
Mỗi loại sáo có giọng riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Gần đây một số nghệ nhân đã khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu dễ dàng.
Danh sáo Việt Nam Nguyễn Đình Nghĩa cũng là người cải tiến cây sáo, cây sáo của ông có tới…11 lỗ, đủ khả năng diễn tấu những nốt thăng giáng theo nhạc Tây phương.
Ngày trước, một số người vì quá mến mộ tài nghệ của ông nên đã gọi ông là “Sáo thần”, cách gọi này có vẻ hơi…quá, và ông cũng không thích bị gọi như vậy. Có lẽ chỉ gọi “Danh sáo” là phù hợp, dù từ này nghe cũng không thuận tai lắm vì ít khi nghe 😀
Cố Danh sáo Nguyễn Đình Nghĩa ( 1940 – 2005) ngày xưa rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ông đã từng đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới trước năm 75. Nhưng sau ngày thống nhất, ông lại bị cấm không được biểu diễn ở VN, có lẽ vì… lý lịch 😀
Năm 1984, ông và gia đình sang Mỹ và sau đó thành lập ban nhạc gia đình (các con ông đều là những nghệ sĩ tài năng) lưu diễn tại hàng trăm hý viện trên nhiều tiểu bang tại Mỹ, Canada: Wolf Trap, Kennedy Center, Carnegie Hall, New York, Liberty of Congress tại Washington DC, International Folk Festival tại Glen Echo Park ….
Cuối đời, ông chuyển qua sáng tác nhạc Thiền: Cầu Vòng Ngũ Sắc, Hành Vân, Lời Của Một Giòng Sông (bài thiền của vua Lý Thái Tôn), Tiếng Kệ Bên Trời, Lời Hát Kệ.
Ông còn dự định làm CD Thiền và những bài nhạc Tiền Chiến, “Mozzart on Bamboo”, “Christmas on Bamboo”, Thánh Ca qua nhạc cụ Dân Tộc.
Ông bị đột quỵ ngay trên sân khấu American History of Nature Museum tại New York ngày 11 tháng 5 năm 2003 và mất ngày 22 tháng 12 năm 2005.
Các bạn nghe bài “Tình ca” nổi tiếng của NS. Phạm Duy qua tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa: