-
TĐH: Khi đám đông thường xuyên có tác phong vô đạo đức như thế này, thì vai trò của nguời tư duy tích cực trong việc nân cấp đạo đức xã hội rất là quan trọng.
SGTT.VN – Sáng ngày 28.7, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, chiếc xe tải chở trái cây đang lưu thông hướng Nam – Bắc bất ngờ bị lật giữa đường, trái cây tung ra nhiều người lao vào hôi của, rất phản cảm.
Xe ô tô tải mang biển số 47P-2149 chạy theo hướng Nam – Bắc, khi đến km 648 quốc lộ 1A thuộc xóm 16, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch thì bị lật khiến toàn bộ thùng hàng chứa trái cây đổ tung giữa đường, gây cản trở giao thông cho nhiều phương tiện giao thông qua lại khu vực này.
Sau khi trái cây rơi vãi, hàng trăm người địa phương và khách lưu hành trên đường lao vào hôi của, rất phản cảm.
Cảnh tượng gây hỗ loạn giữa quốc lộ 1A khiến đoạn đường bị ách tắc hơn bốn giờ. Người cướp trái cây bỏ vào bao, kẻ dừng xe máy chở cả thùng hàng khiến tài xế chỉ biết đứng kêu trời.
Chứng kiến cảnh nhiều người lao vào hôi của, nhiều người lắc đầu ngao ngán: “Họ bị nạn, đã không giúp đỡ thì thôi, lại còn tranh nhau hôi của”.
Người dân địa phương lao vào hôi của rất phản cảm.
|
Khi không có pháp luật, con người sẽ hành động theo bản năng. Dùng tuyên truyền để nâng cấp đạo đức xã hội có khi phải cần trải qua 1 vài thế hệ.
ThíchThích
Lonelyway,. không phải VN đã có đủ luật cho mọi thứ trên đời rồi sao?
Nhưng thiếu đạo đức thì nguời ta không thấy sai là sai.
:Luật pháp nào có thể bắt em bé 9 tuổi hy sinh gói mì của mình cho tập thể?
Tác phong cá nhân luôn là nền tảng của xã hội. Mọi xã hội tồi tệ nhất thế giới đều luôn luôn có đủ luật, chỉ thiếu đạo đức.
Và người thíếu đạo đức, kể cả các lãnh đạo, luôn luôn xem thường đạo đức, chỉ nói đến luật.
Luật chỉ là khí cụ. Thiếu đạo đức thì người ta dùng luật để làm chuyện vô đạo vô nhân. Cho nên ta phải nắm vững cái gì là gốc con nguời và xã hội.
Hơn nữa, luật là việc của nhà nước. Đạo đức là nhiệm vụ cá nhân. Người ta rất thích nói chuyện đổ tội cho nhà nước, hay chúng nó, hay ai đó, để trốn trách nhiệm cá nhân.
Trách nhiệm cá nhân cho mỗi chúng ta, kể cả Lonely Way, là sống đạo đức và dạy nguời khác sống đạo đức.
Lonely way, bạn có chấp nhận sống đạo đức trong đời sống cá nhân của bạn không? Hãy cùng đồng ý điểm này, trước khi ta nói đến luật hay nhà nước.
ThíchThích
Hi cả nhà,
Em luôn nghĩ theo hướng ”tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, sự việc xấu xảy ra luôn do bản thân con người mình gây nên trước cả, do đó trước khi blame someone for something bad thì mình nên nhận ra nguyên nhân căn bản nhất là do mình 🙂
Đạo đức mất đi không phải do luật chưa quy định mà do bản thân con người mình làm nó mất đi trước. Xã hội xuống cấp không phải vì bản chất xã hội như thế mà do mình chưa sống đúng mà thôi.
Anh Hoành hỏi ”’Lonely way, bạn có chấp nhận sống đạo đức trong đời sống cá nhân của bạn không? Hãy cùng đồng ý điểm này, trước khi ta nói đến luật hay nhà nước” Em nghĩ câu trả lời sẽ là Nếu tôi chưa sống đạo đức trong đời sống cá nhân của mình, đừng đòi hỏi luật hay nhà nước phải làm như vậy trước!
ThíchThích
Việc sống đạo đức tôi có thể làm được. Song tôi cũng như rất nhiều người khác không phải ai cũng có đủ uy tín và tầm ảnh hưởng trong xã hội được như anh Hoành để dạy bảo người khác sống đạo đức.
Việc anh Hoành nói là rất cần thiết, nhưng liệu như thế có đủ để thay đổi và giải quyết được hiện thực này.
Trước những việc tiêu cực, tôi muốn nghĩ đến nguồn gốc của hiện tượng và liệu có cách nào để tích cực hơn? Tôi cũng rất ủng hộ anh Hoành: đừng chửi đổng mà hãy do something nhưng do something thực sự có hiệu quả và khả thi.
Tôi rất tin tưởng vào sức mạnh của luật pháp. Luật cũng đã có, vấn đề là người ta thực thi pháp luật như thế nào? Việc hôi của là hành vi ăn cắp đúng không ạ? Tại sao người bị nạn lại không được bảo vệ?
Hãy so sánh việc đội mũ bảo hiểm có hiệu quả rõ rệt như thế nào khi luật giao thông được thực hiện nghiêm với tình trạng hút thuốc lá ở nơi luật không cho phép. Dân trí còn đang rất thấp, tuyên truyền đạo đức có đủ để họ tự giác thay đổi được không? Đó là thực tế. Và dũng cảm nhìn vào thực tế để tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.
Luật pháp của VN có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Có câu chuyện hài về những phiên tòa ở Mỹ xét xử những vụ việc vụn vặt, đôi khi chỉ vì con chó, con mèo mà lôi nhau ra tòa án, rồi thì con cái kiện bố mẹ, anh em kiện nhau. Còn ở VN, cũng vì những lý do vụn vặt không kém, kết quả của việc tự giải quyết là người mất mạng, người đi tù. Cùng việc đó, người Mỹ có hài kịch còn VN có bi kịch.
Nhà nước cũng như các lãnh đạo ai cũng mong muốn quản lý tốt mọi việc. Những phản hồi từ phía người dân sẽ giúp họ làm tốt hơn chứ. Mọi người có thấy tác động từ những bức xúc của dư luận đến việc quản lý phí gửi xe của các điểm trông giữ không?
Việc chửi đổng nhà nước rõ ràng là không hiệu quả, song quyền lên tiếng của người dân thì nên được khuyến khích và đó là 1 việc làm giúp cho việc quản lý tốt lên nhiều. Tất nhiên nhà nước có tiếp thu ý kiến của người dân hay không lại là 1 vấn đề hoàn toàn khác.
Việc hôi của này diễn ra thường xuyên chứ không chỉ ở trong bài báo này, và sẽ không thể giải quyết tình trạng này nếu không có những biện pháp từ phía nhà nước.
Tôi thực sự mong muốn mọi người hãy suy ngẫm về nguồn gốc của các tiêu cực trong xã hội.
ThíchThích
Hi Lonely Way.
Đương nhiên hành xử luật nghiêm minh là cần thiết cho xã hội. Mình là lụât gia thâm niên mà, sao lại không biết điều đó?
Nhưng VN đã mấy ngàn năm văn hiến mà vẫn nằm duới đáy xã hội, và tác phong con người vẫn rất tồi tệ, thiếu đạo đức, là vì sao? Ta thiếu luật mấy ngàn năm nay hay sao?
Không môt quốc gia nào trên thế giới thiếu luật. Luật klhông bao giờ thiếu. Chỉ có thếu đạo đức. Trong vòng vài trăm năm nay đạo đức của chúng ta suy đồi. Trước hết là suy đồi theo Tống Nho suy đồi ở Trung quốc. Tiếp theo là suy đồi vì các giá trị đạo đức trên nền tảng Phật giáo (và Khổng giáo, Lão giáo) bị nguời Pháp tận diệt, và Công giáo, có một số giá trị đạo đức rất tốt, bị chính trị hóa bởi chủ nghĩa thuộc địa. Đây là tiến trình suy thóai đạo đức cả mấy trăm năm.
Luật là khí cụ quản lý. Đạo đức là tâm thức con nguời để sử dụng khí cụ đó. Tâm thức mà tồi tệ, thì khí cụ sẽ được sử dụng tồi tệ. Nguời ta huấn luyện trái tim con nguời, chẳng ai lo huấn luyện khí cụ (dù là lâu lâu mài dũa khí cụ cũng là việc nên làm).
Nếu ta muốn ra khỏi cái vòng nghèo đói ngu dốt thì MỖI NGƯỜI phải đặt ưu tiên số một vào đạo đức của chính mình. Các điều khác, luật pháp nghiêm minh, chính trị trong sáng, kinh tế phát triển, đều từ đạo đức cá nhân mà ra.
Đừng đăt luật pháp ngang hàng với đạo đức con người. Đạo đức là ưu tiên một. Luật pháp là ưu tiên hai. Các bạn muốn nói gì thì nói, nhưng trong cách suy nghĩ, và trình bày tư tưởng, đừng làm cho chính mình và các bạn khác lầm lộn, bằng cách đảo lộn ưu tiên. Please!
Và nếu bạn nào chưa có tâm nguyện đặt đạo đức sống của chính mình lên hàng đầu, thì xin đừng bàn chuyện chính trị hành chánh công quyền, vì đó chỉ là cách rất hay để bạn từ chối trách nhiệm cá nhân và sống kiểu đạo đức giả, và mỗi lời các bạn nói ra chỉ là thở thêm làn khí tiêu cực vào môi trường. Con người tiêu cực không thể tạo ra năng lượng tích cực cho môi trường.
Mỗi chúng ta hãy có kỹ luật với chính mình trước khi nói đến kỹ luật quốc gia. Tích cực với chính mình trước, please!
ThíchThích
Sống theo pháp luật, sống đạo đức, là trách nhiệm của mỗi người dân, của mỗi cá nhân chúng ta.
Nhưng bắt buộc người dân sống theo pháp luật và dạy cho người dân sống đạo đức – tôi nghĩ trước hết đó là trách nhiệm của nhà nước. Sau đó là của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của hệ thống giáo dục, tôn giáo…
Nhà nước và các tổ chức nầy – vừa có trách nhiệm vừa có điều kiện thuận lợi hơn mỗi cá nhân chúng ta – để làm việc nầy.
Mỗi cá nhân chúng ta cũng có trách nhiệm, nhưng là tự nguyện và thực tế là mỗi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều hạn chế khi làm việc nầy.
Và không phải bất cứ ai muốn dạy người khác sống đạo đức, cũng có thể làm được, mà người ấy phải có tâm và phải có tài. “Thuyết giáo” chưa đủ, mà cần phải “thân giáo”.
Theo tôi, đạo đức xã hội tốt lên nhờ bởi nhiều nguyên nhân, nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó biện pháp của nhà nước là quan trọng nhất.
Một điều nữa là: Con cái trong nhà chỉ nghe và làm theo lời dạy của cha mẹ khi chúng thực sự tin rằng cha mẹ mình đã làm đúng như những lời đã dạy mình.
ThíchThích
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân là việc phải làm trước hết.
ThíchThích
Anh Thảo,
Nếu anh đọc sách Thiền hay sách về các Thánh của Thiên Chúa Giáo hay Thánh kinh Hồi giáo, chẳng sãch nào nhắc hơn 10 chữ đến nhà nước, đừng nói là xác đinh vai trò nhà nước quan trọng số một trong việc bảo tồn và nâng cao đạo đức.
Đạo đức là vai trò của mỗi cá nhân. Và mỗi cá nhân phải sống để cho xã hội mình sáng ra. Nhà nước không thể làm gì nhiều đến cái tâm con nguời dù rằng nhà nước, cũng như mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng phần nào đến quốc gia.
Nhà nước là con đẻ của nhân dân. Nhân dân thế nào thì sinh ra nhà nước thế ây. Nhân dân không phải là con của nhà nước. Mọi nguời làm trong nhà nước đều từ nhân dân mà ra; mọi nguời dân không đến từ nhà nước. Dân đẻ ra nhà nước, nhà nước không đẻ ra dân. Chân lý này chúng ta phải nắm vững. Anh Thảo có ý cho rằng nhà nước là bố mẹ và nhân dân là con cái. Người ta có thể lạm quyền như thế, nhưng trong vấn đề tâm lỹ xã hội, chân lý luôn luôn là nhân dân đẻ ra nhà nước. Nhân dân cướp bóc hôi của thì đẻ ra nhà nước cướp bóc hôi của. Chân lý này quá rõ, sao ta có thể đảo ngược đầu xuống đất vậy?
Mỗi cá nhân chúng ta phải biết rằng chính chúng ta quan trọng số một cho vấn đề đạo đức của chính mình và xã hội. Khi chúng ta bắt đầu chỉ ngón tay vào nhà nước, nhà thờ, nhà chùa. thì chúng ta bắt đầu một tiến trình phủi tay “không phải chuyện của tôi” và mọi sự trong xã hội bắt đầu đi xuống.
CHị Thiện Châu nói rất đúng: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chẳng có nhà nước nào giúp ta lo việc tu thân được.
ThíchThích
Anh Hoành,
Nói thật với anh, vấn đề đạo đức anh đề cập tôi không hiểu rõ lắm, tôi cảm thấy trừu tượng.
Đơn giản nhất tôi cảm thấy rằng: nếu những kẻ hôi của đều bị pháp luật trừng phạt thì sẽ hạn chế được hiên tượng này ngay cả khi công an chưa kịp có mặt để bảo vệ tài sản. Tôi nghĩ chỉ sau khoảng 1 thời gian không quá lâu, cơ bản chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề này.
Tôi hình dung người chủ của chiếc xe bị lật đó tuyệt vọng và bất lực biết bao.
ThíchThích
Lonely way,
Đương nhiên mình hiểu là các vấn đề đạo đức là trừu tượng với Lonely way. Đạo đức là vậy. Phải thực hành đạo đức cho đến một mức độ nào đó nguời ta mới có thể hiểu được sức mạnh và sự quan trọng của nó.
Việc hôi của, đương nhiên là Lonely Way đúng, nếu nhà nước truy tố vài nguời thì nó sẽ ngưng. Nhưng điều đó sẽ chẳng giải quyết được gì căn bản, cũng như là mũ giao thông thôi. Giải qụyết được chuyện mũ, nhưng mọi vấn đề suy đồi khác vẫn tràn lan, nếu chúng ta không đặt căn bản đạo đức cá nhân lên hàng đầu.
Chính mình đã kêu gọi nhà nước phải truy tố các vị hôi của. Nhưng các bạn KHÔNG THỂ nhầm lẫn bằng cách cho rằng vai trò nhà nước quan trọng hơn vai trò cá nhân trong việc vực xã hội đi lên trong vấn đề đạo đức, và từ đó vực các vấn đề khác về phát triển đất nước như kinh tế, hành chánh công quyền, giáo dục…
Mỗi cá nhân chúng ta phải thấy được chúng ta quan trọng hàng đầu trong việc đưa đất nước đi lên, không phải là nhà nước hay ai hết. Nhà nước là con đẻ của nhân dân. Đừng quên điều đó, Và nhân dân là mỗi người chúng ta.
Nếu các bạn coi thường nhiệm vụ và vai trò số 1 của chính bạn trong việc đưa đất nước đi lên, các bạn đang đi lạc đường, và có cơ hội lớn là các bạn sẽ tiếp tay làm hại đất nước. Các việc này mình mong là không bạn nào mù mờ trong đầu.
ThíchThích
Chào cả nhà,
Cho mình đóng góp thêm ý kiến cá nhân:
Đạo đức của một dân tộc được hình thành từ đạo đức của mỗi người dân. Đạo đức nhân dân phát triển tới một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến kỷ cương của đất nước.
Ngược lại, kỷ cương nhà nước và hành vi lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh hay chậm của đạo đức người dân.
Đây là quá trình tương hỗ hai chiều trong vòng xoáy của sự phát triển. Nhưng trong đó đạo đức của mỗi người dân vẫn là nền tảng và là gốc rễ của mọi vấn đề.
ThíchThích
Ôi, chuyện đơn giản thôi mừ! Nếu không có đạo đức thì luật pháp sẽ phải chi tiết hơn, nghĩa là không ngừng đẻ nhánh để trấn áp cái xấu nảy sinh. Cái văn bản pháp lý phải dày cộp: không đội mũ bảo hiểm –>phạt, lạng lách –> phạt, ăn cướp –>phạt, hôi của–>phạt, thờ ơ –>phạt, bán gà bệnh –>phạt,……Cộng với một lực lượng an ninh tăng cường để kiểm tra và “phạt”. Những người từng bị phạt và cả người chưa để bị phạt đều vì sợ “phạt” mà không phạm lỗi. Nếu có cơ hội, người ta sẽ lại gây ra hiện tượng phi đạo đức khác, và, lại luật! Hôm nay, luật bổ sung thêm điều thứ…về…
Nhưng nếu có đạo đức, quyển luật sẽ không phải dày đến thế. Và báo chí sẽ có dip để nói về lòng nhân ái, tinh thần tự giác…Sẽ không có chuyện tìm kẻ hở của pháp luật để mà vô đạo đức. Sẽ không cần đến lực lượng an ninh dày đặc, sự đe dọa từ phía luật pháp, chỉ đơn giản vì tôi không nỡ, tôi không thể làm thế, hay tôi không muốn bị tẩy chay khỏi cộng đồng nhân ái này…
Nhà nước, Pháp luật chỉ là công cụ bạo lực trấn áp, như là thấy lửa ở đâu thì dập ở đó. Còn đạo đức mới là nền tảng căn bản, giữ cho đất luôn ẩm để không cháy, giúp “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, giúp triệt tiêu nguy cơ cho những hiện tượng xấu.
ThíchThích
Chào chú Hoành và mọi người trong vườn chuối.
Theo cháu thì mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật có thể ví như người chủ và kẻ đầy tớ.
Nếu như chúng ta lại tôn thờ kẻ đầy tớ mà quên người chủ thì sẽ gây ra sự đi xuống của xã hội.
Có thể lấy ví dụ Singapore và Thụy Điển.
Rõ ràng ở Sing pháp luật cứng rắn hơn Thụy Điển, lương bổng của quan chức cao hơn nữa nhưng tỉ lệ tham nhũng của Thụy Điển vẫn ít hơn Sing.
Đấy là do đạo đức ở TĐ rất được chú trọng, chất lượng con người được ưu tiên hàng đầu.
Thêm nữa nếu quá chú ý vào pháp luật thì không thể nào giải quyết triệt để được vấn đề. Luật luôn đi chậm hơn bước tiến của xã hội, sẽ luôn luôn có sự lợi dụng sơ hở của luật pháp (cho dù nó có hoàn thiện đến đâu) nếu như đạo đức xã hội xuống cấp. Luật pháp khô cứng sẽ không thể nào đáp ứng được cuộc sống sinh động muôn màu muôn vẻ.
Muốn có đạo đức xã hội thì có lẽ mỗi người cần tự tu thân mình trước đã, khi ngọn đèn do mình thắp đủ sáng thì sẽ khiến mọi người chú ý hơn, thấy được lợi ích của việc ấy. Đó cũng không khác gì phản ứng dây chuyền . Nhưng đó là quá trình lâu dài nên chỉ có những người nào có tầm nhìn xa nhất thì mới kiên tâm đi theo mà thôi.
Bản thân tôi nghĩ rằng những việc đem lại lợi ích hàng trăm năm thì thường đem lại kết quả rất chậm, điều này được ngẫm ra từ khoa học, có những nhà khoa học được nhân loại biết đến sau khi mất hàng chục đến hàng trăm năm. Công trình của Einstein không biết đến bao giờ mới được ứng dụng một cách toàn bộ vào cuộc sống, có lẽ 100 năm nữa.
Nói tóm lại, đạo đức nên được đối xử như người chủ còn luật pháp chỉ là người đầy tớ mà thôi, nó nên là người phục vụ trung thành cho xã hội.
Chúc mọi người trong vườn chuối tuần mới vui vẻ.
ThíchThích
Em hoàn toàn đồng ý với anh Hoành rằng trong quan hệ giữa xã hội và nhà nước, giữa đạo đức và pháp luật, chúng ta cần nhận thức rõ rằng: “Nhà nước là con đẻ của nhân dân. Nhân dân thế nào thì sinh ra nhà nước thế ây. Nhân dân không phải là con của nhà nước. Mọi nguời làm trong nhà nước đều từ nhân dân mà ra; mọi nguời dân không đến từ nhà nước.”
Chẳng thể nào tách rời Nhà nước và pháp luật khỏi xã hội và đạo đức xã hội. Những cán bộ nhà nước chẳng phải là con em của xã hội cả sao? Làm gì có những vị thần trong sạch nào xuống đây giúp giữ trật tự cho xã hội này? Nếu đạo đức xã hội đã xuống thấp đến mức không thấy việc hôi của của người bị nạn là một việc đáng xấu hổi thì lấy ai để làm ra một đạo luật rằng đó là hành vi phạm pháp? lấy ai để xử lý một cách triệt để những hành vi như vậy?
Pháp luật chỉ là bề nổi của đạo đức xã hội. Nếu không dựa trên một nền tảng đạo đức xã hội, thì pháp luật chỉ là công cụ để “làm luật” của cán bộ nhà nước mà thôi. Nếu không thấy rằng hối lộ là xấu hổ, vượt đèn đỏ là xấu hổ thì điều gì có thể giữ cho một người tự giác ngừng đèn đỏ, để một người tự giác nhận xử lý phạt vi phạm hành chính khi mình trót vi phạm thay vì hối lộ cảnh sát giao thông để vừa đỡ tốn tiền vừa đỡ mất thời gian, công sức đi nộp phạt?
Thêm vào đó, một điểm rất “độc đáo” trong văn hóa Việt Nam so với các nước phương Tây là việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật triệt để không phải một tiêu chí trong đạo đức cá nhân của người Việt Nam. (Các thầy cô trường luật thường “bào chữa” cho tính cách này bằng lịch sử bị đô hộ của người dân Việt Nam, rằng tâm lý đối phó với pháp luật, “vượt rào” mọi khi có thể như một điều đi kèm với tinh thần dân tộc và khẳng định tự chủ!!!) Điều này càng khiến cho tác động của pháp luật trở lại đạo đức xã hội ở Việt Nam rất yếu ớt, mờ nhạt.
Hơn nữa, với tính chất rõ ràng và cứng ngắc của mình, pháp luật chỉ có thể đề cập đến những giới hạn, cận dưới của đạo đức xã hội mà thôi và cũng chỉ chạm được một vài đường trục chính, chẳng thể nào điều chỉnh được mọi vấn đề, mọi hành vi trong đời sống xã hội như đạo đức.
Và cuối cùng, sẽ hầu như chẳng có ích gì khi nói nhiều về việc của người khác. Tất cả những gì mình có thể làm cho mình, cho cộng đồng của mình là những điều … mình có thể làm: vun đắp đạo đức cá nhân mình, những người gần mình, chịu ảnh hưởng ít nhiều từ mình. Thế nên trừ khi bạn là một cán bộ nhà nước, những gì bạn có thể tác động ít nhiều là đạo đức xã hội, chứ không phải pháp luật hay bộ máy nhà nước.
ThíchThích