Phụ huynh cõng con vượt suối rất nguy hiểm. Ảnh: Quốc Nam
|
SGTT.VN – Ngay trong mùa mưa lũ, 25 em học sinh tại thôn 9 Hà Pheo (Phú Định, Bố Trạch, Quảng Bình) vẫn phải đến trường bằng cách bơi hoặc cha mẹ cõng vượt suối Thầy Luyến rất nguy hiểm.
Ông Nguyễn Văn Hội, chủ tịch UBND xã Phú Định nói: “Năm 1979, thôn 9 Hà Pheo được thành lập và từ đó đến nay năm nào vào mùa mưa lũ, học sinh đều phải bơi hoặc phụ huynh cõng con vượt nước lạnh, chảy xiết đến trường. Nhiều học sinh bị ướt sách vở, áo quần ngồi trong lớp co ro rất thương…”
Ông Hội cũng cho biết, từng có một phụ nữ khi trở dạ, do lũ quá to, không thể vượt suối nên thai nhi bị chết, chỉ cứu được mẹ. UBND xã Phú Định đã có tờ trình xin kinh phí làm cầu vượt để giúp học sinh và người dân qua lại an toàn, nhưng chưa nhận được hồi âm. Hà Pheo có 30 hộ dân với 125 khẩu, trong đó có 25 cháu học sinh các cấp.
tin, ảnh: Q. Nam
Vừa rồi trên tivi cũng có phóng sự về việc các em khu vực vùng sâu vùng xa mỗi ngày phải bơi qua một khúc sông chạy mạnh để đến trường học, khi về cũng bơi như vậy, thật nguy hiểm. Trông các em vô tư vui vẻ với chuyện này, nhưng nguy hiểm thì chả cười với ai bao giờ cả.
ThíchThích
Bộ Giao thông yêu cầu chấm dứt cảnh ‘bơi đến trường’
Sau khi VnExpress và một số báo phản ánh tình trạng học sinh ở Minh Hóa (Quảng Bình) phải bơi qua sông đến trường, Bộ Giao thông Vận tải đã cử cán bộ xuống kiểm tra và yêu cầu địa phương giải quyết tình trạng này.
Trao đổi với VnExpress ngày 7/10, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (người trực tiếp kiểm tra) cho biết, tại hai bản Ông Tú, Ka Óoc xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), qua kiểm tra thấy dòng sông hẹp, địa hình nhiều đá, không thể sử dụng đò máy, Bộ đã yêu cầu UBND huyện Minh Hóa cấp 2 đò nhỏ để đưa đón học sinh đi học; yêu cầu trường tiểu học bản Hưng tổ chức đưa, đón các em tại vị trí bờ sông, đồng thời cấp phát cho trường này 50 áo phao.
Về việc xây dựng cầu, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình cho biết, từ quốc lộ 12A qua bản Hưng đến bản Ông Tú khoảng 4 km, trên tuyến này cần xây dựng một cầu vượt suối dài khoảng 100 m. Nhưng địa phương mới đầu tư được một km đường từ quốc lộ 12A đến bến đò. Kinh phí dự kiến xây cầu, đoạn đường còn lại khoảng 50 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn, hiện tỉnh chưa đầu tư làm ngay được.
Trước đó ngày 20/9, VnExpress đã phản ánh tình trạng học sinh ở hai bản Ông Tú và Ka Óoc phải bơi qua sông Khe Rào (thượng nguồn sông Gianh) đến trường. Các em cho cặp sách, quần áo vào túi nylon rồi cùng bơi qua sông. Nhiều em không mang theo túi thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt.
Hơn một tuần sau, khi VnExpress trở lại bản Ông Tú và Ka Óoc, các em học sinh vẫn bơi qua sông để đến trường.
Ngày 26/9, VnExpress đăng bài phản ánh tình trạng học sinh ở các bản vùng sâu của xã Giao An, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải leo lên chiếc bè được ghép bằng những thân gỗ và dùng sức kéo bè qua sông Âm
Vụ trưởng Nguyễn Văn Thuấn cho biết, sau khi kiểm tra, Bộ Giao thông đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu xây dựng bến đò có cáp hỗ trợ để sớm thay thế bè mảng.
Đoàn Loan
ThíchThích