
Camille Huyền tâm sự về hành trình ra đời của album nhạc Cung Tiến trong 3 năm vật vã, cũng như đọc lời tựa chị viết trong tập nhạc kèm theo: “Venice, năm 2004, tình cờ Camille nắm trên tay tập nhạc Cung Tiến. Mượn tập nhạc mang về Thụy Sĩ, Camille bắt đầu tập hát mỗi đêm từng nốt từng nốt với cây guitar trong suốt một năm trời. Càng ngày càng đam mê trước ý tưởng sâu-sang-đẹp của những bài thơ, trước tài nghệ phi thường của anh Cung Tiến”.
Sau đó, được sự giúp đỡ của ông Walther Giger – nghệ sĩ Guitar danh tiếng trong ban nhạc ban nhạc thính phòng cổ điển Orches Trio Zurich, đồng thời cũng là thầy dạy đàn của mình, Camille Huyền đã thu âm những tác phẩm Cung Tiến. Điều đặc biệt là trong album, nghệ sĩ Walther Giger hoà âm “phù hợp với tánh tình của cô học trò”. Và như thế, nghệ sĩ Walther Giger “lắng nghe và nhìn Camille hát rồi muốn biết Camille nghĩ gì, thấy gì, nghe gì trong những ca khúc nghệ thuật của Cung Tiến”. Để rồi “tiếng đàn và tiếng hát là cuộc đối thoại cùng vui cùng buồn cùng màu sắc, cùng nhịp đập”. “Tiếng hát là tình cảm kín đáo của phương Đông và tiếng đàn tôi là sự xáo động phản kháng của phương Tây”…
Walther đã phổ nhạc Say trăng, Rượt Trăng với giai điệu đồng bóng andantino như rơi vào trạng thái say mê xuất thần, như thể khạc hồn ra ngoài cửa miệng, cho bay lên hí hửng với ngàn khơi!
Có phải ngoài sứ mạng ngợi ca cái đẹp, nhà thơ còn phải trả giá bằng máu xương và nước mắt của mình để gào lên những tuyệt tác? Tử bước qua giai đoạn đau thương. Sống vất vưởng một mình trong bóng tối với nỗi cô đơn, ê chề. Tử ngụp lặn dưới trời sâu, gào khóc trong tuyệt vọng. Ôi! Những Giọt Lệ (sostenuto) não nuột nằm chực trong cổ họng, ứ đọng, nay bật ra. Từng lời nứt ra là từng mảnh đau đớn cô liêu trào ra. Đau đớn càng trào ra thì khóc than càng nức nở, trút cuồng điên phẫn nộ cho số kiếp bất hạnh của mình. Nhịp khóc được Walther diễn tả kín đáo rỉ ra từng nốt, từng âm khắc khoải. Rồi cõi lòng như được mở ra, nhanh dần, rộng hơn. Đau thương dồn cao tột cùng để cuối cùng, vỡ òa ra thành ngàn vạn giọt châu.
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi
Bao giờ tôi hết được yêu vì
…
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ!
Và Anh Điên và Em Điên (inquieto, tempo libero), một cuộc đối thoại của hai linh hồn mất trí. Hãy để những gì chất chứa trong lòng thoát ra qua tiếng đàn. Hãy để tâm tư mình bộc lộ không gìn giữ. Hãy gào thét trách móc thỏa thích. Ngôn từ chân chất dân dã như nuốt phứt, cắn cắn cắn cắn, đứt, xé, bóp, túm là những chữ chúng ta được thấy lần đầu tiên trong ca khúc Việt Nam với sự phổ nhạc tài tình của nhạc sĩ Giger.
Anh nuốt phứt hàng chữ
Anh cắn vỡ lời thơ
Anh cắn cắn cắn cắn
Hơi thở đứt làm tư!
Em xé toang hơi gió
Em bóp nát tơ trăng
Em cắn vỡ hương ngàn
Em túm muôn trời lại…
Thơ Hàn Mặc Tử là một rừng châu báu, ngọc ngà bất tận. Huyền bí, sâu thăm thẳm. Làm thế nào mà một nhạc sĩ ngoại quốc đầu tiên người Thụy Sĩ – Walther Giger lại phổ nhạc như lấy da thịt mình, hồn mình, hòa chung với thơ như thế? Cái Duyên và Cái Tài Tình trong nghệ thuật khó làm sao giải thích!
Dù nhịp điệu có thể là Reggae cổ điển trong Sáng Trăng, có thể là Bossa Nova trong Đà Lạt Trăng Mờ, hay Atonal hoàn toàn ngẫu hứng trong Say Máu Ngà. Dù phong thái có từ Barock trong Những Giọt Lệ đến avant-garde Anh Điên, Em Điên v.v.v. tất cả chín bài thơ đều được Walther Giger phổ thành ca khúc lẫn hòa âm phối khí ở âm sắc Ngũ Cung, đặc trưng âm nhạc Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một đặc điểm tuyệt vời của âm nhạc Walther Giger. Mặt khác, không một câu thơ nào phải biến dạng hay khụy gối để nhạc có thể bay lên. Thơ và nhạc cứ như tri âm tri kỷ đang tâm tình. Thơ đến đâu thì nhạc đến đó, quấn quýt dẫn dắt nhau đi. Ngoài ra Walther Giger đã soạn bài Trường Tương Tư thành một Passacaglia độc tấu Tây Ban Cầm.
Những luyến láy mềm mại làm sáu dấu giọng của tiếng Việt được tôn trọng tuyệt đối. Phải thật sự yêu Việt Nam, yêu văn hóa Việt Nam và trân trọng với công việc sáng tác, Walther Giger mới dày công viết được những tác phẩm quý giá này. Đây là những Bài Ca Nghệ Thuật (Art Songs) bởi lời ca là những bài thơ bất tử có giá trị văn học và có thể cảm nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Âm nhạc có cấu trúc, có chủ đích, có điển tích. Có bài soạn cho dương cầm; có bài cho Tây Ban cầm; nhiều bài lại soạn cho Tây Ban cầm bốn bè, Nguyệt, Cò, Bầu và Tranh. Vô cùng trân trọng đón nhận nghĩa cử cao đẹp này của người nhạc sĩ ngoại quốc đầu tiên phổ thơ thành ca khúc trong lịch sử âm nhạc Việt Nam: Walther Giger.
(theo SDB – Tạp chí Sông Hương)
(nhạc: Cung Tiến – thơ: Quang Dũng)
Mai chị về em gửi gì không?
Mai chị về nhớ má em hồng.
Đường đi không gió lòng sao lạnh?
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong.
Quê chị về xa mù dặm xa.
Rừng thu chiều xao xác canh gà.
Hoa rơi khắp lối sương muôn ngả
Ngựa lạc rừng hoang hoa lướt qua.
Ngựa chị dừng bên thác trong veo.
Lòng chị buồn khi nắng qua đèo.
Nơi đây lá vàng vướng chân ngựa.
Hươu chạy quay đầu theo ngó theo.
Rừng đêm nhòa bỗng nhớ hoang mang
Ngựa chị dừng bên thác trăng vàng
Sao rơi đáy nước vương chân ngựa
Buồn dâng đôi mi, buồn dâng đôi mi
Hàng lại hàng…
Chuyện bên lề:
Ca (họa) sĩ Camille Huyền đã một lần ghé Banmê trong hành trình đi tìm người hòa âm nhạc Cung Tiến và đã gặp anh em văn nghệ trên xứ càphê cao nguyên.
Để chuẩn bị tiếp đãi Camille một cách nồng hậu nhất, cả bọn quyết định nhờ biệt thự của anh B., báo hại anh chàng vì chiều bạn phải cho người khệ nệ khiêng cây Piano từ nhà lên, Trong ngôi biệt thự xanh mướt cách Bmt 6 Km, một bữa tiệc nho nhỏ được chuẩn bị chu đáo, tất nhiên không thể thiếu bia rượu nhẹ nhẹ…
Camille rất cảm động và nhanh chóng trở nên thân quen với mọi người.
Đến lúc anh Châu giới thiệu Camille, hoạ sĩ, ca sĩ đến từ Thuỵ Sĩ thì mọi người hoan hô nhiệt liệt.
Ai cũng háo hức nghe tiếng đàn Piano của Camille.
Sau khi được trang trọng giới thiệu, Camille đã nhỏ nhẹ mà rằng:
“Em không biết đánh đàn Dương cầm”
Đây là câu chuyện thật nên nếu Camille có đọc cũng sẽ nhớ lại và… cười.
Riêng tôi vẫn nhớ cô nàng thanh thanh người Huế, có giọng hát và phong cách quá Huế, quá dịu dàng…
Trần Can
Gửi anh Can,
Em rất xúc động khi đọc bài post này và nghe bài hát này của chị Camille, mà không hiểu là tại sao! Chắc tại em cũng có nghe qua nhạc Cung Tiến và nghĩ về mấy bài thơ HMT rồi nên cũng từng nghĩ mình sẽ viết về nó, nhưng em chưa viết thì thấy có bài này của a Can hay quá rồi nên chắc ”ngậm ngùi” mà enjoy bài này thôi 😀
ThíchThích
Anh lại thấy nhạc W.Giger rất tương đồng với phong cách “dân gian đương đại” của mấy nhạc sĩ nhà mình như Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến..v.v.
Ngọc Vũ nghe được là rất giỏi vì thể loại này tương đối kén người nghe.
Mến.
ThíchThích
Camille đây cả nhà ơi!
Ôi chao cảm động quá vì cả nhà vẫn còn nhớ Camille! Tình Bạn chân thành này là món quà “sống để dạ, chết mang theo”. Đã bao năm trôi qua kể từ ngày Camille đi ngơ ngơ lên Ban Mê Thuột? Ba hay bốn? Hay năm sáu năm hơn? Ai đã ra phi trường đón Camille với cái máy chụp hình? Buổi cơm đầu tiên ở nhà hàng thật ngon rồi đêm ca hát với nhau tại biệt thư của Anh Can (Camille biết tên vì vừa đọc bài anh ấy viết ở trên hihihi) Camille vẫn nhớ rõ lắm. Nhớ quán cafe Văn của anh Nguyễn Tất Đạt người miền núi. Nhớ bửa cơm trưa ở nhà anh ấy cả nhà cùng nhau vừa ăn vừa hát hợp ca bài Ngõ Vàng Quỳ và rất rất nhiều bài khác. Ai cũng hát rất hay…Camille còn nhớ cái ghế nơi Camille ngồi và nhớ luôn cả cái vườn lủng lẳng bầu bí và hoa của cafe Văn nữa. Hôm ấy trời nắng dìu dịu, dễ chịu và dễ thương lắm.
Anh Châu – chồng chị Hường – đã tặng Camille tập nhạc anh ấy sáng tác, thỉnh thoảng C vẫn mang ra hát cho bạn bè ở Thụy Sĩ nghe để nhớ về những kỹ niệm ngày ấy…
Biết đâu chừng tháng 4 năm 2012, sau khi biễu diễn cho Festival Huế, Walther và Camille sẽ lên Ban Mê Thuột hát cho cả nhà nghe hihihi. Hay cả nhà ra Huế chơi đi! Festival Huế rất nổi tiếng về sự phong phú và chất lượng đó.
Hẹn gặp lại nhau nhé.
CH
ThíchThích
Rất vui khi gặp Camille một cách đầy bất ngờ trên Dotchuoinon.
Anh em Bmt thỉnh thoảng vẫn nhắc Camille.
Cũng mong anh em có dịp kéo nhau ra Huế để thưởng thức Festival, giọng hát Camille và tiếng đàn của anh Walther nữa chứ.
Camille khỏe nhé.
ThíchThích
Cám ơn chị Camille.
Mình thấy có vài bản của chị Camille trên youtube rất hay đây:
NANA — BERCEUSE Manuel de Falla (1876-1946)
Camille Huyen and Walther Giger perfoming at Festival Hue 2010
Tỳ Bà – Thơ: Bích Khê – Nhạc: Khúc Dương – Tiếng hát: Camille Huyền
Camille Huyen and Walther Giger performing at Festival Hue 2010
ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ
ĐÀ LẠT im Mondnebel
Poem Hàn Mạc Tử
Musik Walther Giger
Giây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa Yêu.
Hàng thông thấp thoáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…
Heilige Momente sind angebrochen
Verträumte Landschaft unter Traumhimmel
Mond und Sterne trunken im lichten Nebel
Bereit um Poesie zu empfangen
Lasst uns schweigend in uns versinken,
um Wasser im Seegrund murmeln zu hören
um Trauerweiden im Wind frösteln zu spüren
und, verstehen wie der Himmel LIEBE erklärt
Pinienreihen verlieren sich im Schatten,
Zweige und Bätter sind in Nebel verschlungen
Illusion und Wirklichkeit kaum auseinanderzuhalten
Die Milchstrasse funkelt im Schleier der Nacht
Der ganze Sternenhimmel in Mondfarbe trunken
Meine Seele in absoluter Stille versunken
Weder Bewegung noch Geräusch wahrnehmend
Nicht einmal die Explosion der Sternschnuppen…
(In Deutsch übersetzt: Maren Rühling, Truong Dinh Ngo)
Camille Huyen and Walther Giger performing at Hue Festival 2010
SÁNG TRĂNG Mondschein
Poem Hàn Mạc Tử – Musik Walther Giger
Vui thay cảnh sáng trăng
Ái tình bắt đầu căng.
Hoa thơm thì nín lặng
Hương thơm thì bay lan
Em tôi thì hỗn hễn
Áo xiêm lấm tấm vàng
Em tôi đã hiểu chưa
Đó là khúc tình ca
Nẩy theo hơi thở nhẹ
Ở trên làn giây tơ
Của lòng em rộn rã
Khi mới học đòi mơ
Đêm nay trăng đúng tuổi
Năm nay em dậy thì
Làm sao không quyến luyến
Hoa gió đã tình si?
Em tôi còn ngẫm nghĩ
Chưa thấy nói năng chi…
Wie fröhlich der Mondschein ist
das Verlangen nach Liebe schwillt.
Blumen schweigen,
Düfte strömen
Meine kleine Schöne,
außer Atem vor Aufregung
in ihrem mond-geblümten Kleid
Hast Du schon verstanden, meine Kleine,
Dies ist das Lied der Liebe,
es schwingt in Deinem leichten Atem,
spielt auf den seidenen Saiten
Deines klopfenden Herzens,
wenn es das Träumen lernt.
Heute Nacht ist Vollmond
Dieses Jahr bist Du reif für die Liebe
Wie dem Verlieben ausweichen
Wenn selbst Blumen und Wind sich verlieben.
Meine kleine Schöne, sie überlegt noch
will noch nichts sagen…
(übersetzt in Deusch: Maren Rühling und Truong Dinh Ngo)
SAY TRĂNG Mondestrunken
Poem Hàn Mạc Tử – Musik Walther Giger
Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi
Ở trên kia có một người
Ngồi bến sông Ngân giặt lụa chơi
Nước hóa thành trăng, trăng ra nước
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm!
Người trăng ăn vận toàn trăng cả
Gò má riêng thôi lại đỏ hườm.
Ta hẵng đưa tay choàng trăng đã
Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi
Trăng vướng lên cành, lên mái tóc cô ơi!
Hãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi.
Thong thả, cô đi…
Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương
Tối nay trăng ở khắp phương
Thảy đều náo nức khóc nường vu quy.
Say! Say lảo đảo cả trời thơ
Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy,
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
Huyền Cầm – nhạc: Khúc Dương – Thơ và tiếng hát: Camille Huyền
Hò Huế (Ưng Bình Thúc Giạ Thị)
ĐÊM KHÔNG NGỦ Schlaflose Nacht
Poem Hàn Mạc Tử – Musik Walther Giger
Non sông bốn mặt ngủ mơ màng
Thức chỉ mình ta dạ chẳng an
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
Khóc dùm thân thế hoa rơi lệ
Buồn giúp công danh dế dạo đàn
Trỗi dậy ngâm nga vài điệu cũ
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.
Das ganze Land ist in einen Nebelschlaf versunken
Ich allein bin wach, von tausenden unsäglichen Sorgen beunruhigt
Mondschein klettert übers Fenstergitter, berührt das Kissen
Herbstwind zieht durch die Türspalte, reibt sich am Duvet
Teilnahmsvoll beginnen die Blumen zu weinen
Grillen spielen ein Klagelied über mein Leben
Ich wache auf und singe alte Lieder
Der Morgen hat fünfmal geläutet,
meinen Kummer jedoch nicht verbannt
ĐÊM KHÔNG NGỦ
Auf den Hintergrund eines klangmalerischen instrumentalen Satzes legt sich monologartig die Gesangsstimme. Die kontemplative Stimmung des Liedes wird kontrastiert durch (innere) Unruhe darstellendes beschleunigendes Tremolo der Mondlaute. Ein zart schwebendes Motiv am Anfang wird in die Gesangsstimme übernommen (Non sông bôn mat…) und entfaltet sich in einem fein gewobenen Netz in alle Stimmen (Instrumente). Dadurch ist der musikalische Fluss gewährleistet, trotz des freien Zeitmasses (unterschiedliche Tempi).
Walther Giger, Zürich Oktober 2009
Sleepless Night
On the picturesque sound background of instrumental phrase the canto vocal places in monologue-like. The contemplative atmosphere of the song is set in contrast to the internal uneasiness represented by the rushing tremolo of the moon lute. A gentle floating motif at the song begin (Non sông bôn mat…) is taken over in the canto vocal, unfolds and develops in a finely woven web where all instruments join in. Through this web the musical fluency is ensured, notwithstanding the free and different tempi.
(Translated by Truong Dinh Ngo, Ben Xuan, Hue October 2009)
ThíchThích
Just a little and personal question.
Why not and where is “hoài cảm”?.
Thanks for the album and your efforts.
Tuấn Trần.
ThíchThích