Đàn tranh Hải Phượng

 

Khác với đàn Bầu là nhạc cụ thuần Việt, đàn Tranh lại có xuất xứ từ…Trung Quốc.

Không riêng Việt Nam, một số nước Châu Á cũng có những loại đàn Tranh tương tự với những tên gọi khác nhau (ví dụ đàn Koto của Nhật hay Gayageum của Hàn Quốc)

Vì có 16 dây, nên đàn Tranh Việt Nam còn có tên gọi là Thập Lục huyền cầm hay đàn Thập Lục.

Theo GS. Trần Văn Khê: “Nguồn gốc Đàn Tranh Việt Nam là đàn “Tranh” giống như đàn “Sắt” từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Nhưng qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức. Đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hằng 7-8 trǎm nǎm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và thể hiện rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.”

Đàn Tranh có âm sắc trong trẻo, tươi sáng (chả bù với đàn Bầu nhỉ? :D) và thường được dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc.

Hôm nay mình giới thiệu với các bạn nghệ sĩ Hải Phượng với ngón đàn Tranh nghe là …mê 😀

Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nhạc dân tộc (mẹ là nhà giáo ưu tú Thúy Hoan) nghệ sĩ Hải Phượng sớm bộc lộ tài năng về âm nhạc từ khi còn tấm bé. Năm 7 tuổi, chị vào học đàn tranh ở Nhạc Viện TPHCM khóa đầu tiên năm 1976.

Sau mười mấy năm dày công khổ luyện bên cung đàn từ trung học dài hạn đến đại học, và cả cao học, nghệ sĩ Hải Phượng vinh dự là 1 trong 2 thạc sĩ đầu tiên chuyên ngành sư phạm biểu diễn âm nhạc dân tộc của Nhạc Viện. Hiện chị là giảng viên chính thức của Nhạc Viện thành phố.

Ngoài những thành tích và giải thưởng trong nước, tiếng đàn tranh ngọt ngào, sâu lắng của chị còn vươn xa đến nhiều nước tại Châu Á và Châu Âu qua những cuộc liên hoan âm nhạc và giao lưu quốc tế.

Các bạn nghe Lý Chim Quyên để thấy tiếng đàn Tranh của chị Hải Phượng đẹp đến thế nào nhé…

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Đàn tranh Hải Phượng”

  1. Em thích đàn tranh không chỉ ở tiếng đàn mà còn ở hình ảnh người đánh đàn: cực kỳ thướt tha, dịu dàng nữ tính, ve vuốt, nương nhẹ, … đẹp như múa vậy! Em cũng thấy nhiều đàn tương tự đàn tranh của các nước nhưng hình như cách đánh có gì đó khác nên hình ảnh người con gái đánh đàn tranh của Việt Nam quả thật là độc đáo và … mê hoặc.

    Thích

  2. “Thiếu nữ Nhật mặc Kimono ngồi bên cây đàn Koto.
    Thiếu nữ Hàn mặc Hanbok ngồi bên cây đàn Gayageum.
    Thiếu nữ Việt mặc áo dài ngồi bên cây đàn Tranh.”

    Quỳnh Linh nhận xét…chí phải, thiếu nữ Việt dịu dàng và nữ tính nhất. Nhưng không biết anh em nhà mình có…dân tộc chủ nghĩa không nhỉ? 😀

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s