Hôm này mình xin được đến giới thiệu đến các bạn nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, người thường được các bạn bè nước ngoài gọi là “Beethoven Việt Nam”, qua một bài viết trên trang web “Thăng Long – Hà Nội”, một video Người Hà Nội, và bản Dạ Khúc của ông qua bốn giọng ca khác nhau–Thái Thanh, Mai Hương, Lệ Thu, Trần Thái Hòa.
Chúc các bạn một ngày vui.
Trần Can
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ – Cây vĩ cầm lặng lẽ
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. (Ảnh: TT&VH)
Nguyễn Quang Bích ở Hà Nội là một con phố đẹp và yên tĩnh, với những mái nhà xưa cũ nhấp nhô phủ bóng lên nhau.
Trong một căn nhà cổ trên con phố này là nơi sinh sống của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, người từ lâu lắm rồi đã được gọi bằng danh xưng đầy yêu mến: “Beethoven của Việt Nam.”
Gia đình ông có mặt đã bao nhiêu đời ở Hà Nội, chính ông cũng không biết nữa. Hiện ông sống thanh thản bằng lương hưu của một nhà giáo và chút tiền kiếm được từ bản quyền âm nhạc.
Gia sản đặc biệt nhất của ông là chín bản sonate viết cho violon và piano. Ông chỉ soạn cho vĩ cầm và dương cầm. Ông coi vĩ cầm là vua của các loại nhạc cụ, có khả năng diễn đạt được những tình cảm thiết tha nhất, sôi nổi nhất. Trong các sonate của mình, ông để cho vĩ cầm và dương cầm đối thoại với nhau, cùng trò chuyện, thúc đẩy cho tác phẩm phát triển.
Cuối năm qua, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Hà Nội đã vinh danh ông bằng Giải thưởng Văn hóa di sản Patrimoenia 2009. Một người nước ngoài khi vô tình nghe bản Sonate số 8 của ông đã rất thích và giới thiệu cho ngài Đại sứ Thụy Sỹ. Không ngờ ngài Đại sứ cũng mê bản sonate số 8 và có ý muốn nghe hết chín tác phẩm của ông. Sau khi giới thiệu các tác phẩm này với các nhạc viện, nhạc sĩ của Thụy Sỹ, một buổi lễ trang trọng đã được tổ chức để tôn vinh ông tại Hà Nội.
Ông đã dành toàn bộ số tiền giải thưởng đó cho các trẻ em nghèo và tàn tật tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì cuộc sống của ông không có nhiều nhu cầu, con cái trong gia đình đều đã thành đạt, trong khi còn nhiều trẻ em đang thiếu thốn, vẫn phải sống trong vất vả.
Cụm từ “Beethoven của Việt Nam” khởi đầu là do những người ở Đại sứ quán Pháp gọi ông. Với sonate, tuy chỉ soạn chín bản nhưng ông lại nhận được sự đánh giá cao với hầu hết các tác phẩm của mình. Bà B.Fournier – từng là Chủ tịch của nhiều kỳ thi âm nhạc quốc tế tại châu Âu thích bản Sonate số 6, nghệ sĩ Isabelle Durin – cây violon số 1 của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Ile-de-France thích bản Sonate số 7 và số 9, Giáo sư Ngô Văn Thành – Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia lại thích bản Sonate số 4… Với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông đã được đánh giá rất cao hai tác phẩm Sonate số 4 và số 8.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhận xét: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ là tấm gương về lao động sáng tạo, là tấm gương về tình yêu với nghệ thuật âm nhạc. Ông là một Nghệ Sĩ Lớn với nghĩa viết hoa. Giới nghệ sĩ Việt Nam ghi nhận cống hiến của ông suốt đời vì âm nhạc dân tộc.”
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha nhận xét: “Với tư cách là một chứng nhân, bằng tác phẩm của mình, ông đã cất lên tự đáy lòng chân thật nỗi dằn vặt của một thời, nỗi dằn vặt của dân tộc và cả nhân loại. Và vì thế, nó cứ lan tỏa mãi trong thế giới loài người.”
Giáo sư Ngô Văn Thành – Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhận xét: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ là người tài năng. Các tác phẩm của ông luôn được thể hiện trong một mạch cảm xúc mãnh liệt, tuy được viết theo cấu trúc âm nhạc Tây phương nhưng lại thể hiện một tâm hồn rất Việt Nam, bằng ngôn ngữ âm nhạc rất riêng.”
Trong buổi tôn vinh ông của Sứ quán Thụy Sĩ, một thính giả có tên Aymeric Bes đã nhận xét: “Nhạc của ông cũng như thơ, duyên dáng, nhẹ nhàng mà sâu lắng, hiện đại mà lại thuộc về mọi thời đại. Cảm ơn về sự chia sẻ của biết bao nhiêu là tài năng.”
Đáng lưu ý rằng, ông không được đào tạo một cách bài bản chính quy và cũng không có điều kiện tốt để sáng tác một cách chuyên nghiệp.
Nhà soạn nhạc cổ điển Nguyễn Văn Quỳ nói: “Tôi nghĩ con người khi sinh ra trước hết phải biết sống có tình cảm và tình cảm đó phải là trong sáng. Có được sự trong sáng ở tâm hồn thì mới làm chủ được trí tuệ. Từ đó mới xây dựng được sự nghiệp cho đồng loại, tổ quốc và chính bản thân. Tôi cũng đề cao nhạc buồn bởi nếu không biết buồn thì làm sao biết yêu thương? Schubert có một câu mà tôi rất tâm đắc: “Có thể có âm nhạc hay mà không thể buồn được chăng?” Chính vì thế, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các sonate của tôi luôn hội tụ ba yếu tố tình cảm, trong sáng và trí tuệ.”
Khi năm cánh quân về tiếp quản thủ đô, nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ là người sáng tác bài “Hoan hô quân đội giải phóng thủ đô,” “Hà Nội giải phóng” và được yêu cầu góp phần tổ chức sáng tác, huấn luyện học sinh nội thành biểu diễn phục vụ ngày 10/10/1954.
Ông yêu Hà Nội từ ngày được sinh ra tới tận bây giờ. Khi được tiếp xúc với ông, ở con người này toát ra phong thái lịch thiệp của một người Hà Nội đích thực. Ông khuyên nhủ chúng tôi rằng, “ở đời nên sống lặng lẽ mà làm cho tốt.”
Nếu cần một hình ảnh để so sánh về ông, chúng tôi xin chọn cụm từ: “cây vĩ cầm lặng lẽ”./.
(TT&VH/Vietnam+)
Dạ Khúc
Đêm về trong bước phong sương, lùa gió phũ phàng
Ai cười kiếp sống mong manh, lệ thắm cung đàn
Ai cất chén mong say sưa quên hận sầu
Mơ bóng dáng xưa trong tiếng tơ ngập ngừng, ai oán
Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà
Lan thầm xơ xác run nghe sương chìm băng giá
Hồn ai về rền tiếng than như chập chờn
Hòa tan cùng nhịp sóng nước reo mịt mùng vẳng xa
Còn tiếc khi hoa lòng tươi sắc hương
Ngời ánh mắt in hình xuân trắng trong
Mái tóc xanh ngát hương đời
Gió dịu hiền nhẹ rung lên ngàn lời thơ
Niềm trinh ngất ngây trong bao đợi chờ
Nhưng ngày xanh thắm mau phai tàn áng mây vàng
Cây buồn xao xuyến thương hoa rã rời theo gió
Màu đêm lạnh lùng lấp cánh nhung mịn
Người Hà Nội: Nguyễn Văn Quỳ
Thái Thanh
Xin click vào các links dưới đây để nghe Dạ Khúc
Mình tìm thêm được vài bản nhạc Việt cũng có tên Dạ Khúc sau đây:
– Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca, do Thu Giang hát.
– Dạ Khúc của Quốc Bảo, do Hiền Thục trình bày.
– Dạ Khúc câu Mai Lâm do Mỹ Linh hát.
– Dạ Khúc của Nguyễn Trung Cang, do Nguyên Khang hát.
Hai bản đầu là đúng truyền thống Dạ Khúc (serenade) cổ điển. Bản của Mai Lâm nhẹ nhàng nhưng game thứ, không có âm giai cổ điển của serenade (thường là game trưởng (lãng mạn nhưng sáng hơn gam thứ). Bản của Nguyễn Trung Cang thuộc truyền thống nhạc trẻ sau này.
Cộng thêm hai bài Dạ Khúc cổ điển. Dạ Khúc của Shubert lời Việt Phạm Duy, Thái Thanh hát, và Dạ Khúc của Enrrico Toselli, lời Việt Phạm Duy.,
Dạ Khúc
Nhạc sĩ: Nguyễn Mỹ Ca
Gió gây hương nhớ
Nâng tiếng đàn xa đưa
Sầu vương vấn
Gây mơ khóc trên dây tơ
Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng
Nào đâu thấy tình xưa mơ mòng
Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô
Ôi cung đàn réo vang đêm trường
Giây tơ gào gío đê mê lòng
Lệ tràn vì đâu?
Bao tình tê tái
Nương làn gío bay tìm ánh trăng sao
Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô
Trình bày: Thu Giang http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=gp6GpkF5ru
Dạ Khúc
Nhạc sĩ:
Cần đêm trắng để trút vơi lòng đầy
Cần thêm nắng để em nhìn vừa bóng tối
Cần thêm anh hỏi han cho giấc trưa em yên lành
Cần thêm những lần hẹn như cuối cùng
Cần tay níu để thấy anh còn gần
Cần môi nóng để biết lòng còn ấm cúng
Cần thêm anh, cần thêm cho những khi em lo sợ
Cần thêm yêu hay cần thôi biết yêu
Đã gần thế, thương gần rồi
Vẫn như anh còn xa rất xa
Vì đã vùi hết những ước mơ dịu ngọt
Em thêm cần anh đến muôn lần
Thế tình nhé, xin về gần
Nối thêm yêu thương vào với nhau
Tình có dậy sóng vẫn cứ xin tình nồng
Nối em vào anh chiếc hôn đầu
Trình bày: Hiền Thục http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=eYS0QRvYnC
Dạ Khúc
Tác giả: Mai Lâm
Đêm khuya rồi, dạ lan hương cớ sao em còn thao thức
Đưa hương thầm gửi theo làn gió đêm đi đâu về đâu
Phải chăng em sợ mùa thu buồn mà đi
Chỉ còn ánh trăng ướt bên thềm thôi
Giọt sương đêm trên cánh hoa mơ hồ
Nhẹ rơi…
Đêm khuya rồi ngủ đi những ước mơ đang còn thao thức
Bao ưu phiền để lại cùng lãng quên sau những hàng mi
Màn đêm như một dòng sông dịu dàng trôi
Chở những ước mơ tới bên bờ nào
Bình yên sóng ru tiếng ru êm đềm dạt dào…
Ơi à ơi…
Ngủ đi những đôi tay sau một ngày miệt mài
Thảnh thơi tới rủ những yêu thương bên bờ vai
Ngủ đi những đôi chân sau chặng đường dài
Một mai sẽ bước tới những chân trời xa
Ngủ đi môi hôn môi hôn vụng dại
Hồng như mới nói tiếng yêu đầu
Ngủ đi hỡi con tim mệt nhoài
Buồn với nhớ rồi sẽ nguôi ngoai
Đêm khuya rồi ngủ đi những ước mơ đang còn thao thức
Bao ưu phiền để lại cùng lãng quên sau những hàng mi
Màn đêm như một dòng sông dịu dàng trôi
Chở những ước mơ tới bên bờ nào
Bình yên sóng ru tiếng ru êm đềm dạt dào…
Ơi à ơi…
Ngủ đi những đôi tay sau một ngày miệt mài
Thảnh thơi tới rủ những yêu thương bên bờ vai
Ngủ đi những đôi chân sau chặng đường dài
Một mai sẽ bước tới những chân trời xa
Ngủ đi môi hôn môi hôn vụng dại
Hồng như mới nói tiếng yêu đầu
Ngủ đi hỡi con tim mệt nhoài
Buồn với nhớ rồi sẽ nguôi ngoai
Ngủ đi hỡi con tim mệt nhoài
Buồn với nhớ… rồi sẽ nguôi ngoai…
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Da-Khuc-My-Linh/IWZAW8U7.html
Dạ Khúc
Tác giả: Nguyễn Trung Cang
Tình đã như mùa thu
Ngày qua tưởng như trong cơn mộng du
Hạnh phúc những thuở ấy nay xa rồi
Một mình thao thức với đêm trôi
Lắng nghe những đêm dài
Từng đêm phiêu lãng ru hồn say
Hương xưa trên môi người yêu dấu
Bóng dáng thuở ấy nay còn đâu
Này gió mang tình ta
Người đi những đau thương bao ngày qua
Bằng tiếng hát thổn thức trong đêm dài
Chuyện tình sao lắm những u hoài
Lắng nghe những đêm dài
Từng đêm phiêu lãng ru hồn say
Hương xưa trên môi người yêu dấu
Bóng dáng thuở ấy nay còn đâu
Này gió mang tình ta
Người đi những đau thương bao ngày qua
Bằng tiếng hát thổn thức trong đêm dài
Chuyện tình sao lắm những u hoài
Trình bày: Nguyên Khang http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=cmiGLucLet
Dạ khúc – Franz Schubert – Thái Thanh (lời Việt Phạm Duy)
Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi.
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.
. . . . . . . . . .
Tình đời toả mát màu
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau.
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao
Có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu
Có chờ ta oán trách đâu
Có vì duyên kiếp không lâu.
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.
Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều
Vương vấn đời
(hừm……)
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời.
Dạ Khúc
Tác giả: Enrico Toselli
Lời Việt: Phạm Duy
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi !
Nhớ mãi cung đàn, năm tháng phai tàn, duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Đã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
quỳ dâng dưới nắng phai mờ bên gối ơ thờ ôi tiếng tơ tình mong chờ
Chiều êm êm đưa duyên về người
Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người hỡi, đến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên
Niềm mơ xưa là đó
Cho ta nâng niu lời ca
Chiều mờ không gian hờ hững khói thiên đàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
Nhạc chiều của chúng ta là câu ân ái muôn đời
Bóng đã xế rồi
Hãy nép trong lòng cõi đời
Tình yêu mãi mãi…
Trình bày: Thu Vàng http://www.art2all.net/chantran/chantran_nhac/thuvang/dakhuc/t1_serenata_t.mp3
Số lượt thíchSố lượt thích
Hi, anh Hoành
Bản “Dạ Khúc” do Hiền Thục hát là một sáng tác của nhạc sĩ Quốc Bảo, anh hiện sống & làm việc tại Tp.HCM.
Quốc Bảo là một nhạc sĩ khá nổi tiếng, không những thế, anh còn là một tay máy nghiệp dư tài hoa và cả…viết văn nữa.
Em sẽ viết bài giới thiệu nhạc sĩ Quốc Bảo và một số ca khúc rất tuyệt vời của anh ấy.
Gởi qua email cho anh Hoành nhé?
Số lượt thíchSố lượt thích
Sure, Can.
Anh mới update thông tin về Quốc Bảo trong phản hồi trước, công thêm vài bài Dạ Khúc nữa. Tổng cộng là bốn bản Dạ Khúc việt (thêm bài của Nguyễn văn Quỳ là 5) và hai bài serenade cổ điển của Schubert và Enrico Tosselli do Phạm Duy viết lời nhạc.
Số lượt thíchSố lượt thích