà anh bạn mình ở trên nói là “ừ mình cũng không nghĩ đến điều đó trước đây”. Vì tự thân họ có đạo đức tôn trọng pháp luật mà không cần đến nhà thờ, nhà chùa.

Các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu được 5 giới cơ bản – 5 precepts trong lời dạy của Phật Thích Ca từ hơn 2500 năm trước dành cho bất cứ ai: không giết người, không tà dâm, không ăn gian nói dối, không trộm cắp – không lấy những thứ không phải của mình, không nghiện ngập vào những thứ độc hại.

Trong số 10 lời răn của Chúa trong Thánh Kinh – 10 God’s commandment viết khoảng 3 nghìn 5 trăm năm trước cũng có những điều cơ bản cho con người: không giết người, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không tham lam thứ không phải của mình.

Và trong bất cứ truyền thống văn hóa của dân tộc nào cũng có những điều răn tương tự về moral conduct, work ethics từ hàng nghìn năm như vậy. Mình tự hỏi không có những nền tảng đạo đức tâm linh trong những điều răn cơ bản đó thì các nhà làm luật trên thế giới lấy gì làm cho nền tảng trật tự cho xã hội? Hay là các vị “sáng tác” ra một thứ chủ nghĩa tư tưởng “đỉnh cao trí tuệ” tuyệt đối nào đó để làm luật và xây dựng trật tự xã hội bằng cách đốt sạch, phá sạch các kinh điển, kinh sách và chối bỏ hết các truyền thống văn hóa tâm linh tốt đẹp từ ngàn năm?

Mình nghĩ  về việc làm ăn và phát triển kinh tế ở VN, nếu người có gốc rễ tâm linh ít nhất tin vào nhân quả, nghiệp báo sợ thánh thần thì không dám làm ăn gian lận. Bởi vì sẽ sợ bị phát xét, sợ bị xuống địa ngục bị trừng phạt quả báo. Hay biết đến tội phước thì càng kiếm nhiều tiền càng tạo nhiều phước vì giúp đỡ được nhiều người khác và phụng sự được Chúa Phật. Và phước tạo ra phước.

Nếu không tin, không biết không quan tâm đến thánh thần, nhân quả thì điều cơ bản trong quan hệ con người nếu làm ăn bất chính tước đoạt của cải của người khác là một sự vô nhân đạo. Và không biết đến tất cả những điều đó nữa thì tối thiểu tôn trọng pháp luật vì sợ bị tù tội mà không làm điều sai trái làm ăn gian dối. Nhưng việc tôn trọng pháp luật như ở trên cũng là hệ quả của một quá trình phát triển lâu dài với một nền tảng tâm linh sâu sắc của nhiều thế hệ.

Việt Nam ta bị “mất gốc” tâm linh quá lâu trong thời gian dài nên người trẻ ngày nay càng cần phải học hành và thực hành tử tế để có đủ trí tuệ và trái tim rộng mở. Điều này không chỉ để đón nhận sự thật mà để có cái nhìn thông suốt lịch sử và cho đất nước phát triển đi lên. Và người trẻ ngày nay có cơ hội hơn gấp nhiều lần so với các thế hệ trước.

Mình không hề bàn về các thể loại chủ nghĩa cho dù là tôn giáo hay các thứ chủ thuyết nọ kia. Bởi vì mình mong muốn cùng các bạn tìm hiểu và thực hành dựa trên các truyền thống tâm linh đã có hàng nghìn năm nay tùy theo văn hóa của mình. Điều này cũng để giúp chúng ta cùng biết đến tìm hiểu vấn đề tâm linh sâu sắc theo nhiều truyền thống văn hóa khác nhau mà không bị hạn hẹp trong tư tưởng truyền thống văn hóa của mình. Sự học tập và thực hành này trước hết là cho sự phát triển của mỗi con người chúng ta và cho sự phát triển của đất nước và nhân loại.Nhận ra sự thật đến đâu và thực hiện đến đâu là dựa vào trí tuệ, sự rộng mở của trái tim và trí óc của mỗi người.

Thu Hằng

10 thoughts on “Nền tảng đạo đức tâm linh cho phát triển kinh tế xã hội”

  1. Cảm ơn Thu Hằng về bài viết!
    “Hãy học lấy tinh hoa và gốc rễ tốt đẹp của nhau chứ đừng học cái ngu của nhau”, mình cũng rất băn khoăn với vấn đề này, nên học gì và không nên học gì? Nhưng mình tin rằng Chúa sẽ chỉ cho mình biết chính xác câu trả lời.
    Nhìn quanh những bạn đồng trang lứa với mình, mình thấy hầu như ai cũng khao khát một niềm tin tâm linh, dường như con người ta chỉ cảm thấy đầy đủ khi được lấp đầy bởi niềm tin đó. Nhưng đúng như Hằng nói, nhiều bạn trẻ ở Việt Nam không được tiếp xúc với một nền tảng tâm linh vững chắc và loay hoay tìm cho mình con đường đi đúng, mình cũng là một người trẻ đang đi tìm như vậy. Mình cầu nguyện và mình tin rằng với sự trợ giúp của Đấng bảo trợ, tất cả những ai đang kiếm tìm sẽ được gặp.
    Chúc Hằng một ngày bình an.

    Hợp

    Like

  2. Phải sống trên nền tảng đạo đức tâm linh và phát triễn xã hội trên nền tảng đạo đức tâm linh.

    Cảm ơn Hằng!

    Like

  3. Thật ra “in God we trust” chỉ có mỗi thằng Mỹ thôi, chứ không phải “ở các nước Phương Tây”. Mà thằng Mỹ nó cũng mới đập vào tở tiền giấy năm 1956. Thời đấy dân nó kì thị vô thần như da đen vậy. Bây giờ tự do tôn giáo, giới trí thức nó đang đòi bỏ, tạch biệt Nhà thơ với Nhà nước (Seperation of Church and State)

    https://en.wikipedia.org/wiki/Irreligion_by_country

    Gửi mọi người tỉ lệ vô thần ở các quốc gia. Đứng đầu là Thụy ĐIển, Đan Mạch, Trung Quốc >80%. Trên 70% là Na Uy, UK, Pháp, Nhật, Czech. Rồi Áo, Úc, Phần Lan. Không chỉ có các cường quốc, mà nổi bật là các quốc gia với mức sống cao, người dân sống an toàn hành phúc,

    Ngược lại, các quốc gia có tỉ lệ vô thần thấp thì thường nghèo, nhiều giao tranh cướp biển, và có nhiều bất công xã hội, nhất là quyền phụ nữ (UAE, Qatar – đạo Hồi. Lắm tiền nhờ đào tài nguyên chứ giỏi giang gì)

    http://www.salon.com/2012/08/29/eight_of_the_best_countries_to_be_an_atheist/

    Những quốc gia Bắc Âu nổi tiếng phát triển, con người hạnh phúc, có tỉ lệ vô thần rất cao.

    Em không phủ nhận tôn giáo đã giúp những quốc gia trên đạt thành công như vậy (Dù Bắc Âu thì họ thường tin vào… Thor). Tôn giáo là một phần của phát triển loài người. Nhưng em mang một cái nhìn khách quan. Cũng những điều tốt đẹp nó đem lại, tôn giáo là nguyên nhân của nhiều thứ đáng sợ, ví dụ như Thập Tự Chinh, ISIS, sự cản trở tiến bộ khoa học như các sự kiện của Galileo, Corpenicus, Tycho Brahe. Tôn giáo, cũng như Khoa học, là một thứ công cụ. Nhưng Tôn giáo, qua ngàn năm lịch sử, dường như trở thành một thứ công cụ… tồi, thường được sử dụng làm công cụ quyền lực. Khi con người đã đủ kiến thức để tìm hiểu về thiên nhiên mà không phải dùng một lời giải thích ngây thơ là “Chúa”, đủ văn minh để sống tốt, chỉ đơn giản vì họ là con người, chứ không phải vì họ sợ phải xuống địa ngục hay bị trừng phạt bởi một thế lực siêu nhiên nào khác, cũng là lúc chúng ta lớn lên và rũ bỏ người bạn tưởng tượng (imaginary friend) đã đi theo ta suốt thời thơ ấu.

    Thế giới, với sự thành công của Phương pháp khoa học, sẽ ngày càng tin vào logic và bằng chứng, và rõ ràng là bằng chứng cho bất kỳ tôn giáo nào cũng.. khó tìm. Vậy với Việt Nam, chúng ta lại phải làm người dân tin vào một tôn giáo, rồi sau đó vòng lên và… hết tin? Chi bằng hãy nói thẳng với họ rằng chẳng có (bằng chứng nào cho) Chúa trên đời. Và hãy sống tốt, vì bạn chỉ có một cuộc đời thôi. Sự thật chua chát, nhưng còn hơn là lừa dối.

    Thôi thì giáo dục con người thế nào em để lại cho những nhà giáo dục. Nói vậy để em thể hiện quan điểm là đừng có nhét mấy điều răn vào chương trình chính khóa cho trường công.

    Em ngờ ngợ, sợ có ai lại bảo em không thể chứng minh là không có Chúa. Phần lớn mọi người em tin là sẽ không hỏi như vậy, nhưng cứ đề phòng:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADp_lu%E1%BA%ADn_t%E1%BB%AB_s%E1%BB%B1_thi%E1%BA%BFu_hi%E1%BB%83u_bi%E1%BA%BFt

    Với ai có hứng thú với vô thần mọi người có thể xem các cuộc tranh luận của Richard Dawkins, Christopher Hitchens, Lawrence M. Krauss. Hay thậm chí bất cứ nhà khoa học hiện đại nào. Nếu mọi người nghĩ Einstein thích Phật giáo, thì em xin nói Einstein sai trong nhiều thứ lắm. Bất cứ sinh viên Vật Lý Lý thuyết trình độ cao học nào cũng đều giỏi hơn Einstein rồi. Vì đã gần trăm năm rồi. Ta đứng trên vai những người khổng lồ thì ta phải nhìn xa hơn họ.

    Like

  4. Hi It’s me again,

    Bạn đang nhầm lẫn rất nhiều về tâm linh, đạo đức và tôn giáo. Bài này không nói về tôn giáo. Đạo đức tâm linh là sự thực hành. Và trên ĐCN rất nhiều bài anh Hoành và mọi người viết về tâm linh bạn có thể tham khảo về tâm linh và tôn giáo. ví dụ:

    Trái tim linh thiêng

    Trái tim linh thiêng của bạn

    Có lẽ bạn tìm hiểu và thực hành thêm rất nhiều về vấn đề tâm linh rồi mình trao đổi tiếp để khỏi băn khoăn, hoang mang. (nhân tiện mình cũng là người học Vật lý và rất say mê Vật lý nói chung và Vật lý lý thuyết nói riêng nhưng mình không bàn trong bài này).

    Like

  5. Dạ vâng. Nhưng em thấy chị nói về điều răn, Kinh Thánh, rồi chúa Trời, đức Phật, và nhờ chúng con người sống có đạo đức. Nghĩa là em thấy chị toàn nói về tôn giáo, chứ đâu chỉ đơn giản là tâm linh.

    Theo em hiểu tâm linh không tôn giáo của chị ý nó thế này (theo Wiki)
    “Since the 19th century spirituality is often separated from religion, and has become more oriented on subjective experience and psychological growth. ”

    Tức là giống kiểu yoga ấy ạ. Tâm linh sẽ chẳng liên quan gì đến văn hóa đạo đức nếu không thông quá tôn giáo đâu ạ.

    Like

  6. Hi Pro-Vaccine and Illuminati,

    Nói “Tâm linh sẽ chẳng liên quan gì đến văn hóa đạo đức nếu không thông quá tôn giáo đâu ạ.” là không đúng.

    Có nhiều con đường dẫn con người đến với đời sống tâm linh, kết nối với Phật, Chúa bằng thực hành mà không có tôn giáo nào cả. Và Tôn giáo chỉ là một con đường trong số đó. Xưa nay con người lầm tưởng và lợi dụng tôn giáo và kết hợp với quyền lực nên gây ra nhiều tai họa chiến tranh như vậy.

    Có rất nhiều người không cần có Tôn giáo nào vẫn có đời sống tâm linh sâu sắc, kết nối được với Chúa, Phật hay là đấng nào đó theo niềm tin và văn hóa của mình

    Như điều bạn nói “Since the 19th century spirituality is often separated from religion, and has become more oriented on subjective experience and psychological growth.” khi nào bạn có thực hành và trải nghiệm thực tế như vậy thì có thể chia sẻ và trao đổi thêm. Bây giờ mình dừng trao đổi ở đây

    Like

  7. Em cảm ơn Ngọc Quyên, chị Hợp, anh Tâm và anh Thảo đã chia sẻ.

    Chị Hợp, chị nói rất đúng ạ. Điều này em học được ở những gì anh Hoành chia sẻ từ mấy năm nay và anh Hoành cũng đã nói rất nhiều điều này từ hơn 20 năm nay cho nước VN. Người trẻ VN cần có một con đường phát triển tâm linh lành mạnh từ trong gốc rễ của tâm linh của mình để phát triển bản thân và phát triển xã hội

    Like

  8. Hi It’s me again,

    ĐCN nói chuyện tâm linh, không nói chuyện tôn giáo.

    Tuy vậy thông tin tôn giáo của bạn rất sai. Đây là thông tin tôn giáo các nước cũng trên wikipedia:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Religions_by_country

    Và các quốc gia Bắc Âu Scandanavia — Norwway, Holland, Sweden — là những quốc gia Tin Lành rất mạnh.

    Một ngày nào đó không lâu, khi bạn có một vấn đề cực lớn, lúc đó bạn sẽ bắt đầu hiểu tâm linh là gì. Bây giờ thì chưa luyện tập, bạn sẽ chẳng biết gì để mà bàn luận.

    Ngưng nói nhé.

    Like

Leave a comment