‘Không nên có điều kiện’ khi tìm hài cốt

bbc

Nghĩa trang Biên Hòa
Chưa có thống kê về con số lính Việt Nam Cộng Hòa mất tích trong chiến tranh

Việt Nam nói không muốn bị đặt điều kiện trong chương trình tìm kiếm quân nhân mất tích thời kỳ chiến tranh đoạn thời chiến, mà Mỹ yêu cầu phải bao gồm việc tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trả lời hãng tin AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “hợp tác nhân đạo phải đến từ tinh thần thiện chí, chân thành và vô điều kiện”.

Ông Lương Thanh Nghị nói: “Việt Nam luôn luôn hợp tác vô điều kiện với Mỹ để đi tìm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến cuộc.”

Ông nói Hà Nội hy vọng hai bên sẽ làm việc “trong tinh thần đó” về vấn đề tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích.

Tuần trước, Thượng nghị sỹ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, cho hay chính phủ nước này ngưng khoản tài trợ trị giá một triệu đôla cho Việt Nam trừ phi Hà Nội cam kết sẽ tìm cả hài cốt quân nhân VNCH.

Nhưng Hà Nội nói họ chưa nhận được thông báo chính thức của Mỹ.

Hồi tháng Giêng 2011, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuyên bố hai bên đã ký bản thỏa thuận kéo dài hai năm “hỗ trợ về mặt kỹ thuật để giúp Việt Nam tìm kiếm những quân nhân mất tích trong chiến tranh”.

Vết thương chiến tranh

Hiện tại, không có thống kê chính thức về con số mất tích của người phục vụ trong quân đội VNCH.

Việt Nam nói có khoảng 300.000 người thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam còn mất tích trong chiến tranh tính đến cuối tháng Tư 1975.

Nói chuyện với BBC hôm nay, ông Nguyễn Văn Hoành, người từng phục vụ trong quân đội miền Nam, cho biết ông cảm thấy may mắn khi người thân của ông không có ai trong danh sách mất tích.

Ông tâm sự: “Trong tình cảm riêng tư thì với những người đã mất, mình nên làm điều gì đó để họ được an ủi và thân nhân của họ cũng bớt đi phiền não. Trong trường hợp này, tôi thấy hơi buồn.”

Ông nói thêm: “Nhà nước nên có những điều thuận lợi hơn vì cùng là người Việt với nhau trong cuộc chiến vừa rồi, có lẽ ai cũng hiểu được nó như thế nào.”

Việc Việt Nam từ chối yêu cầu tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa gây ngạc nhiên cho một số người trong bối cảnh Hà Nội cố gắng thu hút tình cảm của Việt kiều, mà nhiều người trong đó chạy khỏi Việt Nam sau 1975.

Việc con gái đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết hôn với một doanh nhân, con trai cựu quan chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng được xem thể hiện dấu hiệu cởi mở của Đảng Cộng sản.

29 thoughts on “‘Không nên có điều kiện’ khi tìm hài cốt”

  1. Lý luận “không nên có điều kiện” này không hợp luận lý. Vì chính Việt Nam ta đặt điều kiện trước: “Chúng tôi chỉ tìm hài cốt bộ đội miền Bắc, không tìm hài cốt ngụy quân miền Nam.”

    Mỹ đặt điều kiện ngược lại, chỉ là để nhắc Việt Nam hòa giải, điều mà chinh phủ Việt Nam nói miệng cả 20 năm nay nhưng làm thì… vụ này cho thấy hành động đi theo lời nói được đến đâu.

    Thực ra Việt Nam nên tự động yêu cầu Mỹ giúp để tìm hài cốt các chiến binh Nam và Bắc mới phải. Ta đã nói đến hòa hợp hòa giải dân tộc 20 năm rồi cơ mà! Bây giờ không làm , người ta đã giúp nhắc mình chuyện nên làm, ta vẫn khăng khăng phản kháng là sao nhỉ.

    Mình thực sự không hiểu.

    Am I crazy? Or they are crazy?

    Hay là từ “hòa giải” có nghĩa khác ở Việt Nam?

    Sự thật thì Mỹ không làm thế cũng không được, vì bất cứ đồng bạc nào của Mỹ cũng có tiền thuế các công dân Mỹ đã từng là nguỵ quân của miền Nam trong đó. Họ không bao giờ cho phép chính phủ Mỹ dùng tiền thuế của họ mà lại phe lờ cac đồng đội của họ đã bỏ mình như thế. Nếu chinh phủ Mỹ lờ họ, họ làm rùm lên thì chính phủ sẽ rất bẻ mặt,vì dân Mỹ không bao giờ đồng ý với cách làm việc tắc trách như vậy.

    Like

  2. Có lẽ là cách hành xử của người Việt? sẵn sàng hòa giải với kẻ thù nhưng không hòa giải giữa người Việt? Ví dụ trong lịch sử khá nhiều.

    Like

  3. Các bác nhà mình quên lời dạy của ông bà:

    “Người trong một nước phải thương nhau cùng”
    và:
    “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
    ấy mà…

    Có ngày các bác cũng sẽ phải nghĩ lại, và làm lại.
    Mong ngày ấy mau tới cho dân tộc được hòa giải trong tình thương và hóa giải mọi hận thù xưa cũ…

    Like

  4. Hi VD, Trần Can và cả nhà,

    Không muốn hòa giải thì thực sự cũng không sao, con người mà, ai cũng có thể hiểu và chấp nhận điều đó.

    Nhưng nói “hòa hợp hòa giải dân tộc” cả 20 năm mà làm thì ngược lại. Đây chính là điều làm chế độ tự hại mình, vì ngay cả mọi người trong nước và người rường cột của chế độ (i.e., đảng viên trung kiên) cũng nhìn vào đó và không dám tin vào lời nói của chế độ.

    Mình tin rằng các lời nói của mỗi người chúng ta mà làm cho người khác kết luận là chúng ta nói láo trắng trợn (dù là kết luận của họ sai, vì có những khúc mắc bên trong họ không hiểu hết) vẫn là những mũi gươm ta tự đâm vào ngực ta. Nếu làm được A thì nói A, làm được B thì nói B, đừng bao giờ nói A mà làm -A. Đó là thành thật, trong “tam quy” chúng ta thường nhắc nhở nhau–khiêm tốn, thành thật, yêu người.

    Nói A cả 20 năm mà làm thì -A. (20 năm rất dài, nhiều cô cậu độc giả của ĐCN chưa đến 20 tuổi). Đó mới là chuyện làm cho mình nghĩ mãi không ra. Tại sao người ta có thể tự hại họ như thế nhỉ?

    Vì nghĩ không ra nên mình mới phải hỏi:

    Am I crazy? Or they are crazy?

    Like

  5. Hô hào hòa giải, nhưng sự phân biệt còn quá nặng!
    Việc làm nhân đạo, luôn thu phục nhân tâm.
    Lẽ nào nhà nước VN không nghĩ như vậy?

    Like

  6. Mình thấy không riêng gì chuyện này mà trong nhiều chuyện khác, giữa việc làm (cùng với kết quả thực sự) và những tuyên bố (cùng với thông tin) của họ có một khoảng cách khá xa. Dường như đối với họ 2 việc đó không mấy liên can với nhau, hoặc họ không có khả năng kiểm soát, làm chủ được sự nhất quán giữa lời nói và việc làm.

    Like

  7. Hôm nay có vài quan chức Mỹ ở Washington, gọi mình và nói là đọc được bài báo này trên Washington Post (dưới đây), và cho mình biết là họ nghĩ là Việt Nam đã làm thiệt hại liên hệ với nước Mỹ rất lớn, vì có lẽ là toàn thể chính khách trong Washington DC đều sẽ đánh dấu hỏi lớn về việc Mỹ có nên mật thiết với một chính quyền có ứng xử như vậy với người đã chết hay không, nhất là đối với người Việt các anh (you Vietnamese), chứ không phải với “Mỹ Ngụy” (nguyên văn nói bằng tiếng Việt từ “Mỹ Ngụy”).

    (Mình không biết có bài này trên Washington Post. Các bạn đó cho mình biết, và bảo mình tìm đọc. Và mình tìm được online).

    Các bạn đó (vì là bạn của mình) nói là mình nên nói cho chính phủ VN hiểu điều tai hại đó. Mình nói việc hòa giải này mình đã nói liên tục 20 năm, và mình không còn cách gì để làm cho chính phủ Việt Nam hiểu cái hại của hành động của họ (trong vấn đề miệng nói hòa giải mà hành động thì ngay cả đối với người đã chết cũng không tôn trọng và không có lòng nhân đạo).

    Mình nói với các bạn đó: “Chính phủ Vn rất thông minh về nhiều chuyện. Nhưng chuyện này thì tôi nghĩ là họ không hiểu được dân Mỹ và thế giới. Không chỉ là cựu chiến binh miền Nam, mà là cả nước Mỹ và thế giới đánh giá hành động của họ tồi đến thế nào, vì nếu hiểu thì họ đã không làm thế. Họ nghĩ là chuyện này chỉ là chuyện nhỏ xíu, chỉ có 1 triệu đô la, và Mỹ “đặt điều kiện” không cần thiết mà thôi. Có lẽ văn hóa và tư duy xã hội chủ nghĩa–duy vật biện chứng pháp–quá xa với văn hóa và cách tư duy của chúng ta, nên không thể hiểu nhau được. Nếu không, thì tôi chịu, tôi không hiểu được.”

    Many Vietnamese Americans in search of MIAs’ remains as program is suspended

     

    Matt McClain/FOR THE WASHINGTON POST – Nhung Vu talks about his brother, Nhinh, who was a sergeant fighting for South Vietnam and who has never been found after fighting during the Vietnam War.

     

    By Laura Vozzella, Published: October 7

     

    Nhinh Vu, a sergeant fighting for South Vietnam, moved his wife and three children to the perceived safety of Saigon in March 1975. He then headed back to his barracks in Dalat.A month later, Saigon fell and the Vietnam War ended. His family never saw Vu again.

    (Courtesy of Nhi Le) – Nhi Le, front left, last heard from his brother, Bich Le, right, in 1972. The siblings are show with four of their five sisters outside their childhood home on a coffee farm in Vietnam.

     

    “Right after the war ended, April 30, 1975, the family right away went back to the barracks and looked for him,” his brother, 66-year-old Nhung Vu of Falls Church, said through an interpreter. “One place to the other, people told them, ‘They are there,’ and they went there, and people told them, ‘They are there,’ and they went there. . . . A number of soldiers left Vietnam, going with boats, and then for a number of years the family hoped he was one of them, that he was able to escape.”Years passed with no word, and relatives let go of any dreams of finding Vu alive. But to this day, they pray that his remains can be found, identified and properly buried — so he can be freed in the hereafter.Decades have passed since anyone dared hope that Vietnamese MIAs would be found in this life. It’s their uncertain fate in the afterlife that torments their loved ones now.“To die without the proper burial is a very, very sad thing in our culture,” said Nhi Le, 60, whose brother has been missing since North Vietnam’s Easter Offensive in 1972. “You never go to heaven. You’re like a ghost. You wander from one place to another.”The traditional Asian belief that a person’s soul cannot rest unless the body is properly interred makes the issue of MIAs particularly painful for many Vietnamese, even those who long ago made new lives for themselves in the United States.That spiritual concern plays into Vietnamese Americans’ support of a recent U.S. government decision that might sound contrary to their interests: suspending a program to identify Vietnamese war dead.At the urging of Sen. James Webb (D-Va.), the State Department is now withholding $1 million allocated to a U.S. Agency for International Development program that would identify remains until the Vietnamese government agrees to identify MIAs from both sides of the conflict.

    That was the stated purpose of the program when Congress approved funding in December 2009. But as the initiative was set to get underway this month, Webb said, the Vietnamese government indicated that it would use the money to identify only soldiers from the Communist north, not southern troops who fought alongside U.S. forces.

    “We basically have said this program should not go forward unless we have a guarantee that they’ll be looking for soldiers from both sides,” said Webb, who fought as a Marine in Vietnam and has visited the country many times since, most recently in August.

    Officials with the Vietnamese Embassy in Washington did not return messages from The Washington Post seeking comment, but Hanoi indicated to the Agence France-Presse news service that it would reject any conditions on the money.

    “We think that humanitarian cooperation must come from the spirit of goodwill, sincerity and without condition,” Vietnamese Foreign Ministry spokesman Luong Thanh Nghi told Agence France-Presse.

    The decision to halt the program has been greeted positively by many Vietnamese Americans, who number more than 1.5 million nationwide, with nearly 60,000 in Virginia. They hope Hanoi will be pressured into searching for all war dead. Even some with ties to Communist MIAs approve, saying Hanoi must take care of all soldiers because the conflict divided families much as the American Civil War did.“I have a lot of friends who have uncles who fought on both sides,” said Anne Khanh-Van, 37, a Mount Vernon accountant who left Vietnam at 19. She recalled how a friend’s mother displayed, until her death, two Vietnamese flags in her new home in America: one from the north, one from the south. Each honored a son still missing in action.

    “How does the mother feel if we take care of only one and leave behind the other one?” Khanh-Van said.At last count, 1,682 American soldiers were missing from the conflict, said Maj. Carie A. Parker, a spokeswoman for the Pentagon’s Defense POW/Missing Personnel Office.Three recently identified Americans — Master Sgt. Charles V. Newton, Sgt. 1st Class Douglas E. Dahill and Sgt. 1st Class Charles F. Prevedel — were buried Wednesday at Arlington National Cemetery.“I can tell you that the overwhelming response that we get from families once their service member has been identified is one of closure,” Parker said.For many Vietnamese families, the desire to locate remains is rooted less in that modern psychological concept than in ancient spiritual beliefs. They do not seek “closure” for themselves so much as eternal rest for the missing. An estimated 650,000 members of the North Vietnamese army and Viet Cong remain unidentified, as do an unknown number of soldiers of the Army of the Republic of Vietnam, Webb said.“It concerns hundreds of thousands of families,” said Dao Hieu Thao, 63, a reporter with Radio Free Asia in Washington who was an air force officer for the Republic of Vietnam, the official name of South Vietnam. “Our Asian mentality, we should know about the fate of a family member missing in action. We want someone to have a grave, an altar with their photo. We are Asian, and we honor the soul.”

    For Casey Cao, the MIA mourned is a playful uncle named Thanh Cao. He was the youngest of 10 children born to a French teacher and a homemaker in a small village about 75 miles northwest of Saigon.“He loved kids,” said Cao, 48, a construction company owner who lives in Springfield. “He had a little motorcycle. He’d put me in the front of the motorcycle and take me around all over town.”

    Thanh was drafted and disappeared in battle in 1972. Thanh’s wife, who by local custom was free to remarry three years after his disappearance, did not do so for 20 years. Everyone else in the family had long since concluded he was dead.

    “We give up the idea of looking for him long time back,” Cao said.

    Cao, who escaped Vietnam by boat as a teenager, said he no longer believes that a person’s soul is bound to the fate of his physical remains. But that belief is firmly held by many Buddhists, who burn incense and prepare offerings of food on behalf of departed relatives.

    “They have tried to do ceremonies to help the soul,” Cao said. “My father’s sister does it for him. They pray to help his soul rest in peace.”

    For Le, whose brother went missing during the Easter Offensive, the “ghost” he wishes could rest in peace started life on a coffee plantation in the central highlands of Ban Me Thuot.

    Born one year apart, the brothers worked the farm together, weeding and keeping the coffee trees watered. When the diesel engine that ran the irrigation system gave out — and it always did during the critical period between the trees’ flowering and harvest — they hauled water to the plants by bucket.

    “It’s not fun to be a farmer,” Le said. “It’s you against nature.”

    Far more daunting battles lay ahead for Le, who became a pilot with the South’s Vietnamese air force, and his brother, Bich Le, an infantryman whose disappearance came during one of the war’s biggest battles. The pilot asked some high-ranking officers he knew to help locate his brother, but it was no use.

    “Everybody was too busy with the war. Every family in South Vietnam had one or two missing in action,” Le said. “We accept the fact he’s missing in action.”

    Which is not the same thing as accepting that Bich’s remains will never be found.

    Le eventually settled in New Orleans, where he has a wife, two children and a job in computers. His mother, in her 90s, lives nearby. They see each other about once a month. Bich’s name, and eternal fate, always come up.

    “Every time we gather together, we mention him, we all crying,” Le said. “My mother said, ‘He only die once, but we die over and over again.’ Had we recovered his body, we know he could rest in peace.”

    Like

  8. Đây là một vấn đề về tâm thức. Hiện nay “quê nhà” mới phát triển đến đây thôi. Đó là sự thật. Hai mươi năm không phải là ngắn, nhưng có lẽ là vẫn chưa đủ dài chăng? Nếu một thế hệ không thể vượt lên chính mình, thì thế hệ thứ hai, thứ ba sẽ đi tiếp. Có lẽ anh cũng không nên quá sốt ruột và thất vọng.

    Like

  9. Hi QL và cả nhà,

    Mình vừa nhận được dấu hiệu của một triệu chứng mà mình chỉ có khi stress rất nặng. Chỉ có chuyện quái dị này của nhà nước VN là làm mình hơi bị stress một chút. Mọi chuyện khác không làm mình stress được. Và mình nghĩ là mình chỉ bị stress một chút. Nhưng rõ ràng là mình bị stress rất nặng, nặng nhiều hơn mình tưởng tượng, vì dấu hiệu stress của mình rất rõ–bị chảy máu trong ruột và bao tử. Như vậy là dù trên bình diện ý thức mình nghĩ là mình chỉ bực mình có một chút, trong tiềm thức mình đang bị stress dữ dội (vì cái ngu dốt và làm hại tiếng tăm của VN trên chính trường quốc tế đến độ không thể hiểu được này).

    Việt Nam ta không nghèo mấy nghìn năm mà không có lý do chính đáng.

    Like

  10. Dear anh,

    Quả thật là … em không biết nói thế nào cả. Chỉ cảm thấy muốn thốt lên rằng “em sẽ cầu nguyện cho anh và cầu nguyện cho vấn đề này của đất nước” – nếu không vì anh, em là đứa tự tại và vô vi: khi hội đủ điều kiện (hay gặp nhân duyên), chuyện gì đến sẽ đến, sốt ruột cũng chẳng được nên chẳng sốt ruột làm gì. Nhưng vì em là đứa ko biết cầu nguyện, nên đó chỉ là cảm giác trong lòng em thôi, nếu em nói như vậy, đó sẽ là một câu nói dối (!!!).

    Like

  11. Dear Anh Hoành,

    Theo em, thực sự các lãnh đạo Việt Nam không stupid đâu, họ chắc chắn có biết hành động này sẽ ảnh hưởng đến tiếng tăm của Việt Nam. Nhưng họ lại quá chấp vào quá khứ, sợ rằng nếu làm theo lời đề nghị của Mỹ, thì sẽ làm hỏng mất danh tiếng của Đảng CS. Dù mấy năm gần đây, chủ đề hòa giải được nói đến nhiều, nhưng trong tất cả các sách giáo khoa lịch sự từ tiểu học đến đại học đã và đang được xuất bản ở Việt Nam, phía miền Nam luôn luôn bị coi là kẻ bán nước, bám đuôi Mỹ, lính Ngụy thì là những kẻ cầm súng giết người dân tộc mình. Ngược lại, thì hỉnh ảnh của Đảng CS và miền Bắc là những người anh hùng dân tộc, đã đánh thắng và tiêu diệt bọn bán nước ấy. Vậy nếu bây giờ mà chấp nhận lời đề nghị tìm kiếm hài cốt cho lính mình Nam, thì chẳng khác gì, chính phủ và đảng sẽ phải viết lại tất cả các sách lịch sử, bỏ đi rất nhiều những khẩu hiệu chiến thắng và thừa nhận cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến giữa anh em cùng 1 dòng máu. Theo em nghĩ, Đảng lo sẽ đánh mất hình tượng anh hùng, cứu nước, hình tượng đã giúp Đảng lãnh đạo đất nước và khiến người dân tin vào Đảng hàng chục năm qua.

    Mà không chỉ có các lãnh đạo Việt Nam, người Việt hải ngoại, cũng nhiều người còn chấp vào quá khứ lắm, thỉnh thoảng em vào mấy trang blog hải ngoại đọc. Chỉ cần có nhắc đến Đảng CS thôi, thì không cần biết bài post nội dung là gì, tốt hay xấu, thì thể nào cũng có 1 loạt các comment kiểu “bọn giết người, bọn bán nước, hút máu nhân dân…”.

    Con đường hòa giải thực sự còn rất dài, nhưng em tin là một ngày nào đó tất cả những người có dòng máu Việt sẽ không còn thù hận, không phân biệt tôn giáo, đảng phái sẽ cùng hướng về đất nước Việt Nam với tình yêu và lòng tự hào. Dù gì chúng ta cũng là cùng từ 1 bọc trăm trứng, cùng là con rồng cháu tiên.

    Chúc anh Hoành mau chóng tiêu diệt được cơn stress và tiếp tục hướng dẫn bọn em trên con đường tư duy tích cực.

    Anh giữ gìn sức khỏe nhé.

    Like

  12. Anh Hoành mến,

    Em hơi bất ngờ khi anh bị stress nặng như vậy. Có lẽ ở giữa mọi người cả phía Mỹ và người Việt Nam ở thành phố anh làm việc, một điều hòa giải rất giản đơn mà chính phủ Việt Nam lại sử dụng lời nói rất thánh thiện “không nên có điều kiện” để che giấu tư tưởng phân biệt của mọi người làm anh cảm thấy bất bình và căng thẳng.

    Em cầu mong cho tâm anh tĩnh tại trở lại, cơ thể anh mau lành và nhanh chóng hồi phục. Rất khó để nói chính xác, là như Quỳnh Linh nói: là vấn đề thời gian, mình cứ để đến lúc thời điểm đến, hay là bây giờ mình phải làm gì đó vì thời điểm là vấn đề sinh tử – chúng ta cần phải làm gì đó vào lúc này để đánh thức chính phủ Việt Nam…

    Chuyện lớn em không thể nói, nhưng những gì anh khuyến khích em và các bạn ở đây sống tích cực, yêu người và thành thật ít nhiều cũng tạo một lớp trẻ Việt Nam không sống ích kỷ, biết yêu đất nước giống nòi mà cũng luôn phấn đấu hết mình để tạo thành công cho cá nhân mình cũng như đóng góp những gì mình có thể làm tốt nhất cho đồng bào mình.

    Hòa giải Việt- Việt là vấn đề còn cần rất nhiều năm tháng và nỗ lực để thực sự tay nắm chặt tay và thương yêu nhau thực sự. Ngay cả trong một gia đình Việt Kiều ở gần em, là người thân với nhau có cùng dòng máu mà một thành viên gia đình nói lưu luyến Việt Nam và muốn trở về Việt Nam làm việc vẫn còn bị cô lập và loại bỏ ra khỏi sinh hoạt gia đình. Em đã từng không hiểu nổi tại sao tình yêu thương giữa những người trong một gia đình vẫn không giúp xóa nhòa được những hận thù trong cuộc chiến hơn 25 năm trước.

    Nhưng chính tư duy tích cực của anh “Khiêm tốn, thành thật, yêu người” đưa em trở lại cuộc sống. Người chưa hợp tác thì rất nhiều, và có khi có quyền lực. Người hợp tác Việt Việt vẫn không ít đâu anh, và mỗi người một tay, tụi em cũng đóng góp được cho Việt Nam mình mà anh.

    Anh khỏe nha,
    HQ

    Like

  13. Cảm ơn Hồng Quyên,

    Anh cũng bất ngờ vì anh không nghĩ là anh bị stress dữ vậy. Anh nghĩ là công phu tĩnh lặng của anh cao hơn vậy. (Lỗi định giá mình cao hơn là khả năng thật của mình! Lỗi xưa hơn trái đất, nhưng vẫn cứ vấp phải! 🙂 ) Rất là interesting. Vì ta vẫn có thể stress trong tiềm thức dù là ta không thấy được nó trong ý thức.

    Nhưng nếu ai biết anh thì chắc cũng chẳng ngạc nhiên, Cách đây mấy tháng, bạn của anh, một viên chức quan trọng trong giáo hội Tin Lành ở Mỹ, giới thiệu với một số bạn Tin Lành khác, trong một cuộc gặp mặt mà đa số là quan chức Tin Lành (anh đi đâu, chùa hay các loại nhà thờ khác nhau, cũng là nhà mà!), giới thiệu anh với những ngườii khác: “This man is a prophet. He reconciles the Vietnamese.” Anh trả lời: “You are exactly right”.

    Trong truyền thống Thánh Kinh Ki tô giáo, “prophet” (tiên tri), là người được Chúa bảo làm việc đặc biệt cho Chúa (như là bảo nhà vua ăn năn hối lỗi, bảo mọi người làm gì đó cho Chúa), và thường khi gặp rất nhiều khó khăn, thử thách và nguy hiểm đối với người thường (mà trong Thánh Kinh thì thường là vua chúa có quyền lực giết người).

    Dĩ nhiên là anh không bao giờ dám nhận anh là “:prophet’, nhưng câu trả lời của anh với bạn anh có nghĩa là: “Đúng như vậy, tôi làm một việc thật khó khăn theo tiếng gọi của Chúa, và những khó khắn và hy sinh tôi đã chịu đựng không khác gì những khó khăn của các prophets thuở xưa.”

    Nếu em sửa từ “Chúa” trong câu anh nói thành “Trái tim tôi” thì dễ hiểu hơn. Vì đối với anh tiếng gọi sâu thẳm của trái tim linh thiêng của ta chính là tiếng gọi của Thượng đé/chúa/Phật/Allah…

    Anh nói dài dòng vậy để em hiểu là trong vòng hơn 20 năm nay, hòa giải dân tộc, thục sự hòa giải không phải là chỉ là ngôn từ đầu môi, là sứ mệnh của anh tự đặt trên vai mình. Chỉ vì anh biết rất rõ đó là đường duy nhất để đưa đất nước chúng ta đến nơi nhân ái và hùng cường. Và vì thế, anh đã chịu những khó khăn không thua gì các prophet trong Kinh Thánh trong suốt 20 năm nay (Anh chỉ không thích nói về các chuyện đó mà thôi).

    Nhưng anh nguyện sê mang hòa giải thực sự đến cho Việt Nam. Và khi việc đó xong, anh sẽ làm việc để mang hòa giải đến cho thế giới,vì thế giới của chúng ta có quá nhiều mâu thuẫn và nhiễu loạn. Anh đủ bạn bè khắp thế giới để làm việc đó, Chỉ là vấn đề thời gian. Ưu tiên số một cho VN, trước khi nghĩ đến thế giới rộng hơn.

    Like

  14. Em cầu mong cho những mong muốn của anh Hòanh thành hiện thực sớm.Anh ạ, có lẽ anh mang gánh nặng quá nên mới tổn hại đến cả thân thể, đặt nó xuống anh ạ, và từ từ quẳng nó đi, nó vẫn là việc mình làm,nhưng không được để nó là gánh nặng cho mình,có việc hòa giải nhưng không có ai làm việc hòa giải, thì sẽ không còn gánh nặng nào .Em mong anh chóng khỏe.
    Em Lan

    Like

  15. Cầu mong anh Hoành sức khỏe. Các bạn Linh Tran, Hồng Thuận, Quỳnh Linh, Phong Lan, Xuân Cường…đã có những phản hồi rất hay.
    Cảm ơn tất cả các bạn.

    Like

  16. Kính chào anh Hoành!
    Xin thêm một lời cầu mong cho anh Hoành sớm hồi phục hoàn toàn sức khỏe – sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
    Mong anh luôn hùng tâm dũng chí để giúp đỡ mọi người và để thực hiện tâm nguyện lớn lao cao quý của anh!
    Tâm nguyện đó là mong ước của bao người…

    Like

  17. Anh Hoành mến,

    Em chẳng ngạc nhiên xíu nào khi được biết anh đang mang cho mình sứ mệnh hòa giải dân tộc vì có thể thấy biết bao là nỗ lực anh đã làm, nhất là viết bài trà đàm trò chuyện với Đọt Chuối Non mỗi ngày. Những bài viết mà ngày nào cũng giúp em bình tâm vững chí để sống cuộc sống mình lựa chọn, dù có bao nhiêu khó khăn đi nữa.

    Sếp em vừa nhắc nhỡ em 1 câu nói hôm đi họp đầu tuần “When you have a hammer, every problem look like a nail”. Vì anh muốn hòa giải dân tộc, có thể mọi sự kiện đều nảy sinh trong đầu anh cơ hội hòa giải và những hành động nên làm để bước tới hòa giải. Em nghĩ đó là điều quyết đoán và giúp anh mạnh mẽ đưa ngày hòa giải đến gần hơn. Chỉ một điều thôi, rất nhiều người cũng nói về hòa giải nhưng họ còn rất nhiều vướng mắc khác trong đời sống mà có lẽ còn cần nhiều thông tin, kết quả từ cuộc sống mới giúp họ “dám” nghĩ đến việc “thương” người bên kia chiến tuyến.

    Em chỉ muốn chia sẻ thêm 1 kinh nghiệm em gặp phải về vấn đề hòa giải Việt-Việt. Lần đó thầy Thích Nhất Hạnh về VN để lập đàn cầu siêu cho tất cả vong linh chiến sĩ Việt Nam tử trận tại Chùa gì rất lớn trên đường Nguyễn Văn Trỗi, một người Đảng Viên, một người rất tốt và rất thông minh mà em quen và kính trọng đã sỗ toẹt vào việc đó và nói (em xin lỗi dùng từ này) thầy chỉ là kẻ phản bội đất nước. Em thật lòng đã chỉ im lặng khi nghe câu nói đó. Chạm đến ý kiến riêng của mỗi người, người Việt Nam mình rất nhạy cảm.

    Khi anh quan tâm nhiều thứ, anh dĩ nhiên sẽ căng thẳng. Em nói thật em nghĩ tốt hơn là anh căng thẳng và có quan tâm hơn là bình thản và mọi sự… cứ như pha. Em cũng rất mong anh sẽ giúp tạo dựng thêm nhiều lớp người trẻ có tư tưởng sống tích cực, sống cho hiện tại và luôn luôn yêu người một cách lâu dài. Nhưng bên ngoài mình bình thản mà bên trong mình âm thầm căng thẳng, điều đó sẽ tàn phá con người mình rất nhanh mà anh không có cơ hội tự hóa giải căng thẳng của mình khi nó mới đến. Mong anh giữ gìn sức khỏe thể chất nhiều hơn và nghe được báo động của cơ thể mình sớm hơn.

    Mong anh bình phục,
    HQ

    Like

  18. Hi Hồng Quyên,

    Chúng ta hay nói để chuyện gì sẽ đến sẽ đến, kiểu vô vi. Nhưng thực ra trên đời chẳng có gì là tự đến cả, việc gì cũng phải có người làm. Vô vi chỉ có nghĩa là làm nhưng đừng chấp, Hoặc không làm gì cũng được, để người khác làm và nó “tự” đến với ta.

    1995 đã chẳng thế có bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ (do tổng thống Clinton) nếu không có các cựu chiến binh Mỹ và những người Việt ở Mỹ tiền phong như anh đẩy tiến trình ngoại giao từ 1989.

    Hòa giải Việt Việt sẽ không xảy ra nếu không có người đẩy.

    Nhưng anh sẽ không để công việc hại sức khỏe mình. Chuyện vừa rồi là bị bất ngờ thôi. Anh sẽ phải để ý đến cảm xúc của mình kỹ hơn. 🙂

    Like

  19. Cháu mong chú Hoành sớm bình phục.
    Có lẽ rằng sau sự kiện này, nội lực của c Hoành lại tăng thêm, bởi vì những vấn đề trong tiềm thức dần dần lộ ra rồi, cháu nghĩ là như vậy.

    Like

  20. Em cũng hiểu giống anh Hoành. Vô vi không phải là phó mặc mà vẫn là làm mọi điều mình thấy nên làm, có thể làm, chỉ là không nghĩ rằng “mình phải thay đổi được thế giới này”. Vẫn phải có người làm thì mới tạo đường, tạo cơ hội cho việc nó đến, chỉ là không phải mình làm thì việc nó sẽ đến, đến ngay, mà mình biết rằng còn cần nhiều sự hội tụ nữa để thành công. Đường có thể ngắn có thể dài. Chưa đến thì mình đi tiếp. Đời mình chưa xong, thì gieo mầm, vạch hướng để đời sau đi tiếp.

    Em có ướm lời thử với một số bậc tiền bối và em cảm nhận được phần nào cảm xúc của họ về vấn đề này. Ừa, thì cần nhiều trao đổi hơn nữa, cần thời gian hơn nữa vậy. Em học được rằng, chẳng có người điên, chỉ có người nghĩ khác mình và mình không hiểu họ, hay không chấp nhận cách nghĩ của họ mà thôi. Thay đổi não trạng của một con người không phải việc một sớm một chiều, thay đổi não trạng của một thế hệ, một thể chế còn khó biết chừng nào.

    Nhưng em tin rằng đó là điều sớm muộn rồi cũng sẽ đến.

    Like

  21. Dear anh Hoành,
    Đọc những dòng tâm sự của anh qua câu chuyện này, em thật sự chia sẻ cảm xúc của anh lúc này, mặc dù em khó có thể hình dung hết những gì đang diễn ra trong anh,

    Em nghĩ, đời sống đôi lúc có những chuyện nằm ngoài khả năng kiểm sóat của mình anh ạ, dù em cũng đồng ý với anh là trong cuộc sống nếu muốn hướng đến mục tiêu nào đó mình phải làm cái gì đó, chứ không thể ngồi im để tự nó đến,
    Nhưng em sống trong lòng đất nước nên em đã trãi nghiệm cảm xúc, rất nhiều điều mình muốn, mình làm, thấy tưởng là sẽ làm được nhưng cuối cùng chẳng như ý muốn, anh tin không, nhiều lúc mình không làm được chỉ vì suy nghĩ “ngớ ngẫn” hoặc ấu trĩ của 1 người hay 1 nhóm người nào đó mà thôi.cảm xúc thật tức tối, khó hiểu thậm chí giận dữ,
    Em chẳng dám luận bàn hay nói với anh điều gì, ngoài việc mong anh tiếp tục vững niềm tin vào những điều tốt đẹp mà anh đã xem như sứ mạng của mình trong việc thúc đẩy tiến trình… chia sẻ giúp đỡ mọi người. Vì em cũng tin rằng cuộc sống có quy luật của nó, anh rồi sẽ thành công !

    Hãy giải tỏa ức chế trong cảm xúc và nhanh chóng lấy lại quân bình để khỏe mạnh anh nhé, Thay mặt anh chị em, các bạn trẻ, cảm ơn anh về tất cả

    Like

  22. Đọc phản hồi của chị Q Linh em nhớ đến câu chuyện Ngu Công dời núi:
    Chuyện kể rằng, có một ông lão, tên là Ngu Công, đã gần 90 tuổi rồi. Trước cửa nhà ông có hai ngọn núi lớn, một ngọn tên là Thái Hàng Sơn, một ngọn là Vương Ốc Sơn, mọi người ra vào rất không tiện.

    Một hôm, Ngu Công triệu tập tất cả người trong nhà lại nói: “Hai ngọn núi này đã ngăn cản trước cửa nhà ta, ta ra cửa phải đi nhiều đường vòng oan uổng. Chi bằng chúng ta cả nhà ra sức, di chuyển hai ngọn núi này, mọi người thấy thế nào ?”

    Các con, cháu Ngu Công nghe nói đều nói: “Ông nói đúng, từ ngày mai chúng ta bắt tay vào làm.” Thế nhưng, vợ Ngu Công cảm thấy dọn hai ngọn núi này khó quá, nêu ra ý kiến phản đối nói: “Chúng ta đã sống nhiều năm tại đây, làm sao lại không thể tiếp tục sống như thế này ? Huống chi, hai ngọn núi lớn như vậy, cho dù có thể di dời từng tí một, nhưng nơi nào có thể đổ nhiều đất đá xuống như vậy ?”

    Lời nói của vợ Ngu Công lập tức khiến mọi người bàn luận, đây quả thực là một vấn đề. Sau cùng họ quyết định: Chuyển đất đá trên núi đổ xuống biển.

    Ngày thứ hai, Ngu Công dẫn cả nhà bắt đầu dọn núi. Láng giềng của ông là một bà goá, bà có một đứa con trai, mới mười bảy, mười tám tuổi, nghe nói dời núi cũng vui vẻ đến giúp. Nhưng công cụ di dời núi của nhà Ngu Công chỉ là cuốc và gùi địu trên lưng, hơn nữa giữa núi và biển cả cách nhau xa xôi, một người một ngày không đi được hai chuyến. Một tháng làm việc, ngọn núi xem ra chẳng khác gì ban đầu.

    Có một ông lão tên là Trí Tẩu, ăn ở đối xử rất tinh ranh. Ông thấy cả nhà Ngu Công dọn núi thì cảm thấy nực cười. Có một hôm, ông nói với Ngu Công rằng: “ông đã nhiều tuổi như vậy, đi lại đã không dễ dàng, làm sao có thể dọn được hai ngọn núi này ?”

    Ngu Công trả lời rằng: “Tên ông là Trí Tẩu, nhưng tôi thấy ông còn không giỏi bằng con nít. Tôi tuy đã sắp chết, nhưng tôi còn có con trai, con trai tôi chết, còn có cháu, con cháu đời đời truyền cho nhau, vô cùng vô tận. Đất đá trên núi dọn đi chút nào thì ít đi chút ấy, không thể mọc thêm được. Chúng tôi ngày nào, tháng nào, năm nào cũng dọn, làm sao không thể dọn nổi ngọn núi ?” Trí Tẩu tự cho là thông minh nghe nói cũng không nói thêm được lời nào.

    Ngu Công dẫn cả nhà, bất kể mùa hè nóng nực, hay là mùa đông giá lạnh, hàng ngày đi sớm về tối, không ngừng đào núi. Việc làm của họ cuối cùng đã cảm động Thượng Đế. Thượng Đế đã cử hai vị thần tiên xuống trần gian, dọn hai ngọn núi này, Thế nhưng chuyện Ngu Công dời núi luôn lưu truyền đến nay. Nó nói với mọi người, bất kể gặp phải việc khó khăn ra sao, miễn là có quyết tâm có nghị lực làm thì có thể thành công .

    Hy vọng rằng mỗi chúng ta vẫn cố gắng thay đổi bản thân tốt đẹp hơn (mặc dù kết quả có thể đến chậm), rồi từ đó góp phần vào việc thay đổi xã hội này.

    Like

  23. Cám ơn câu chuyện rất “minh họa” của Bạch Dương! Tuy nhiên Linh thích kết thúc chuyện ở câu trả lời của Ngu Công với Trí Tẩu và để mở đoạn cuối. 🙂

    Like

  24. toi la nhung dua con co nhi qua phu,vi sau nam 1975.gia dinh phai bo sai gon len rung lam kinh te moi.doi rat,kg co dieu kien di hoc.6 anh e toi deu that hoc..vi kg du com an lay gi di hoc.chung toi qua bi thiet thoi roi ,gio van mong moi di tim hai cot cua cha,nhung van chua tim duoc.xin may ong co chuc quyen Vn hay mo long ,co nhan va dao duc giong nhu thuong de da cho cac ong lam nguoi. dung vi su bao thu ich ky ma mat quyen lam con nguoi. boi con nguoi hon con vat la co linh hon co dao duc. dung vo cam ..

    Like

  25. Hi anh Hoành,
    Triệu chứng stress của anh hồi tháng 10 nay có đỡ không? Thành tâm cầu chúc anh hồi phục và khỏe mạnh trong năm mới. Đất nước không chỉ rất cần trái tim và trí tuệ của những người như anh mà cũng rất cần cái bao tử lành mạnh của anh để dưỡng nuôi trái tim và trí tuệ đó 🙂 Chúc anh chị năm mới bình an.

    Like

  26. Cảm ơn Thiện Châu. Stress của anh hết ngay lúc đó chứ đâu có đợi đến lúc này được. Ngay khi anh thấy triệu chứng stress là anh phải tĩnh lặng lại ngay lúc đó. Nửa ngày một ngày sau là hết stress. Để lâu chịu gì nổi.

    BTW, trước đây mình có nói là 90% các chuyện phá hoại chính sách Đại Đoàn Kết dân tộc là do người trong nước, và vấn đề tìm hài cốt này là một trong 90% đó.

    Like

Leave a comment