Ngôi sao ban chiều: Sự thật về một bài hát Nga

 

Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu
Thuở đất nước thống nhất (1975), người dân hai miền Nam Bắc háo hức tìm hiểu về nhau sao bao năm chia cắt. Tìm hiểu về âm nhạc cũng là một cách để hiểu biết văn hóa. Người sống ở miền Nam như mình thuở đó nghe những bài “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn Ta Lư” thấy rất… kinh ngạc vì lối hát cao vút và véo von nghe chẳng khác gì tiếng…Tàu 😀

Thậm chí lúc đầu mình còn không nghe được lời hát nhưng nghe mãi thì cũng…quen tai, nhạc miền Bắc chủ yếu phục vụ chiến tranh nên giai điệu rất hào hùng (mà sau này ta hay gọi là Nhạc Đỏ).

Nhạc miền Nam bị xếp vào loại Nhạc Vàng và bị cấm hát vì tình cảm… ủy mị, làm người nghe mê muội, mất …ý chí phấn đấu 😀

Vậy mà mình nhớ năm đó khoảng 1977, lúc chơi ở nhà cô bạn thì gặp hai anh bộ đội, hai anh chàng chơi Guitar và hát một bài hát được giới thiệu là Nhạc Nga: “Ngôi sao ban chiều”. Bài hát có giai điệu đẹp, êm đềm và lời hát cũng khá tình cảm, tha thiết.

“Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu
Lấp ló đầu hiên, ngôi sao ban chiều

Gợi lòng ta thương nhớ, tới người yêu ở phương trời xa
Em thân yêu nơi nao có nhớ tới chăng, đôi ta năm xưa, chung lời nguyện ước
Bây lâu con tim ta vẫn nhớ tới em, như ngôi sao hôm, đêm ngày không mờ
vì lòng ta mãi mãi vẫn còn khắc ghi, bóng hình dáng em…”

Sau đó mình cũng nghe nhiều người hát bài này và đều được giới thiệu là nhạc Nga.

Nhưng thật bát ngờ, tác giả bài hát này lại là một người…Việt, dân Hà Nội chính hiệu con nai vàng 😀

Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu sinh năm 1944 tại Hải Phòng, yêu âm nhạc nhưng không thể thi vào trường Âm Nhạc Việt Nam chỉ vì lý lích của ông bị phê: Có người nhà di cư vào Nam. Sáng tác bài hát “Ngôi sao ban chiều” năm 1964, ông đã phải giả vờ cho bài hát của mình là…nhạc Nga, chấp nhận là một nhạc sĩ vô danh để thanh niên miền Bắc thuở ấy  có nhạc trữ tình hát lên mà không bị cấm đoán hay ..kiểm điểm.

Ông hiện vẫn còn sống ở Phố Bạch Đằng, Hà Nội. Mình có số điện thoại, bạn nào cần gọi để kiểm chứng, xin hãy liên hệ nhé.

Mời các bạn nghe lại bài hát “Ngôi sao ban chiều” bản nhạc Nga gốc…Việt nổi tiếng một thời:
 

 

 

Cảm ơn anh Trần Can đã cho biết thông tin rất thú vị về tác giả bài hát. Do ở Hà Nội nên lần theo thông tin đó, ngày 29/10/2011 vừa qua chúng tôi đã ghé thăm người nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng của ông ở ngõ 738 Bạch Đằng. Người nhạc sĩ nhỏ bé gày gò nhưng cởi mở, hồn hậu và tràn đầy năng lượng. Đây là lời hát tôi gõ lại từ bản nhạc do chính người nhạc sĩ đáng kính ký tặng (ông bảo lời có nhiều dị bản quá!).

Ngôi sao ban chiều

Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu, lấp ló đầu hiên ngôi sao ban chiều.
Gợi lòng ta xao xuyến nhớ người yêu nơi phương trời xa.
Em thân yêu nơi đâu, có nhớ tới chăng, đôi ta năm xưa chung lời hẹn ước?
Bấy lâu con tim ta vẫn nhớ tới em, như ngôi sao hôm bao ngày không mờ.
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn yêu em không bao giờ phai.

Người mà tôi yêu mãi, nay ở chốn nao, tháng năm dần trôi, tôi vẫn mong chờ.
Giờ này em ở đâu, hỡi người yêu, ta mong chờ em.
Ôi không gian bao la, hãy nói cho ta, em yêu phương xa có còn chờ nữa?
Nơi xa xôi nghe chăng, tiếng hát nhắn em, không gian mang theo bao lời ân tình.
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn yêu em không bao giờ phai.

 

Ảnh chụp nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng, 29/10/2011 - Vũ Ngọc Tiến

 

Ảnh chụp nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng, 29/10/2011 - Vũ Ngọc Tiến

41 thoughts on “Ngôi sao ban chiều: Sự thật về một bài hát Nga”

  1. Cảm ơn bác Trần Can nhiểu lắm khi chia sẻ có tính tư liệu lịch sừ này!
    Nếu “quả này” – những thông tin trên – là chính xác thì thật thú vị! 🙂

    Like

  2. Tất nhiên những thông tin trên là chính xác, vì bác Đinh Tiến Hậu đã lớn tuổi (67) và bác vẫn còn giữ bản nhạc gốc, sáng tác từ năm 1964.

    Thông tin về bài hát này chưa được phổ biến nên nhiều người vẫn còn tưởng là nhạc Nga, trong đó có cả…Đài Truyền Hình 😀
    Bạn Chunamcuong có thể kiểm tra theo link này:

    http://ngoisaobanchieu.blogspot.com/p/ca-khuc-ngoi-sao-ban-chieu.html

    Like

  3. Cảm ơn anh Trần Can đã cho biết thông tin rất thú vị về tác giả bài hát. Do ở Hà Nội nên lần theo thông tin đó, ngày 29/10 vừa qua chúng tôi đã ghé thăm người nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng của ông ở ngõ 738 Bạch Đằng. Người nhạc sĩ nhỏ bé gày gò nhưng cởi mở, hồn hậu và tràn đầy năng lượng. Đây là lời hát tôi gõ lại từ bản nhạc do chính người nhạc sĩ đáng kính ký tặng (ông bảo lời có nhiều dị bản quá!). (Tôi định gửi ảnh ông nhưng không gửi được ở đây.)

    Ngôi sao ban chiều

    Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu, lấp ló đầu hiên ngôi sao ban chiều.
    Gợi lòng ta xao xuyến nhớ người yêu nơi phương trời xa.
    Em thân yêu nơi đâu, có nhớ tới chăng, đôi ta năm xưa chung lời hẹn ước?
    Bấy lâu con tim ta vẫn nhớ tới em, như ngôi sao hôm bao ngày không mờ.
    Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn yêu em không bao giờ phai.

    Người mà tôi yêu mãi, nay ở chốn nao, tháng năm dần trôi, tôi vẫn mong chờ.
    Giờ này em ở đâu, hỡi người yêu, ta mong chờ em.
    Ôi không gian bao la, hãy nói cho ta, em yêu phương xa có còn chờ nữa?
    Nơi xa xôi nghe chăng, tiếng hát nhắn em, không gian mang theo bao lời ân tình.
    Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn yêu em không bao giờ phai.

     

    Ảnh chụp nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng, 29/10/2011 – Vũ Ngọc Tiến

     

    Ảnh chụp nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tại nhà riêng, 29/10/2011 – Vũ Ngọc Tiến

    Like

  4. Cảm ơn anh Vũ Ngọc Tiến vì đã đến thăm vá xác minh bác Hậu chính là tác giả ca khúc: “Ngôi sao ban chiều”, lại còn chu đáo chụp ảnh cho mọi người xem.

    Lời bài hát sở dĩ có nhiều dị bản vì ngày xưa người ta chỉ truyền tay nhau chép, nên “tam sao thất bản” là chuyện thường tình 😀

    Like

  5. Thật bất ngờ khi biết thông tin này. Và cũng rất vui khi biết bài hát ấy do nhạc sỹ Việt Nam mình sáng tác.
    Năm 1980 tôi được nghe 1 cô gái 17 tuổi ở vùng căn cứ kháng chiến U Minh hạ hát bài này theo điệu valse boston, hát chậm hơn giai điệu bài hát trong trang web này 1 tý, nhưng nghe da diết, ray rức hơn nhiều (có lẽ do tâm trạng chăng).
    Hồi đó cô ấy cũng nói đó là bài hát của Liên Xô. Nay mới biết…
    Xin cám ơn nhạc sỹ Đinh Tiến Hậu thật nhiều. Cảm ơn tác giả bài viết này đã cung cấp thông tin rất thú vị.

    Like

  6. Những năm 70 tôi nghe bài này do bạn tôi hay hát.Thực ra lúc bấy giờ tôi không quan tâm lắm về tác giả là ai,ngay cả anh bạn này cũng chỉ nói là nhạc Nga.Từ trước đến giờ tôi vẫn tin là thế và thực tế bài này không được đăng tải trên đài phát thanh cho nên tôi chưa có một chuẩn mực(kiểu như tiếng đàn bầu do Kiều Hưng hát).Thỉnh thoảng tôi lại nghêu ngao một đoạn giai điệu bài này nhưng rất thích và thầm nghĩ giai điệu Nga hay thật.Hôm nay vô tình lang thang trên mạng thử gõ tên bài Ngôi sao ban chiều mới hay tác giả là anh Đinh tiến Hậu.Thật tuyệt vời,Một bài hát trữ tình có thể nói là để đời nghe hay sáng và sang quá
    Không giống những bài trữ tình kiểu tiền chiến(cũng rất hay) ở đây tôi muốn nói kiểu chất bác học ( như chiều matcova).Tôi là người không am hiểu về nhạc chỉ nghe thích hoặc không chứ không phân tích được.Cảm ơn Tác giả và cảm ơn cộng đồng mạng 21.8.2012

    Like

  7. Khoảng sau 1975, tôi học ở Đại học Sư phạm Huế. Tôi và một người bạn rất hay hát bài hát này trong các buổi biểu diễn của nhà trường…và cứ nghĩ đó là nhạc Nga. Nay mới biết tác giả bài hát này là NS Vũ Ngọc Tiến.
    Xin cám ơn nhạc sĩ tài hoa với một bài hát rất ngọt ngào.

    Like

  8. Những ngày đầu, nghe bài hát ngôi sao ban chiều, tôi đã cảm nhận ca khúc rất hay, lúc ấy tôi còn nhỏ và cũng cứ tin đó là nhạc Liên Xô. Cùng tồn tại có cả đôi bờ, ca chiu sa…Hôm nay, trong khi ngồi uống rượu cùng bạn bè mới biết ngôi sao ban chiều là sản phẩm của người Việt chính cống, đó là niềm tự hào. Mở mạng ra xem lại coi được chân dung tác giả trông rất hiền lành, đôn hậu. Thảo nào mà tác phẩm của Anh nghe dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Chúc anh Đinh Tiến Hậu mạnh khỏe, hạnh phúc.

    Like

  9. Thật vô tình, đến giờ tôi mới biết đây là bài hát Việt! Tôi biết bài hát này từ những năm rất nhỏ 66-67, khi đó bố tôi thường bế em trai tôi và hát cho chúng tôi nghe vào những buổi chiều buồn ở nơi sơ tán (Quang Trung, An lão, Hải Phòng)
    Sau này lớn lên, tôi vẫn thường xuyên hát bài này và vẫn biết rằng đây là một bài dân ca Nga.
    Mãi hôm nay, ngứa tay, tự nhiên rong ruổi trên mạng để tìm bài hát gốc Nga xịn. Ai ngờ lại là của nhạc sỹ Đinh Tiến Hậu, người Hà Nội, do mồ côi cha mẹ xuống ở HP 3 năm.
    Tôi rất thán phục, nhắn tin theo SDT cảm ơn ông. Ai ngờ ông gọi cho tôi và tôi đã được nói chuyện với nhạc sỹ.
    Ông kể, ông sáng tác bài này năm 1963. Ngày đó, ông yêu bà Nguyễn Nguyệt Khanh, là người đẹp nổi tiếng của trường ông, trường Hoàng Văn Thụ. Rung cảm trước MỐI TÌNH ĐẦU, ông đã cảm hứng viết bài “Ngôi sao ban chiều” để tặng bà. Đây là tác phẩm đầu tay của ông và cũng chính từ tác phẩm này, ông đã chọn cho mình con đường đi của người nhạc sỹ.
    Sau đó, ông quay lại HN học và vẫn trao đổi thư từ với bà. Chiến tranh đã làm ông đứt mọi liên lạc với bà.
    Cách đây 20 năm, ông đã về HP tìm bà, nhưng không thể nào tìm được. Biết tôi là người HP nên ông đã nhờ tôi tìm bà cho ông.
    Ai ngờ, một thông tin mơ hồ mà ông cung cấp cho tôi đã khiến tôi nhận ra ngay hình như bà là em gái của một người bạn mẹ tôi. Vậy là chỉ sau không đầy 30 phút, tôi đã tạm tìm ra tung tích của bà Nguyệt Khanh. Thật may mắn thay cho tác giả ĐTH!
    Sáng mai, tôi sẽ đến bà Ảnh (bạn mẹ tôi) để tìm bà Nguyệt Khanh cho ông sau 50 năm trời tìm kiếm.
    Chắc đêm nay tác giả của bài “Ngôi sao ban chiều” sẽ không ngủ được.
    Ông trời đã cho phép ông gặp lại bà và sai khiến tôi thực hiện điều đó!
    Thật là Duyên phận!

    Like

  10. Báo cáo các bác. Kết quả là em đã tìm ra bà Nguyễn Nguyệt Khanh cho tác giả bài hát nổi tiếng một thời “Ngôi sao ban chiều” rồi ạ. Bà Khanh hiện đang ở Hà Nội, rất gần tác giả mà suốt 50 năm qua cũng đang khắc khoải đi tìm ông nhưng không được. Gặp gỡ bà Khanh, nghe bà tâm sự mới thấy lời bài ca là một định mệnh của tác giả:
    “Người mà tôi yêu mãi, nay ở chốn nao, tháng năm dần trôi, tôi vẫn mong chờ.”
    “Em thân yêu nơi đâu, có nhớ tới chăng, đôi ta năm xưa chung lời hẹn ước?”
    50 năm qua, ông đã đau đáu một nỗi buồn nhớ thương tìm kiếm bà!
    Cũng 50 năm qua, bà nhớ nhung ông, mỗi khi vô tình nghe được bài hát mà mong mỏi tìm được ông, không biết ông ở nơi nao mà tìm, mà kiếm
    Và định mệnh ấy cũng đã rất có hậu khi ngày hôm nay, 25-09-2013 ông bà đã tìm được nhau.
    Và 50 năm qua, “Ngôi sao ban chiều” đã là bí mật lớn nhất của bà Khanh mỗi khi bà tủm tỉm nói rằng đó là một bài hát Nga và ôm ấp bí mật đó cho riêng bà với một nỗi nhớ dịu dàng khuôn nguôi.
    Và tôi đã thốt nên với tác giả Đinh Tiến Hậu rằng: “Xin chúc mừng bác. Sự rung cảm của bác đã đặt đúng chỗ rồi”
    Ngày mai, bà sẽ gọi điện cho ông!

    Like

  11. Mình thật tiếc đến hôm nay mới biết thông tin này. Đọc những dòng viết trên đây, mình thực sự xúc động. Đăng Tuấn, bạn đã làm được một việc rất có ý nghĩa. Dù không có mối liên hệ nào với bác Đinh Tiến Hậu nhưng mình thực sự cảm ơn bạn. Giờ làm thế nào để “Ngôi sao ban chiều” về đúng với chủ nhân của nó.?

    Like

  12. …Một bài hát tuyệt vời. Nó đã theo tôi từ thuở niên thiếu, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và cũng như bao người khác, tôi vẫn nghĩ là của …”nhạc Nga”?! Thậm chí tôi còn mơ màng đến một ngày nào đó sẽ đặt chân lên đất nước Nga…Và, sự thật là như vậy. Khi tôi viết những dòng này là ngoài kia tuyết đầu mùa ở Mátxcơva đang rơi rơi…Cảm ơn nhạc sĩ tài hoa Đinh Tiến Hậu rất nhiều. Xin chúc nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu sớm gặp lại “mối tình đầu” của nhạc sĩ…Cảm ơn các bạn rất nhiều.
    (Xin nói thêm một điều, phần trình bày bài hát ở đoạn trên: cô Mai Khôi hát chưa đúng giai điệu. Anh Mạnh Hùng thể hiện đúng nhạc hơn, giai điệu đi chậm, thong thả…chứ không “vội vã” như cô Mai Khôi…Bởi dòng nhạc trôi như thể hiện mối tình lưu luyến, đợi chờ, da diết…)

    Like

  13. Khi toi len “ba”, toi da biet den “Ngoi Sao Ban Chieu”. Bay gio toi da 41 tuoi gia moi biet duoc su that ve bai hat. Nguoi yeu nhac (nhac collector) kinh goi.

    Like

  14. Đây là thông tin thật đặc biệt! Khi tôi còn nhỏ đã học và hát bài “Ngôi sao ban chiều. Trải qua 40 năm quân ngũ, “Ngôi sao ban chiều” vẫn như một kỷ vật mang theo. Đến nay, về hưu, lang thang trên mạng, nhờ bác Googgle xem có ai còn nhớ bài “Nôi sao ban chiều” không? thì được biết nhữn thông tin vô cùng yêu mến! Xin cảm ơn NS Đinh Tiến Hậu; xin cảm ơn các bạn đã đưa tin!

    Like

  15. Năm 1973 ,hiệp định Pari được kí kết ,những trận đánh đã không còn nhiều nữa chí ít là ở mặt trân Quảng trị .Đơn vị tôi (c5-d2-e101-sư đoàn 325)thành lập đội văn nghệ .Vì có sự thành công ban đầu nên tiểu đoàn bổ xung tăng cường cho đội văn nghệ chúng tôi một số hạt nhân từ các đại đội khác .Thạch là cậu sinh viên trường tổng hợp người Vĩnh phúc chơi ghita theo kiểu cổ điển và cũng tập tành sáng tác .Tôi là một trong những cây solo nên cũng hay tập riêng với tay đàn này ,Trong rất nhiều ca khúc đã được biểu diễn thành công ở Triệu Phong -Quảng trị những năm ấy không có ca khúc :Ngôi sao ban chiều …vì chính trị viên khi duyệt lần cuối đã không chấp nhận vì bảo tôi hát giống như …nhạc vàng .Hơn 40 năm rồi tôi vẫn nhớ khi tôi xướng âm sai thì Thạch lại đập nhẹ tay vào hộp đàn báo dừng lại ,tôi tâm đắc nhất đoạn :Em thân yêu nơi nao ….thì cậu ấy vừa đàn vừa xướng : mi mi mi mi …Chiến tranh qua đi chẳng biết cậu ấy còn hay mất ,hôm nay vô tình được biết tên tác giả của ca khúc nổi tiếng một thời ,sao lòng tôi xao xuyến thế (giống như lời ca khúc ).Gía mà Thạch ghita của chúng tôi cũng mò mẫm vào đây đọc được những dòng này nhỉ ??? nhưng dù sao cũng cám ơn nhạc sĩ đã cống hiến cho lớp thanh niên chúng tôi những năm 1960,1970 một ca khuc để đời ,tuổi trẻ tình yêu luôn luôn bất diệt .

    Like

  16. tôi sống ở SAÌGÒN cho đến năm 1994 chưa một lần nghe bài hát này hôm nay lần đầu tiên được nghe …thật là một sáng tác tuyệt vời…bây giờ lại được biết câu chuyện tình của tác gỉa. thật đáng ngưỡng mộ .chúc tác gỉa luôn khỏe mạnh và sống vui ,xum họp vơí người xưa

    \

    Like

  17. Cám ơn Trần Can đã cung cấp 1 thông tin rất thú vị về bài hát Ngôi sao ban chiều. Cho đến tận hôm nay, 29/4/2015 tôi mới lần đầu nghe nói về bài hát này không phải là nhạc Nga và tác giả của nó – ông Đinh Tiến Hậu lại ở ngay quê tôi – phường Bạch Đằng, quận HBT, Hà Nội ( Tôi ở phố Lê Quý Đôn).
    Tôi đã nghe bài hát này, như thay lời ru, khi ngồi lọt thỏm trong lòng cô ruột tôi vào khoảng năm 1967 – 1968. Khi đó tôi còn rất nhỏ (4 tuổi) nhưng giai điệu bài hát thì tôi vẫn rất nhớ vì cô tôi đã thường vừa hát vừa đọc tiểu thuyết Nga khi nhận trông tôi ở nhà khi bố mẹ tôi đi làm. Hồi đó là giai đoạn 1 máy bay Mỹ ném bom Hà nội và Miền Bắc. Sau này khi lớn lên, học cấp 3 tôi học ghi ta và đã nhiều lần tập đàn hát bài Ngôi sao ban chiều và luôn nghĩ giống mọi người là đó là bài hát Nga bởi giai điệu bài hát có chất trữ tình rất Nga. Tôi cũng đã từng rất yêu bài hát tình cảm lãng mạn này. Cám ơn tác giả Đinh Tiến Hậu đã đem đến cho mọi người 1 bài hát hay.

    Like

  18. Thật là thú vị khi biết bài hát mà hầu hêt các bạn trẻ một thời mê đắm đều nghĩ là bài hát Nga lại là của một nhạc sỹ người Hn cám ơn nhạc sỹ đã sáng tác một ca khúc tuyệt vời như thế

    Like

  19. Cám ơn Đọt Chuối Non đã cho biết thông tin về một bài hát mà cho đến nay tôi vẫn tưởng là bài hát Nga. Hồi nhỏ vẫn thường nghe và hát theo bài hát này

    Like

  20. Một trong những bài tình ca da diết đi cùng suốt thời thiếu nữ, suốt thời sinh viên, dọc theo Trường Sơn…. tới tận bây giờ, tóc bạc… vẫn diết da như thửơ nảo nào … Thật tuyệt vời khi biết điều này …

    Like

  21. Bài hát thật tuyệt vời! và càng tuyệt vời hơn khi nó được sinh ra từ cảm hứng, từ rung động của mối tình đầu! Mối tình ấy cũng thật đẹp và êm đềm, lãng mạn giống như những trang tiểu thuyết Nga ngày xưa mình đã từng đọc. Chúc nhạc sĩ và mốii tình đầu của mình luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc! Oi, mình luôn ngưỡng mộ những mối tình đẹp và chung thuỷ! Không biết bây giờ hai cô chú ấy thế nào rồi sau khi gặp lại nhau sau 50 năm nhỉ!?

    Like

  22. Một đứa con tinh thần , mà phải chối từ… đọc những lời tâm sự cúa các bạn yêu bản nhạc ” ngôi sao ban chiều ” mà nghe lòng đắng chát … vì đâu nên nỗi… ns ĐTH chắc đau lòng biết bao khi phải phủ nhận đứa con tinh thần của mình một thời gian dài như vậy …. còn biết nói gì … thấp thoáng bóng dáng” màu tím hoa sim ” đâu đây…

    Like

  23. Tôi cũng nghĩ như hầu hết mọi người, nhưng cách đây nhiều năm tôi đã được đọc một bài viết về bài hát này. Có điều ng ta bảo là bắt chước nhạc Nga. Sao lại nghĩ và đánh giá như thế nhỉ và mọi người có nghĩ thế k. Đây là bài hát đã theo toi một thời tuổi trẻ, giờ vẫn cứ nghêu ngao khi nhớ những kỷ niệm buồn. Cám ơn nhạc sĩ ĐTH. Nhà tôi cũng k xa nhà Bác.

    Like

  24. Khônbg hiểu sao khi đọc câu chuyện trên, nước mắt tôi cứ trào ra. Và tôi lại liên tưởng đến bài hát “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” của nhóm Karat cách đây cũng đã gần nửa thế kỷ. “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” vốn là tên một tác phẩm của nhà văn Helmut Richter xuất bản vào năm 1975 ở Cộng hòa dân chủ Đức kể lại câu chuyện tình yêu đầy bất hạnh giữa một thanh niên Ba Lan với một cô gái người Đức. Trong đoạn kết của câu chuyện, từ nội tâm sâu thẳm của nhân vật chính là cô gái Gitta cứ vọng mãi điệp khúc “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” như muốn bày tỏ sự đau buồn tột cùng nhưng cũng đầy niềm tin và hy vọng của đôi trai gái. Tác phẩm này sau đó được chính tác giả chuyển thành kịch bản cho bộ phim truyền hình cùng tên được đài truyền hình CHDC Đức phát sóng đầu tiên vào 30 tháng 4 năm 1976 gây sự quan tâm đặc biệt của khán giả cả hai bên Đông và Tây Đức, nhất là đối với tiêu đề “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” của bộ phim và đặc biệt cũng là tiêu đề của chính bài hát trong phim. Khi sáng tác bài hát cho bộ phim này, nhà soạn nhạc của ban nhạc Karat nổi tiếng là nhạc sĩ Ulrich Swillms đã lấy tiêu đề nói trên không những để đặt tên cho ca khúc mà còn để làm ý chủ đạo của ca từ trong điệp khúc của bài hát. Điệp khúc đó gồm 4 câu như sau:

    Über sieben Brücken musst Du gehn
    sieben dunkle Jahre überstehn
    sieben mal wirst Du die Asche sein
    aber einmal auch der helle Schein
    Xin được tạm dịch như sau:

    “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu
    Phải trải nghiệm bảy năm trời tăm tối
    Bạn sẽ bảy lần hóa thành tro bụi
    Nhưng sẽ có một lần chói sáng ánh hào quang”

    Cái tiêu đề “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” đã thu hút được sự chú ý của hàng triệu khán giả sau khi ca khúc này đoạt giải Grand Prix tại Liên hoan quốc tế nhạc Rock (Schlagerfestival) 1978 ở Dresden, CHDC Đức. Năm 1979, Album “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” của ban nhạc Karat phát hành và bán được gần một triệu bản ở Đông Đức. Một năm sau đó, được sự đồng ý của nhóm Karat, ban nhạc nổi tiếng Peter Maffay của Tây Đức đã cho phối âm lại, phát hành và bán được hơn hai triệu bản ở Tây Đức. Hồi bấy giờ, do qui định của bộ Văn hóa CHDC Đức là ban nhạc Karat của Đông Đức không được biểu diễn và xuất hiện trên truyền hình Tây Đức nên ca khúc nổi tiếng này phải mang tên của nhóm Maffay. Cho đến bây giờ, dù sau khi nước Đức thống nhất, hai ban nhạc này đã cùng phối hợp với nhau trong nhiều chương trình biểu diễn và cùng phối hợp cho ra nhiều album, bản quyền của ca khúc này đã được khẳng định là của nhóm Karat nhưng nhiều người Đức ở phía Tây nước Đức vẫn cãi với tôi là ca khúc “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” là sản phẩm văn hóa của Tây Đức chứ không phải của Đông Đức vì Đông Đức XHCN làm sao có được bài hát trữ tình hay đến thế (!?). Còn khi tôi hỏi họ tại sao lại là “bảy cây cầu” thì nhận được nhiều cách giải thích khác nhau nhưng chưa có cách giải thích nào là thỏa đáng cả. Và cuối cùng, ai cũng bảo tôi là cần gì phải đi tìm căn cơ cái ý nghĩa của cái con số bảy cây cầu ấy mà cái chính là khi câu ca “Bạn phải đi qua đủ bảy cây cầu” vang lên thì ai cũng thấy rung động, ai cũng muốn sẻ chia để được trao gửi tâm hồn của mình, tình cảm của mình, suy nghĩ của mình vào trong câu ca ấy. Mà cũng chẳng ai có thể giải thích tại sao lại là bảy chú lùn trong câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” hay bảy con ruồi trong câu chuyện “Một đòn chết bảy” cả.
    Các bạn có thể nghe bài hát này do cả hai ban nhạc bằng cách vào Google và gõ cụm từ “Über sieben Brücken musst Du gehn”

    Like

  25. Mấy chục năm nay mình rất thích hát và nghe hát bài này. Cứ tưởng nhạc nga ai ngờ made in Viet nam. Quá hay, từ ca từ cho đến giai đieu…

    Like

  26. Cũng như nhiều bạn, tôi cũng lang thang tìm lại bài hát này tôi đã rất thích thời sinh viên nhũng năm 80. Không ngờ câu chuyện của bài hát lại cảm động đến thế. Cảm ơn nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu, cảm ơn các bạn đã chia sẽ thông tin quý giá này.

    Like

  27. Thật bất ngờ khi ngày hôm qua 29/4 tôi đến nhà bạn cùng học đại học mới biết bài hát ngôi sao ban chiều một bài hát mà thời sinh viên chúng tôi rất hay hát và cũng là một bài hát rất hay là của một nhạc sỹ Viêt nam. Thời ấy ai cũng nghĩ là bài hát Nga

    Like

  28. Cám ơn TG Trần Can đã đăng ” Bài viết”về “Sự thật” bài hát ” Ngôi sao ban chiều” , cám ơn Trang báo ĐT ” Đọt chuối non”

    “Ngôi sao ban chiều là “Bài tủ…đứng” của tôi trong những năm 80 của nghiệp “Ca hát không chuyên” thời trẻ! Nhờ âm hưởng của “Bài hát”, mà tôi đã đoạt Giải Nhất trong cuộc thi hát ” Bài hát Nga” những năm 80!Thật hạnh phúc cho thế hệ của chúng tôi được hát lời “Nguyên bản”, mà TG viết trong “Ca khúc bất hủ” này! Suốt nửa thế kỷ trôi qua , tôi hát cho bạn bè người thân, mà tôi vẫn cứ tưởng đây là” Bài hát Nga”. Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục tìm kiếm” Lời Nga” qua các bà má Nga, bạn bè Nga, Chồng Nga… với nguyện ước được hát bài hát này bằng…tiếng Nga! Nhưng thật lạ hỏi ai cũng đồng thanh trả lời:” Không biết!”. Tôi quyết định lang thang trên mạng tìm thử, nhưng :”không thấy!” Các ca khúc Nga khác, dù sáng tác sớm hơn, khó mấy đều lần lượt tìm được hết! Còn “Lời Nga” và “Bản nhạc” của bài này mãi vẫn là”Dấu chấm hỏi” ? Cho đến mãi hôm nay tôi mới tìm được ” Câu trả lời” và hiểu, vì sao tìm mãi mà “không thấy” Lời Nga”! Tôi có một nguyện ước: Dịch lời ” Bài hát này” ra “tiếng Nga” một cách trung thành và ” Phổ cập” rộng rãi trong bạn bè Nga của tôi, nếu coi đây cũng là có chút “Nhân duyên”!, để “Bài hát” này bay xa, vang xa sống mãi không chỉ trong lòng người Việt, mà cả người Nga, để tương xứng với tầm vóc và tài năng của Nhạc sỹ!Thật bất ngờ và thú vị! Thật ngưỡng mộ vô cùng người Nhạc sỹ tài năng của bao thế hệ! Cám ơn ông Trần Can về “bài viết”, Cám ơn Nhạc sỹ Đinh Tiến Hậu! từ “Phương xa” xin được kính chúc Nhạc sỹ và GĐ dồi dào sức khỏe, an vui, hạnh phúc!

    Maya Lytkina( tức Mai Dung)

    Like

  29. Tôi năm nay 48 tuổi, cách đây khá lâu, khoảng trên 30 năm tôi nhớ có 1 bài báo (nếu không lầm thì là báo Tiền Phong) đã viết về bài hát này, nói rõ là của tác giả Việt nam chứ không phải Nga. Không hiểu sao sau đó bài hát vẫn chưa được làm rõ tác giả là Nhạc sỹ Đinh Tiến Hậu. Cám ơn nhạc sỹ đã có 1 bài hát tuyệt vời, thấm đẫm tâm hồn Nga.

    Like

  30. Một tư liệu rất hay cho chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Sao bây giờ mới được nói đến nhỉ?

    Like

  31. Cảm ơn anh về bài viết thú vị. Em muốn xin số điện thoại liên hệ của nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu để tới thăm bác được không ạ? 🙂

    Like

  32. Tôi rất vui khi biết bài hát này lại là bạn của tôi là Đinh tiến Hậu đã lâu rồi không gặp nhau , trước chơi với nhau chỉ biết tên chứ không biết họ là gì nên kg nghĩ là Hậu bạn tôi sáng tác , một thời tôi cũng nghĩ là nhạc Nga vì tôi rất yêu và thuộc nhiều ca khúc Nga . Tôi yêu va hát và mới hát bài hát Ngôi sao ban chiều ở phòng trà ở tp .Hcm .hôm 9/9 , 2022 có đăng trên fb bạn nào muốn nghe kết bạn với tôi nhé !Quoc phien .đt 0908222985

    Like

Leave a comment